Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 3 – 4 tuổi trong trường mầm non

Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lại của dân tộc. Việc bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ là trách nhiệm của nhà nước, của xã hội và của mỗi gia đình: “Trẻ em hôm nay,thế giới ngày mai”

Việc giáo dục trẻ ngay từ khi còn bé là vô cùng quan trọng vì giáo dục nhằm định hướng, hình thành, và phát triển một cách toàn diện nhân cách cho trẻ. Nói về tầm quan trọng của giáo dục, Bác Hồ từng khẳng định:“Không có giáo dục thì không nói gì đến kinh tế, văn hóa”. Sản phẩm của giáo dục là con người mà con người là mục tiêu, là động lực của sự phát triển đất nước. Mục tiêu, động lực của sự phát triển trong tương lai lại chính là thế hệ trẻ.

Vì thế, thế hệ trẻ luôn được quan tâm hàng đầu trong xã hội. Xã hội càng phát triển thì nó càng thúc đẩy quá trình giao lưu văn hoá. Khi đó, con người Việt Nam nói chung và thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước nói riêng càng cần có phẩm chất đạo đức và nhân cách vững vàng để “chống” lại các tác động bên ngoài như bị dụ dỗ, bị kích động, bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực, và lối sống ích kỷ; từ đó nhân cách cũng phát triển một cách lệch lạc. Xã hội hiện nay đã và đang làm thay đổi cuộc sống con người, nhưng cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp. Bên cạnh những tác động tích cực còn có những tác động tiêu cực gây hại cho con người, đặc biệt là trẻ em.   Nếu mỗi người dân trong đó có trẻ em không có những kiến thức cần thiết để lựa chọn những giá trị sống tích cực, không có những năng lực để ứng phó, để vượt qua những thách thức mà hành động theo cảm tính thì rất dễ gặp trở ngại và rủi ro.

docx 32 trang Đình Bảo 22/08/2023 6921
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 3 – 4 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_giao_duc_ki_nang_song_cho.docx
  • pdfSKKN_Ta_Ngoc_Yen_19-20_9d79cb8007(1).pdf

Nội dung text: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 3 – 4 tuổi trong trường mầm non

