Báo cáo biện pháp Một số biện pháp chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong trường mầm non

Sinh thời Hồ Chủ Tịch đã dạy: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Thực hiện lời dạy của Bác, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến phát triển sự nghiệp giáo dục. Điểm nhấn mạnh về giáo dục trong Đại hội lần thứ XIII nêu Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo đã thể hiện nhận thức rõ về tầm quan trọng của phát triển cá nhân và xác định “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học”, giáo dục đào tạo là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Song, để sự nghiệp giáo dục hoàng thành được sứ mệnh lịch sử của mình thì cần có nhiều điều kiện như: Cơ chế chính sách, cơ sở vật chất... và đội ngũ giáo viên.

Nghị quyết hội nghị lần thứ II Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã nêu: “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục và được xã hội tôn vinh. Giáo viên phải có đủ đức, đủ tài; Do đó phải đào tạo giáo viên có chất lượng cao, thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên, bồi dưỡng chuẩn hóa, nâng cao phẩm chất và năng lực cho đội ngũ giáo viên”. Vấn đề đặt ra là: Muốn có được đội ngũ giáo viên vững vàng, gương mẫu về mọi mặt, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ đòi hỏi người quản lý phải luôn có kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ giáo viên nhằm giúp họ không ngừng nâng cao trình độ hiểu biết, năng lược chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm để đáp ứng kịp thời với những đổi mới toàn diện trong giáo dục mầm non, đồng thời tạo cơ hội để họ rèn luyện các năng lực cá nhân: Tự học, tự bồi dưỡng, tự rèn luyện nâng cao hiệu quả trong công tác giáo dục trẻ.

doc 20 trang Đình Bảo 21/08/2023 5501
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_chi_dao_chuyen_mon_nham_n.doc

Nội dung text: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong trường mầm non

