Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp sử dụng nguyên vật liệu tự nhiên trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động vô cùng hấp dẫn đối với trẻ mẫu giáo. Nó giúp trẻ tìm hiểu thêm và khám phá một cách sinh động những gì mà trẻ nhìn thấy trong thế giới xung quanh. Mỗi trẻ em đều có tâm hồn nhạy cảm với thế giới xung quanh – nơi chứa đựng bao điều mới lạ, hấp dẫn. Trẻ đễ bị lôi cuốn bởi những cảnh vật có nhiều màu sắc hay một bức tranh sống động. Với đặc điểm như vậy nên năng khiếu của trẻ được nảy sinh từ thuở ấu thơ. Vì vậy, hoạt động tạo hình là bộ môn không thể thiếu được trong bất kỳ một trường mầm non nào.

Hoạt động tạo hình giúp cho trẻ phát triển và tìm hiểu các đối tượng được miêu tả để có được sự hiểu biết và hình dung về các đối tượng nhằm phát triển ở trẻ khả năng hoạt động trí tuệ. Là một hoạt động nghệ thuật nhằm phát triển khả năng thẩm mỹ cho trẻ. Đó là kĩ năng quan sát, trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo của trẻ, giúp trẻ thể hiện được tình cảm, cảm xúc của mình về vẻ đẹp trong thế giới xung quanh, đóng vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị những kĩ năng, kĩ xảo để trẻ thực hiện tốt các hoạt động khác. Bởi vì thông qua hoạt động tạo hình, trẻ rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay, rèn thói quen làm việc có mục đích. Hơn nữa còn giúp trẻ hình thành lòng yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống và yêu nghệ thuật.

Hoạt động tạo hình còn là phương tiện để trẻ thể hiện những ấn tượng, hiểu biết và ý muốn của mình về thế giới xung quanh. Kết quả của hoạt động tạo hình phụ thuộc vào kiến thức, kinh nghiệm mà trẻ tích lũy được trong nhiều hoạt động khác nhau. Việc tham gia vào các hoạt động sẽ tạo nguồn cảm hứng làm nảy sinh những ý tưởng sáng tạo của trẻ. 

Vậy làm thế nào để phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ trong hoạt động tạo hình? Theo tôi, môi trường hoạt động thuận lợi, phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình của giáo viên và quá trình thực hiện kĩ năng tạo hình của trẻ có ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng sáng tạo của trẻ trong hoạt động tạo hình. Tuy nhiên hoạt động tạo hình không thể thực hiện được nếu không có nguyên vật liệu tạo hình. Để hoạt động tạo hình có hiệu quả thì việc lựa chọn và sử dụng hợp lý nguyên vật liệu tạo hình là rất quan trọng. Nguyên vật liệu càng phong phú bao nhiêu thì khả năng sáng tạo của trẻ càng được phát huy bấy nhiêu. Xuất phát từ lí do này, tôi đã tìm tòi và sưu tầm các nguyên vật liệu đặc biệt là những nguyên vật liệu hết sức gần gũi với trẻ nhằm khuyến khích tính chủ động và khả năng sáng tạo của trẻ trong hoạt động tạo hình cho trẻ lớp tôi.