  1. UBND QUẬN HOÀN KIẾM TRƯỜNG MẪU GIÁO HOA HỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 3 – 4 tuổi trong trường mầm non Lĩnh vực/ môn: Giáo dục mẫu giáo. Cấp học : Mầm non Họ và tên: Tạ Ngọc Yến Chức vụ : Giáo viên Điện thoại: 0906 047347 Email: tangocyen1975@gmail.com Đơn vị công tác: Trường Mẫu giáo Hoa Hồng – Quận Hoàn Kiếm – Hà Nội Hoàn Kiếm, tháng 4 năm 2020. 1
  2. I.ĐẶT VẤN ĐỀ 1.Lý do chọn đề tài: Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lại của dân tộc. Việc bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ là trách nhiệm của nhà nước, của xã hội và của mỗi gia đình: “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” Việc giáo dục trẻ ngay từ khi còn bé là vô cùng quan trọng vì giáo dục nhằm định hướng, hình thành, và phát triển một cách toàn diện nhân cách cho trẻ. Nói về tầm quan trọng của giáo dục, Bác Hồ từng khẳng định:“Không có giáo dục thì không nói gì đến kinh tế, văn hóa”. Sản phẩm của giáo dục là con người mà con người là mục tiêu, là động lực của sự phát triển đất nước. Mục tiêu, động lực của sự phát triển trong tương lai lại chính là thế hệ trẻ. Vì thế, thế hệ trẻ luôn được quan tâm hàng đầu trong xã hội. Xã hội càng phát triển thì nó càng thúc đẩy quá trình giao lưu văn hoá. Khi đó, con người Việt Nam nói chung và thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước nói riêng càng cần có phẩm chất đạo đức và nhân cách vững vàng để “chống” lại các tác động bên ngoài như bị dụ dỗ, bị kích động, bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực, và lối sống ích kỷ; từ đó nhân cách cũng phát triển một cách lệch lạc. Xã hội hiện nay đã và đang làm thay đổi cuộc sống con người, nhưng cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp. Bên cạnh những tác động tích cực còn có những tác động tiêu cực gây hại cho con người, đặc biệt là trẻ em. Nếu mỗi người dân trong đó có trẻ em không có những kiến thức cần thiết để lựa chọn những giá trị sống tích cực, không có những năng lực để ứng phó, để vượt qua những thách thức mà hành động theo cảm tính thì rất dễ gặp trở ngại và rủi ro. Việc hình thành kỹ năng sống cho mọi người nói chung và trẻ em nói riêng đang trở thành nhiệm vụ quan trọng. Giáo dục kỹ năng sống phải được đo bằng sự vận dụng những kỹ năng đó trong cuộc sống của mỗi cá nhân, để sống tích cực, sống hạnh phúc và sống có ý nghĩa. Giáo dục kỹ năng sống 3
  3. Trẻ 3 -4 tuổi trong trường mầm non 4. Phạm vi nghiên cứu của SKKN: Đưa ra một số biện pháp nhằm giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 3 -4 tuổi trong trường mầm non 5
  4. ứng xử các tình huống trong cuộc sống, khơi gợi khả năng tư duy, sáng tạo của trẻ, đặt nền tảng cho trẻ trở thành người có trách nhiệm và có cuộc sống hài hòa trong tương lai. Trong cuộc sống hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực, luôn được đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với những khó khăn, thách thức, những áp lực tiêu cực. Thiếu kỹ năng sống, trẻ dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, lối sống ích kỉ, thực dụng, dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách. Đặc biệt, lứa tuổi mầm non, là giai đoạn nền tảng trong quá trình phát triển của mọi cá nhân. Ở độ tuổi này, trẻ cần được giáo dục kỹ năng sống ở cả gia đình và trường mầm non. Điều này giúp trẻ an toàn, khỏe mạnh, tự lực, tự tin, giàu sáng tạo, sẵn sàng đứng trước cuộc sống. Tuy nhiên, do đặc thù của lứa tuổi nên khả năng nhận thức của trẻ còn có nhiều hạn chế, trẻ dễ nhớ, dễ quên và hay hành động theo ý muốn. Vì vậy, dạy những kỹ năng sống cho trẻ chỉ là những bước đầu giúp trẻ có các kỹ năng như: Biết về bản thân mình, mạnh dạn tự tin, kỹ năng giao tiếp, tự phục vụ bản thân, biết hợp tác chơi với các bạn, kỹ năng thích nghi với môi trường, Để trẻ có được những kỹ năng ở lứa tuổi này, cô giáo cần nhẹ nhàng, linh hoạt, sáng tạo, lồng ghép các hoạt động để truyền thụ các kỹ năng cho trẻ. Ngoài ra cô giáo nên trang bị cho trẻ kiến thức; giúp trẻ có ý thức và niềm tin để thay đổi. Trẻ phải được thực hành để có kỹ năng. Trẻ cần được hướng dẫn, vận dụng kỹ năng vào các sinh hoạt thường ngày của trẻ. Điều quan trọng nhất là những kỹ năng này trở thành một thói quen tốt. 2. Thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ trong trường mầm non: 2.1 Đặc điểm tình hình: Trường có 9 lớp chia làm 2 điểm. Với tổng số cán bộ giáo viên, nhân viên gồm 24 người. Cả 2 điểm trường đều được Ban Giám hiệu quan tâm sửa chữa. Các lớp khang trang thoáng, mát, xanh, sạch đẹp. Xây dựng môi trường lớp học thân thiện, luôn lấy trẻ làm trung tâm. Các lớp tạo các góc 7
