Báo cáo biện pháp Sử dụng phương pháp dạy học tích cực vào hoạt động khám phá cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
Hoạt động khám phá (HÐKP) là tìm tòi, phát hiện những điều mới ẩn chứa bên trong sự vật, hiện tượng đối với trẻ. Chúng ta dạy trẻ phát hiện và tìm ra điều mới, điều bí ẩn đó. Tổ chức HÐKP phù hợp sẽ giúp trẻ tìm ra cái mới, tiếp cận với những tri thức tiền khoa học, tích cực hoạt động nhận thức. Ðặc biệt là hình thành thái độ nhận thức và kĩ năng nhận thức cho trẻ đó là một nhiệm vụ của giáo dục mầm non (GDMN) nhằm hình thành nền tảng cho việc học tập của trẻ trong tương lai. Sự phát triển của trẻ về trí tuệ và sự gia tăng về khối lượng tri thức, sự phong phú đa dạng của các nhu cầu trong việc nuôi dạy và chăm sóc trẻ.
Ðặc biệt nhu cầu nhận thức và phản ánh thế giới xung quanh của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi rất lớn. Trẻ luôn muốn biết mọi thứ và thường đặt ra các câu hỏi để tìm hiểu các sự vật, hiện tượng xung quanh. Tổ chức hoạt động khám phá trong trường mầm non nhằm phát triển nhận thức của trẻ đã trở thành một nội dung quan trọng trong chương trình giáo dục mầm non của nhiều nước tiên tiến trên thế giới.
Ðồng thời qua tìm hiểu về phương pháp dạy học tôi thấy, phương pháp dạy học tích cực (PPDHTC) là dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Dạy học là quá trình trao đổi kiến thức giữa cô và trẻ. Nếu cô chỉ thuyết trình, có gì nói nấy thì những gì cô giảng chỉ là kiến thức một chiều. Có thể trẻ đã biết những kiến thức ấy. Như vậy, khi sử dụng PPDHTC giáo viên sẽ đúc rút được nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tế. Mối quan hệ cô và trẻ sẽ trở nên gần gũi, tốt đẹp qua việc giải quyết các tình huống liên quan đến nội dung bài học và cuộc sống xung quanh.
File đính kèm:
- bao_cao_bien_phap_su_dung_phuong_phap_day_hoc_tich_cuc_vao_h.docx
Nội dung text: Báo cáo biện pháp Sử dụng phương pháp dạy học tích cực vào hoạt động khám phá cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
- Mã SKKN: . SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC VÀO HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI TRONG TRƯỜNG MẦM NON” Lĩnh vực: Giáo dục mẫu giáo Cấp học: Mầm non Năm học 2015 - 2016 1/29
- DANH MỤC VIẾT TẮT - SKKN - Sáng kiến kinh nghiệm - BGH - Ban giám hiệu - MN - Mầm non - PPDH - Phương pháp dạy học - CNTT - Công nghệ thông tin - GDMN - Giáo dục mầm non - HÐKP - Hoạt động khám phá - GV - Giáo viên - HÐNT - Hoạt động ngoài trời - GQVÐ - Giải quyết vấn đề - SGK - Sách giáo khoa - HS - Học sinh 3/29
- thống, giáo viên giảng bài truyền thụ đến học sinh, học sinh tiếp thu thụ động kiến thức ấy. Cứ như thế thành một chu kì khép kín. Phương pháp dạy học này có những ưu điểm riêng không thể phủ nhận được. Tuy nhiên trong môi trường giáo dục ngày nay phương pháp truyền thống ấy cũng bộc lộ không ít nhược điểm như: Học sinh thụ động, chỉ biết tiếp nhận một chiều chứ không tự nghiên cứu, tìm hiểu. Như thế, hậu quả khó tránh khỏi là học sinh dần dần mất đi năng lực tư duy mà chỉ chấp nhận và sao chép lại cảm thụ của giáo viên; Giáo viên chỉ thuyết giảng, thỉnh thoảng lại đặt vào câu hỏi chiếu lệ sẽ không thể nắm bắt được hiệu quả tiếp thu cũng như quan điểm, thái độ của học sinh. Học mang tính chủ quan của giáo viên không có sự phản hồi từ học sinh sẽ dễ trở thành khiên cưỡng áp đặt, vì không có sự tương tác qua lại giữa cô và trẻ nên dần trở nên buồn tẻ, nặng nề không hứng thú. do vậy hiệu quả của việc dạy và học chưa cao. Mặt khác vào những năm gần đây, Bộ Giáo dục và Ðào tạo đã yêu cầu các cơ sở giáo dục và đào