doc 29 trang Đình Bảo 22/08/2023 11963
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp sử dụng nguyên vật liệu tự nhiên trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_su_dung_nguyen_vat_lieu_tu_n.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp sử dụng nguyên vật liệu tự nhiên trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

  1. UBND QUẬN HOÀN KIẾM TRƯỜNG MẦM NON 1-6 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Biện pháp sử dụng nguyên vật liệu tự nhiên trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi Lĩnh vực: Giáo dục mẫu giáo Cấp học: Mầm non Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Trang Chức vụ: Giáo viên ĐT: 0963241993 Email: Trangbrighthihi@gmail.com Đơn vị công tác: Trường Mầm non 1-6 Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội Hoàn Kiếm, tháng 4 năm 2018
  2. SKKN: “Biện pháp sử dụng nguyên vật liệu tự nhiên trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo Lớn 5-6 tuổi” I. ĐẶT VẤN ĐỀ Hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động vô cùng hấp dẫn đối với trẻ mẫu giáo. Nó giúp trẻ tìm hiểu thêm và khám phá một cách sinh động những gì mà trẻ nhìn thấy trong thế giới xung quanh. Mỗi trẻ em đều có tâm hồn nhạy cảm với thế giới xung quanh – nơi chứa đựng bao điều mới lạ, hấp dẫn. Trẻ đễ bị lôi cuốn bởi những cảnh vật có nhiều màu sắc hay một bức tranh sống động. Với đặc điểm như vậy nên năng khiếu của trẻ được nảy sinh từ thuở ấu thơ. Vì vậy, hoạt động tạo hình là bộ môn không thể thiếu được trong bất kỳ một trường mầm non nào. Hoạt động tạo hình giúp cho trẻ phát triển và tìm hiểu các đối tượng được miêu tả để có được sự hiểu biết và hình dung về các đối tượng nhằm phát triển ở trẻ khả năng hoạt động trí tuệ. Là một hoạt động nghệ thuật nhằm phát triển khả năng thẩm mỹ cho trẻ. Đó là kĩ năng quan sát, trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo của trẻ, giúp trẻ thể hiện được tình cảm, cảm xúc của mình về vẻ đẹp trong thế giới xung quanh, đóng vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị những kĩ năng, kĩ xảo để trẻ thực hiện tốt các hoạt động khác. Bởi vì thông qua hoạt động tạo hình, trẻ rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay, rèn thói quen làm việc có mục đích. Hơn nữa còn giúp trẻ hình thành lòng yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống và yêu nghệ thuật. Hoạt động tạo hình còn là phương tiện để trẻ thể hiện những ấn tượng, hiểu biết và ý muốn của mình về thế giới xung quanh. Kết quả của hoạt động tạo hình phụ thuộc vào kiến thức, kinh nghiệm mà trẻ tích lũy được trong nhiều hoạt động khác nhau. Việc tham gia vào các hoạt động sẽ tạo nguồn cảm hứng làm nảy sinh những ý tưởng sáng tạo của trẻ. Vậy làm thế nào để phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ trong hoạt động tạo hình? Theo tôi, môi trường hoạt động thuận lợi, phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình của giáo viên và quá trình thực hiện kĩ năng tạo hình của trẻ có ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng sáng tạo của trẻ trong hoạt động tạo hình. Tuy nhiên hoạt động tạo hình không thể thực hiện được nếu không có nguyên vật liệu tạo hình. Để hoạt động tạo hình có hiệu quả thì việc lựa chọn và sử dụng hợp lý nguyên vật liệu tạo hình là rất quan trọng. Nguyên vật liệu càng phong phú bao nhiêu thì khả năng sáng tạo của trẻ càng được phát huy bấy nhiêu. Xuất phát từ lí do này, tôi đã tìm tòi và sưu tầm các nguyên vật liệu đặc biệt là những nguyên vật liệu hết sức gần gũi với trẻ nhằm khuyến khích tính chủ động và khả năng sáng tạo của trẻ trong hoạt động tạo hình cho trẻ lớp tôi. Chính vì thế tôi đã chọn đề tài : “ Biện pháp sử dụng nguyên vật liệu tự nhiên trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi ” II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Những vấn đề lý luận a. Cơ sở lí luận 2/28