  5. 2.3 Khó khăn: Tuy nhiên, quá trình thực hiện đề tài cũng còn gặp một số khó khăn và còn bị chi phối bởi nhiều yếu tố: * Về phía trẻ: Ở tuổi mầm non, sự nhận thức của trẻ còn phiến diện, chưa đa dạng, chưa linh hoạt. Đa số trẻ lần đầu đến lớp nên chưa có nề nếp và còn khóc. * Về gia đình: Thực tế hiện nay, không ít cha mẹ bao bọc và thường làm hộ trẻ nhiều việc. * Về bản thân: Do đặc thù của giáo viên mầm non, thời gian làm việc trên lớp trong ngày và trong tuần nhiều, thời gian dành cho sưu tầm tài liệu, sáng tạo đồ dùng, còn hạn chế. Từ những thuận lợi và khó khăn trên tôi đã mạnh dạn đưa ra một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ như sau: 3. Các biện pháp đã tiến hành: 3.1. Biện pháp 1: Xây dựng hệ thống kỹ năng phù hợp độ tuổi và điều kiện địa phương để dạy trẻ. 3.1.1 : Mục đích, ý nghĩa của biện pháp: Kỹ năng sống là khả năng biết làm, biết thực hiện việc gì đó một cách tự giác, thành thạo trong mọi hoàn cảnh. Vì vậy, có người nói: Dạy trẻ kỹ năng sống như vậy có quá sớm không, trẻ có thực hiện được không? Theo tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Cúc chuyên gia tư vấn của ABS training cho biết "Kỹ năng sống không phải là những gì quá cao siêu, phức tạp. Việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em bao gồm những nội dung hết sức đơn giản, gần gũi với trẻ là những kiến thức tối thiểu để các em có thể tự lập”. Học kinh nghiệm sống với trẻ chẳng bao giờ là sớm, có hàng trăm kỹ năng sống cần thiết với trẻ. Tùy theo lứa tuổi và điều kiện sống của trẻ để chọn ra nội dung chương trình dưới nhiều hình thức khác nhau. Người giáo viên phải có nhiệm vụ quan trọng để lựa chọn, xác định được các kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi và điều kiện sinh hoạt của từng địa phương. 3.1.2 Nội dung của biện pháp; 9
  6. Thông qua các hoạt động trong ngày của trẻ như: Hoạt động đón trẻ, hoạt động học, hoạt động vui chơi, hoạt động chiều, hoạt động ngoại khóa, lễ hội . tôi thường dạy trẻ một số kỹ năng tự phục vụ như: Trẻ tự cất, lấy dép đúng nơi quy định, trẻ cất ba lô đúng nơi quy định, trẻ biết giao tiếp, mạnh dạn, tự tin, có kĩ năng ứng xử với nhau trong khi chơi, trò chuyện. 3.2.3: Cách chức tổ chức thực hiện biện pháp: Thông giờ đón trẻ tôi giáo dục trẻ kĩ năng tự cất ba lô, cất dép và quần áo của trẻ vào ngăn tủ. Trẻ biết tự phục vụ mà không cần nhờ đến sự giúp đỡ của người lớn. Khi trẻ cất dép trẻ biết được quy trình để tháo cởi và buộc dây ở giày dép đồng thời trẻ cũng biết được vị trí cất giày dép của mình cũng có ký hiệu Khi trẻ tự cất ba lô, trẻ biết được quy trình để cất ba lô, biết đó là ngăn tủ để đựng đồ dùng cá nhân của mình hàng ngày. Tại đó, có dán tên và ký hiệu để trẻ dễ nhớ và nhận ra tủ của mình. Khi đón, trả trẻ tôi cũng dạy trẻ một số kỹ năng giao tiếp lễ phép: Khoanh tay chào cô giáo, bố mẹ hay người đưa đón. Nếu như trước kia việc rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ chỉ là những câu nói chung chung thì hiện nay được thay thế bằng những hình ảnh cụ thể mang tính thẩm mỹ và giáo dục cao. Mà cụ thể là những đoạn video, những hình ảnh có hành vi đúng sai các đoạn clip hướng dẫn thực hiện các kỹ năng. Trẻ rất hứng thú và đặc biệt trẻ đã được học những điều gần gũi với cuộc sống một cách nhanh nhất. Giáo dục thói quen tốt, những kỹ năng cần thiết, định hướng hình thành nhân cách cho trẻ mọi nơi, mọi lúc trong thời gian trẻ ở trên lớp. Tuy nhiên để trẻ có thể thực hiện được những kỹ năng thì cần có sự hướng dẫn của cô giáo. Vì thế tôi đã xây dựng kế hoạch dành riêng 1 buổi chiều trong tuần, rèn kỹ năng sống và kỹ năng tự phục vụ cho trẻ vào. Ngoài việc dạy và rèn kỹ năng trong hoạt động buổi chiều tôi còn dạy rèn kỹ năng thông qua các hoạt động học trên lớp. Ví dụ 1: Với giờ thể dục khi trẻ học “ chuyền bóng theo hàng dọc”. 11
  7. xúc cơm vãi, chưa biết nhặt đồ ăn vãi vào khay, trước khi ăn còn chưa tự giác vệ sinh chân tay sach sẽ, chưa biết lau miệng sau khi ăn, chưa biết cất bát thìa của mình, ăn xong cũng chưa ý thức được việc vệ sinh răng miệng Để tạo ra thói quen tốt trong ăn uống tôi đã sưu tầm những đoạn video về những thói quen xấu khi ăn cho trẻ xem, để trẻ tự thấy được đó là những thói quen cần phải thay đổi. Cho trẻ xem những đoạn video nói lên tầm quan trọng, và cần thiết của việc thực hiện các thói quen vệ sinh Sau khi xem những đoạn video đó xong để có thể thiết lập cho trẻ có những thói quen này, ban đầu tôi trực tiếp giám sát trẻ để trẻ thực hiện đúng cách như khi rửa tay thì phải như thế nào, xúc miệng ra sao sau đó tôi chia trẻ về thành từng nhóm để tổ chức cho trẻ ôn luyện kỹ năng vệ sinh cá nhân. Tôi cũng đặc biệt quan tâm đến giờ ngủ của trẻ. Trước khi ngủ tôi cho trẻ cởi những chiếc áo khoác, gấp áo và lấy gối chuẩn bị chỗ ngủ. Thông qua giờ ngủ tôi dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ như cởi áo gấp áo, lấy cất gối, sắp xếp quần áo gọn gàng. 3.3 Biện pháp 3. Hoạt động tập thể: 3.3.1 :Mục đích, ý nghĩa của biện pháp; Giáo dục cho trẻ tính tự tin, đoàn kết, kĩ năng giao tiếp và kĩ năng sống ngoài xã hội thông qua các hoạt động lễ hội, hoạt động giao lưu, hoạt động ngoại khóa nhằm phát huy kĩ năng sống cho trẻ. 3.3.2 : Nội dung của biện pháp: Hoạt động tập thể trong trường mầm non được chia làm hai mảng: tổ chức ngày lễ ngày hội và hoạt động ngoại khóa, hoạt động giao lưu 3.3.3 : Cách thức tổ chức thực hiện biện pháp: Tổ chức ngày lễ ngày hội trong trường mầm non là một hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục trẻ. Tổ chức ngày hội ngày lễ nhằm mục đích phát triển trí tuệ, thể chất và chính là nội dung của việc giáo dục thẩm mỹ. Qua việc chuẩn bị ngày hội ngày lễ như luyện tập văn nghệ cho trẻ giúp 13