tạo chuyển đổi theo hướng giảng dạy tích cực, lấy người học làm trung tâm. Ðây là một phương pháp giảng dạy mới làm người học có khả năng tự học và giúp thời gian trên lớp được sử dụng có hiệu quả hơn. Trước thực trạng đó tôi thấy đổi mới phương pháp dạy học là việc làm cấp thiết, có ý nghĩa quan trọng trong công tác giáo dục trẻ nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ và tạo ra môi trường học tập tốt nhất. Vậy tôi đã nghiên cứu kinh nghiệm “Sử dụng phương pháp dạy học tích cực vào hoạt động khám phá cho trẻ 5 – 6 tuổi trong trường mầm non”. 2. Mục đích viết sáng kiến: Cải tiến phương pháp dạy và học trong trường mầm non thông qua kinh nghiệm “Sử dụng phương pháp dạy học tích cực vào hoạt động khám phá cho trẻ 5 – 6 tuổi trong trường mầm non” 3. Ðối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu: * Ðối tượng nghiên cứu là: 36 trẻ 5 tuổi của lớp A2 * Phạm vi nghiên cứu: Năm học 2015 - 2016 * Áp dụng cho giáo viên mầm non khi cho trẻ hoạt động khám phá 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp dạy học nhóm. - Phương pháp trò chơi. - Thực hành, trải nghiệm. - Phương pháp đàm thoại. - Phương pháp kích não (động não) - Phương pháp giải quyết vấn đề. - Phương pháp tích hợp. 5/29
- BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN SỐ LIỆU KHẢO SÁT TRẺ ĐẦU NĂM 25 20 15 10 5 0 Hứng Ngôn Quan Phân So sánh Suy luận Thử Thảo thú ngữ sát loại nghiệm luận II: Biện Pháp giải quyết vấn đề nghiên cứu. Theo lời dạy của Bác “Ý thức làm chủ không phải chỉ tỏ rõ ở tinh thần hăng hái lao động, mà còn phải tỏ rõ ở tinh thần say mê học tập để không ngừng nâng cao năng lực làm chủ của mình”. Hiểu lời Bác nói bản thân tôi luôn luôn tự tìm hiểu và nghiên cứu về chuyên môn để tìm ra những nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức HÐKP có nhiều sáng tạo nhằm đạt được kết quả cao trong giờ học của cô và trẻ. - Về cách lựa chọn nội dung giáo dục: Nội dung giáo dục phải đảm bảo tính đồng tâm, phù hợp độ tuổi, đảm bảo từ dễ đến khó. Nội dung từ nhiều nguồn khác nhau: SGK, GV, các tài liệu khoa học phù hợp, thí nghiệm, bảng tàng, thực tế : Vốn hiểu biết, kinh nghiệm và nhu cầu của HS. Tình huống thực tế, bối cảnh và môi trường địa phương, những vấn đề học sinh quan tâm. - Hình thức tổ chức: Cơ động, linh hoạt, học ở lớp, ở phòng thí nghiệm, ở hiện trường, trong thực tế , học cá nhân, học đôi bạn, học theo cả nhóm, cả lớp đối diện với giáo viên. - Cách xác định mục đích, yêu cầu: cần xác định rõ ràng về kiến thức, kỹ năng, thái độ sao cho phù hợp trọng tâm bài và nhận thức của trẻ. - Ðiều kiện áp dụng phương pháp dạy học tích cực: Ðó là giáo viên, học sinh, Các đồ dùng phương tiện sử dụng trong HÐKP, tài liêu, - Việc nhận xét, đánh giá trẻ cũng là vần đề quan trọng, đánh giá để giúp trẻ có hướng phát triển tích cực chính vì thế việc đánh giá không nên dùng các từ mang tính chất qua loa, không có nghĩa như: “Hôm nay các con học đều 7/29
- muốn tìm tòi khám phá, muốn được trải nghiệm về phương pháp học nhóm này vì thế tuy thấy khó khăn nhưng cũng không làm tôi lùi suy nghĩ và nghiên cứu. Kết quả cho thấy với phương pháp tổ chức học nhóm trẻ hứng thú học hơn, đoàn kết và biết chia sẻ với nhau trong học tập, mỗi trẻ đưa ra một ý kiến giúp trẻ có vốn kiến thức phong phú hơn, trẻ tự thảo luận lại thêm nhớ lâu hơn. Dưới đây là một số ví dụ tôi đã thực hiện tổ chức học nhóm cho trẻ trong tiết. Ví dụ 1: Trong chủ đề thực vật đề tài khám phá 1 số loại quả “quả Thanh Long, quả Măng Cụt - Tôi chia lớp thành 4 nhóm (4 tổ). Mỗi nhóm nhận 1 quả, trong đó có 2 nhóm trùng quả, các nhóm mang quả về cùng quan sát và nhận xét về quả đó. - Các nhóm ngồi thành 4 vòng tròn và thảo luận Trẻ quan sát thảo luận nhóm quả thanh Long nhóm trong thời gian 5 phút (Trẻ về quan sát, sờ, ngửi, nếm ) - Sau thời gian làm việc nhóm, cô mời các nhóm báo cáo kết quả. Cô là người tổng hợp vảo bảng kết quả cô đã chuẩn bị, sau đó cô chốt kiến thức. Khám phá bên trong của Thanh Long 9/29