  3. SKKN: “Biện pháp sử dụng nguyên vật liệu tự nhiên trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo Lớn 5-6 tuổi” - Được các cấp lãnh đạo quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, tạo điều kiện đi học các lớp học bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và kiến tập không gian sáng tạo cho giáo viên nhằm nâng cao trình độ, nghiệp vụ, chuyên môn, trong đó có lồng ghép nội dung giáo dục phát triển thẩm mĩ với những cách sử dụng đa dạng, sáng tạo và có hiệu quả các nguyên vật liệu tự nhiên có. - Được sự giúp đỡ của đồng nghiệp cũng như hội cha mẹ học sinh quan tâm, ủng hộ nhiệt tình trong mọi hoạt động của trường lớp. Phụ huynh nhiệt tình hỗ trợ, phối hợp với cô giáo trong việc chuẩn bị nguyên vật liệu, học liệu đa dạng, phong phú phục vụ cho các hoạt động vui chơi, học tập của trẻ. Kết hợp cùng cô giáo để tạo môi trường học tập và sinh hoạt tốt nhất cho trẻ. - Đa số trẻ trong lớp tôi đều có kĩ năng tạo hình rất tốt. Nhiều trẻ có trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo phong phú. - Tôi luôn gần gũi với trẻ, vì thế tôi nắm bắt được đặc điểm riêng, tâm sinh lý, thói quen của từng trẻ trong lớp. Do đó, tôi đảm bảo được mục tiêu giáo dục và dễ dàng giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng một cách phù hợp nhất với lứa tuổi, tính cách, khả năng của trẻ. - Thông qua các cuộc họp, sinh hoạt chuyên môn đưa các nội dung để phát triển thẫm mĩ cho trẻ qua việc sử dụng tối đa và có hiệu quả các nguyên vật liệu sẵn có ( như: vỏ hộp giấy, báo, đĩa giấy, chai nhựa .) triển khai tới giáo viên để giáo viên cùng nhau học hỏi kinh nghiệm. Từ đó giáo viên sẽ tìm ra được các phương pháp sáng tạo giúp trẻ có khả năng tạo hình tốt nhất. Nhờ vậy mà các sản phẩm tạo hình của trẻ sẽ phong phú về màu sắc, đa dạng về chất liệu, và khơi gợi tính thẩm mĩ trong tâm hồn trẻ. - Môi trường sư phạm đẹp, đồ dùng, đồ chơi trong lớp được làm bằng chính những nguyên vật liệu phong phú, sẵn có. b, Khó khăn: -Một số trẻ trong lớp kỹ năng còn chưa thuần thục. Một số trẻ còn nhút nhát không tích cực hoạt động. - Ngôn ngữ của một số trẻ còn hạn chế, chưa diễn tả được ý hiểu của mình đối với người khác. - Một số phụ huynh còn chưa quan tâm đến tình hình học tập của con - Cha mẹ học sinh đa số đều làm nghề nghiệp khác nhau, thời gian, kiến thức, việc dạy và rèn trẻ, việc quan tâm chăm sóc giáo dục trẻ còn hạn chế nhiều. 3. Các biện pháp đã tiến hành 3.1 . Biện pháp 1: Sưu tầm nguyên vật liệu. Để thực hiện hoạt động tạo hình đạt hiệu quả, tôi tiến hành sưu tầm và tích trữ thành kho nguyên vật liệu. Trong cuộc sống hiện nay, các phế liệu trong sinh hoạt gia đình vô cùng phong phú như: lốp xe cũ, nh, các hộp bánh kẹo, túi nilong, lon đồ hộp, báo cũ, thìa sữa chua, len vụn Và những vật liệu khác như: các loại hạt ngũ cốc, rau củ quả tươi và khô, lá cây, cành cây khô, những mảnh gỗ, cục gỗ, các loại vỏ trai, sò, hến 4/28
  4. SKKN: “Biện pháp sử dụng nguyên vật liệu tự nhiên trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo Lớn 5-6 tuổi” Hình ảnh: Sưu tầm các nguyên vật liệu tự nhiên. 6/28
  5. SKKN: “Biện pháp sử dụng nguyên vật liệu tự nhiên trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo Lớn 5-6 tuổi” 8/28
  6. SKKN: “Biện pháp sử dụng nguyên vật liệu tự nhiên trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo Lớn 5-6 tuổi” 10/28