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do – Hạnh phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO CHUYÊN MÔN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRONG TRƯỜNG MẦM NON Lĩnh vực: Quản lý Cấp học: Mầm non Tác giả: Phạm Thị Thảo Đơn vị công tác: Trường mầm non Đan Phượng Chức vụ: Phó hiệu trưởng NĂM HỌC: 2018-2019
  2. Một số BP chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng GD trong trường MN ngũ trường tôi về mặt nào đó vẫn còn một số mặt hạn chế cả về trình độ, năng lực , chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới của sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo, điều đó gây trở ngại rất lớn đến việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục trẻ trong nhà trường. 2. Lý do về mặt thực tiễn. Trong những năm qua, chất lượng giảng dạy của giáo viên trường đã có nhiểu đổi mới ngày càng sâu. 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn, 75% trên chuẩn, tuy nhiên số giáo viên trẻ mới về trường nhiều nên kinh nghiệm tổ chức các hoạt động giáo dục còn hạn chế. Trước tình hình đó, việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ trở thành một nhiệm vụ rất quan trọng trong trường năm học 2018-2019. Vai trò là một Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn của nhà trường, việc bồi dưỡng để nâng cao kiến thức cho giáo viên về chất lượng giảng dạy là vô cùng cần thiết. Vì vậy, trong những năm đổi mới công tác giáo dục, hướng lấy giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà, tôi đã lựa chọn đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong trường mầm non”. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Tìm ra những thuận lợ, khó khăn, mặt mạnh và tồn tại trong việc tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục cảu đội ngũ giáo viên để từ đó nhân lên các mặt mạnh và có biện pháp khắc phục những tồn tại, khó khăn nhằm nâng chất lượng giảng dạy trong nhà trường. Tạo điều kiện cho giáo viên phát huy tính chủ động sáng tạo trong công tác giảng dạy đạt kết quả, hướng tới giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, giáo viên phát triển chuyên môn đồng đều. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Hoạt động dạy học của đội ngũ giáo viên nhà trường IV. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT VÀ THỰC NGHIỆM Giáo viên mẫu giáo và trẻ mẫu giáo V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp lý luận. - Phương pháp quan sát dự giờ, khảo sát kết quả trên trẻ. - Phương pháp trao đổi với đồng nghiệp. - Phương pháp đánh giá: Đánh giá kết quả sau mỗi hoạt động triển khai. VI. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU 2/19
  3. Một số BP chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng GD trong trường MN Một số giáo viên chưa hiểu hình thức tổ chức giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Chính vì vậy, việc xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch giáo còn chưa rõ ràng, lựa chọn đề tài chưa phù hợp với độ tuổi và khả năng của trẻ. Kiến thức truyền thụ cho trẻ còn ôm đồm, đôi khi còn xa vời mông lung với trẻ. Giáo viên ngại với việc cho trẻ tham gia trải nghiệm, khám phá. Bên cạnh đó chưa định hình được hình thức cho trẻ chơi mà học, học bằng chơi. Tính sáng tạo trong thiết kế bài dạy chưa cao dẫn đến việc thực hiện đổi mới còn nhiều khó khăn. Phụ huynh chưa quan tâm đến quan điểm đổi mới trong giáo dục mầm non hiện nay, thái độ hợp tác giáo dục trẻ chưa rõ ràng, chưa đồng thuận với giáo viên. Tỷ lệ trẻ một số lớp còn đông dẫn đến khó khăn trong tổ chức các hoạt động cho trẻ trải nghiệm. 2. Khảo sát số liệu điều tra trước khi thực hiện Để có được kết quả cao trong công tác nghiên cứu đề tài, tôi đã tiến hành khảo sát một số nội dung khi đưa vào thực hiện như sau: STT Nội dung khảo sát Đầu năm Giáo viên có kỹ năng xây dựng mục 20/41 tiêu, ngân hàng, kế hoạch Giáo viên có kiến thức về đổi mới 18/41 1. Giáo viên trong các hoạt động giáo dục Giáo viên có kỹ năng tổ chức đổi 20/41 mới và sáng tạo trong hoạt động GD Trẻ tích cực, hứng thú tham gia HĐ 85% Trẻ thích khám phá và tham gia trải 75% 2. Trẻ nghiệm Trẻ có kỹ năng tham gia HĐ 70% Giáo viên có kỹ năng tạo môi trường 22/41 3. Môi trường GD lấy trẻ làm trung tâm Môi trường sáng tạo cho trẻ HĐ 75% 4/19
  4. Một số BP chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng GD trong trường MN - Giáo viên có con nhỏ hoặc trong thời kỳ thai nghén đi kèm với giáo viên chưa xây dựng gia đình hoặc đã có con lớn để tạo điều kiện hỗ trợ nhau trong cùng một quỹ thời làm việc ở trường; - Giáo viên nhiều tuổi kèm giáo viên ít tuổi để truyền thụ và học hỏi kinh nghiệm chăm sóc-giáo dục trẻ; - Giáo viên được bồi dưỡng dự thi sắp xếp cùng với các đồng chí nhanh nhẹn, khéo tay, chu đáo, nhiệt tình để hỗ trợ thi có hiệu quả, giáo viên nhà xa không có điều kiện đi đi, về về sắp chung lớp với các đồng chí nhà gần trường hoặc có con nhỏ để hỗ trợ nhau; - Phân công giáo viên hay tham gia các công tác phong trào ở cùng lớp với các giáo viên ít phải tham gia để đảm bảo chất lượng giáo dục ở nhóm lớp đồng thời vẫn hoàn thành nhiệm vụ mà cấp trên giao phó; - Phân công giáo viên có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin đều vào các khối; Trong quá trình phân công giáo viên, đôi lúc gặp phải trường hợp có những đồng chí giáo viên này không thích ở cùng với đồng chí kia, hoặc không thích