  7. SKKN: “Biện pháp sử dụng nguyên vật liệu tự nhiên trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo Lớn 5-6 tuổi” Song song với việc cho trẻ tiếp xúc với nguyên vật liệu, tôi tạo môi trường nghệ thuật xung quanh trẻ như: bày đồ chơi đẹp, sắp xếp đồ dùng một cách hợp lí và đẹp mắt, bố trí phòng học ngộ nghĩnh, đáng yêu. Môi trường nghệ thuật, lấy trẻ làm trung tâm sẽ tạo cho trẻ cảm giác hứng thú và muốn được hoạt động. Đồng thời tôi cho trẻ quan sát, nhận xét các tác phẩm nghệ thuật của các họa sĩ, các sản phẩm sưu tầm hoặc chính các sản phẩm của cô để trẻ thấy được giá trị của các nguyên vật liệu đó. Tôi sẽ phân tích cách thể hiện của tác phẩm giúp trẻ tưởng tượng từ đó kích thích sự sáng tạo ở trẻ trong những sản phẩm của trẻ sau này. Tôi nhận thấy rằng sau khi trẻ được tiếp xúc với các nguyên vật liệu gần gũi, quen thuộc và được khám phá về chúng khiến trẻ càng hứng thú với hoạt động tạo hình hơn. 12/28
  8. SKKN: “Biện pháp sử dụng nguyên vật liệu tự nhiên trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo Lớn 5-6 tuổi” 3.3. Biện pháp 3: Tổ chức các hoạt động tạo hình với các nguyên vật liệu tự nhiên. 1. Tổ chức hoạt động chung Hiện nay trong các tiết học tạo hình của trẻ, giáo viên vẫn chủ yếu sử dụng giấy màu, sáp màu, hồ dán làm nguyên vật liệu. Nhận thấy những nguyên vật liệu truyền thống này chưa phát huy tối đa khả năng sáng tạo của trẻ nên tôi mạnh dạn sử dụng những nguyên vật liệu phong phú sưu tầm được để cho trẻ hoạt động. Kết quả là trẻ rất say mê và hứng thú. Chẳng hạn ở một số tiết học như sau: * Trang trí váy áo thời trang - Trong tiết học tạo hình “trang trí váy áo thời trang” tôi đã chuẩn bị rất nhiều váy, áo bằng giấy, bằng dạ, bằng vải, chuẩn bị rất nhiều lá cây khô, cuống rau cải, đậu bắp, quất, cánh hoa hồng, lõi giấy, bìa cứng, thìa sữa chua, keo sữa, kim sa, nhũ óng ánh, bóng tenis, màu nước - Cách thực hiện: + Cho trẻ xem clip các bạn biểu diễn thời trang. + Với chủ đề :”Sắc màu rực rỡ” trẻ nhận biết được chất liệu, kiểu dáng, đặc điểm nổi bật của những bộ váy áo đã được trang trí và những bộ váy áo chưa được trang trí. + Trẻ nói được ý thích, ý tưởng sáng tạo chiếc váy, áo thời trang mình sẽ trang trí. + Trẻ về nhóm thực hiện trang trí váy, áo theo ý thích. Cô giáo bao quát, hướng dẫn và gợi mở cho trẻ để sản phẩm của trẻ đẹp và phong phú hơn. + Trẻ treo và giới thiệu sản phẩm thời trang của nhóm mình + Trẻ mặc những bộ đồ thời trang mà nhóm mình sáng tạo lên sân khấu lớp biểu diễn. 14/28
  9. SKKN: “Biện pháp sử dụng nguyên vật liệu tự nhiên trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo Lớn 5-6 tuổi” Hình ảnh: Trẻ trang trí váy áo thời trang bằng các chất liệu tự nhiên 16/28
  10. SKKN: “Biện pháp sử dụng nguyên vật liệu tự nhiên trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo Lớn 5-6 tuổi” - Trong tiết học “Làm cây thông Noel”, tôi đã chuẩn bị rất nhiều cành cây khô, bông gòn, len vụn, bìa cứng, giấy nhũ, kim sa, kim tuyến, bông tăm, kẹp gỗ, miếng bọt rửa bát, giấy màu, màu nước + Cô cho trẻ ngắm nhìn cây thông Noel ở lớp và xem clip về rất nhiều cây thông Noel trên thế giới + Trẻ nói được ý thích, ý tưởng làm và trang trí cây thông ( làm cây thông bằng những cành cây khô, làm cây thông bằng bìa cứng, tô màu nước, dán nhũ trang trí cây thông, trang trí cây thông bằng cách sử dụng giấy vụn, len màu, bông, nhũ ) + Trẻ về nhóm làm cây thông Noel. + Trẻ mang cây thông lên trưng bày và giới thiệu về cây thông của nhóm mình. 18/28
  11. SKKN: “Biện pháp sử dụng nguyên vật liệu tự nhiên trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo Lớn 5-6 tuổi” - Trong tiết học tạo hình “ Làm tranh con vật bé thích” tôi đã chuẩn bị râu ngô, cành cây, lá khô, nhũ, kim sa, thìa sữa chua, đĩa giấy, sỏi, giấy báo cũ, giấy vụn, hộp sữa chua, bông tăm, màu nước + Cô cho trẻ xem tranh các con vật làm bằng các vật liệu khác nhau + Cô cho trẻ nhận biết được chất liệu, cách làm các con vật đó. + Trẻ nói được ý tưởng, ý thích tạo ra các con vật bé thích. + Trẻ về nhóm thực hiện theo ý thích. Cô giáo bao quát, gợi mở, hướng dẫn cho trẻ để sản phẩm của trẻ phong phú hơn, đẹp hơn. + Trẻ lên treo và giới thiệu sản phẩm của mình 20/28