dạy trẻ ở độ tuổi được phân công trong trường hợp đó, Ban giám hiệu chúng tôi sẽ gặp gỡ trao đổi riêng với đồng chí đó để tìm hiểu nguyên nhân. Nếu vì lý do chủ quan (khả năng chuyên môn, hoàn cảnh gia đình ) thì Ban giám hiệu có thể cân nhắc điều chỉnh lại cho phù hợp. Nếu vì lý do cá nhân không thích hợp thì có thể làm công tác tư tưởng thuyết phục hai phía hợp tác tốt với nhau để hoàn thành nhiệm vụ chung của nhà trường. Mặt khác, tranh thủ sự tác động giúp đỡ của các đồng chí giáo viên trong tổ, khối động viên đồng nghiệp yên tâm và cảm thấy thoải mái hơn khi đảm nhận trách nhiệm. Nhờ có cách phân công giáo viên hợp lý, hợp tình, kịp thời tìm hiểu và giải quyết các vướng mắc, kiến nghị cũng như đề xuất của giáo viên đã phát huy được khả năng của từng giáo viên, không khí làm việc trong nhà trường luôn thực sự thoải mái, không bị căng thẳng, chị em yên tâm công tác, chất lượng giáo dục nhờ đó cũng không ngừng được nâng cao. Biện pháp 2: Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên. Chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên có vai trò quyết định chất lượng giáo dục trẻ. Đặc biệt chương trình giáo dục trẻ mỗi năm được Phòng Giáo dục và Đào tạo bồi dưỡng đổi mới một lĩnh vực cho cán bộ giáo viên các nhà trường . Nhận thức được tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp cho đỗi ngũ giáo viên, ngay từ đầu năm học, tôi và các đồng chí trong Ban giám hiệu, ban chất lượng giáo dục của nhà trường. phân công nhiệm vụ cụ thể rõ ràng với hình thức bồi dưỡng lý thuyết và bồi dưỡng thực hành cụ thể như sau: 6/19
  5. Một số BP chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng GD trong trường MN Ảnh: Bồi dưỡng, sinh hoạt chuyên môn Qua buổi sinh hoạt, tôi đã mạnh dạn xây dựng các phiếu hỏi để kiểm tra kiến thức của giáo viên trong việc thực hiện quy chế giáo dục trẻ. Qua nội dung trả lời một phần nào tôi có thể đánh giá trình độ chuyên môn và năng lực của từng giáo viên để có kế hoạch bồi dưỡng tiếp theo. Lắng nghe ý kiến đóng góp của giáo viên, cùng với Ban giám hiệu, ban chất lượng nhà trường hội ý đưa ra giải quyết kịp thời những thắc mắc của giáo viên trong quá trình sinh hoạt. Qua các buổi dưỡng lý thuyết giúp giáo viên có kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng tổ chức quản lý lớp, kỹ năng giáo tiếp với học sinh, đồng nghiệp, đánh giá trẻ Đặc biệt giáo viên 1 phần nào hiểu được phương pháp dạy học tích cực giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. b. Bồi dưỡng qua các hoạt động kiến tập. Từ lý thuyết tiến đến thực hành là một việc còn rất khó đối với một số giáo viên. Hiểu được điều đó, tôi đã phối hợp cùng ban giám hiệu, ban chất lượng của nhà trường xây dựng các hoạt động chuyên đề dạy kiến tập về hoạt động khám phá và cho trẻ làm quen với toán. Việc xây dựng các tiết dạy mẫu có ý nghĩa rất lớn. Hàng năm vào mỗi đầu năm học tôi rà soát lại chất lượng chuyên môn trong toàn trường và thống nhất xem cần mở chuyên đề cho hoạt động học nào sau đó chúng tôi bàn bạc và phân công giáo viên cùng xây dựng tiết dạy. Không những chỉ chú ý đến lực lượng giáo viên nòng cốt của trường để xây dựng chuyên đề cho toàn trường học hỏi mà tôi còn rất quan tâm đến lực lượng giáo viên trẻ ít kinh nghiệm bằng cách động viên, giúp đỡ các đồng chí đó xây dựng các hoạt động dạy mẫu để cọ sát, được đúc rút kinh nghiệm. Từ đó, giáo viên sẽ tự tin và vững vàng hơn trong chuyên môn. Để kết quả thành công, tôi đã xây dựng hoạt động giáo viên chưa dạy bao giờ và giáo viên tham gia kiến tập là một giáo viên có năng lực sư phạm, biết truyền cảm hứng, truyền lửa cho giáo viên khác. Hoạt động kiến tập là rất cần 8/19
  6. Một số BP chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng GD trong trường MN Ảnh: Hoạt động kiến tập Bồi dưỡng qua hoạt động dự giờ, kiểm tra toàn diện giáo viên cũng là 1 nhiệm vụ quan trong của người quản lý. Ngoài việc tổ chức kiến tập, tôi đã tổ chức bồi dưỡng qua các hoạt động dự giờ chéo nhau. Với hình thức bồi dưỡng này giúp giáo viên tạo cơ hội học hỏi đồng nghiệp, rút kinh nghiệm của mình để có cố gắng trong kiến thức về đổi mới hình thức giáo dục trẻ. c. Bồi dưỡng qua hội thi. Không chỉ chú trọng vào công tác bồi dưỡng thường xuyên để không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường mà tôi còn bồi dưỡng đội ngũ giáo viên của mình thông qua các hội thi. Thông qua hội thi, hội giảng, giáo viên thực sự phát huy được khả năng, năng lực sư phạm, thể hiện được sự sáng tạo, sự độc đáo riêng mỗi cá nhân giáo viên. Chính vì vậy, qua hội thi cấp trường người quản lý biết được năng lực của giáo viên, từ đó có biện pháp bồi dưỡng trong các hội thi cấp huyện tiếp theo. Hàng năm nhà trường tổ chức hội giảng 2 đợt trong năm (20/11, hội thi giáo viên giỏi cấp trường) để giáo viên trau dồi kiến thức, phương pháp giảng dạy cũng là động lực cho giáo viên vươn lên trong công tác. Từ hộ thi cấp trường có thể giúp chúng tôi những nhà lãnh đạo, nhà quản lý phát hiện ra những nhân tố có khả năng sư phạm tốt. Từ đó bồi dưỡng, giúp đỡ đội ngũ giáo viên nhà trường tham gia dự thi cở cấp huyện đồng thời có cơ hội giao lưu, cọ sát, học hỏi giáo viên các trường bạn. Qua hội thi giáo viên giỏi cấp trường nhà trường đã lựa chọn 4 đồng chí tham gia giáo viên dạy giỏi chuyên đề cấp huyện. Kết quả 3 đồng chí đạt giải ban, 1 đồng chí đạt giải nhất dự thi cấp Thành phố. 10/19