- Ví dụ 2: Hay ở chủ đề nước và các hiện tượng tự nhiên với đề tài “sự kỳ diệu của nước“ tôi cho trẻ trải nghiệm với nước bằng các thí nghiệm khác nhau - Tôi chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm làm một thí nghiệm khác nhau: nhóm 1 pha nước cam, Thí nghiệm pha nước cam nhóm 2 pha muối, nhóm 3 pha đường. Sau 1 thời gian các nhóm đưa ra nhận xét về cốc nước của nhóm mình (báo cáo kết quả thí nghiệm của mình), cô tổng hợp nhận xét các ý kiến đó qua bảng tổng hợp và hỏi trẻ vì sao các nhóm lại có kết quả không giống nhau? Tại sao nước lại thay đổi như vậy và chốt về nước: “Nước là một loại chất lỏng không màu, không mùi và không vị tuy nhiên trong thực tế chúng ta thấy nước có vị chua, ngọt, mặn hay có mùi và có nhiều màu sắc khác nhau đó là do nước bị tác động của con người làm thay đổi (Biến dạng) tính chất của nước” BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ CÁC NHÓM Tổ 1 Tổ 2 Tổ 3 Pha nước cam Pha nước muối Pha đường màu cam ngọt, chua mặn ngọt thơm 11/29
- Thông thường thì phương pháp tổ chức trò chơi thường được tiến hành theo quy trình sau: GV phổ biến tên trò chơi, nội dung và luật chơi -> Chơi thử (Nếu cần thiết) -> Trẻ tiến hành chơi -> Đánh giá sau trò chơi -> Thảo luận về ý nghĩa giáo dục của trò chơi. Ví dụ : Trò chơi 1: Khoanh tròn quả không cùng loại (Chơi theo nhóm hoặc cá nhân mỗi trẻ một phiếu bài tập) + Mục đích: Rèn luyện óc quan sát, sự nhanh nhạy của trẻ, Phát triển khả năng khái quát đơn giản và ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. + Chuẩn bị: Tranh vẽ một số loại rau (Qủa, hoa) + Cách chơi: Cô cho mỗi trẻ một phiếu bài tập dùng bút khoanh tròn vào đối tượng không cùng loại với các đối tượng kia hoặc cả nhóm một tranh khổ lớn mỗi nhóm 1 tranh trẻ cùng thảo luận và khoanh vào đối tượng không cùng loại, kết thúc trò chơi cô kiểm tra và cho trẻ giải thích tại Phiếu bài tập- Khoanh vào đối tượng sao lại khoanh tròn vào đối tượng đó. không cùng loại Trò chơi 2: Xếp theo thứ tự + Mục đích: Củng cố hiểu biết của trẻ về quá trình chăm sóc và phát triển của cây, củng cố biểu tượng về số và phép đếm. Phát triển ở trẻ khả năng phán đoán, trí tưởng tượng sáng tạo, phát triển ngôn ngữ mạch lạc. Giáo dục trẻ tình cảm xã hội. + Chuẩn bị: Mỗi đội có 1 bộ tranh nói về quá trình phát triển của các loại cây và chăm sóc cây. Bộ chữ số từ 1 -> 6. Bảng gài gắn xung quanh lớp + Cách chơi: 13/29
- nghề với nghề có trong phiếu bài tập đó. Kết thúc cô cho trẻ đối chiếu với bài của cô trên màn hình. Các trò chơi luôn được sử dụng có hiệu quả trong tiết học. Với tôi trò chơi luôn được làm mới cả về nội dung chơi, hình thức chơi và phương tiện chơi. Ví dụ: Cùng là trò chơi: “Khoanh tròn vào đối tượng khác dấu hiệu nhưng” với một số loại rau tôi cho trẻ chơi theo nhóm hình thức chơi động nhưng ở 1 số loại quả tôi lại cho trẻ chơi tĩnh, cá nhân mỗi trẻ 1 phiếu bài tập Thay vì khoanh tròn hoặc gạch bỏ ở 1 số loại hoa tôi lại cho trẻ chơi loại bỏ những loại hoa không cùng dấu hiệu bằng cách sử dụng lô tô gắn nhám Đặc biệt trong quá trình tổ chức tôi luôn lấy trẻ làm trung tâm. Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ tham gia tổ chức, điều khiển tất cả các khâu: từ chuẩn bị, tiến hành trò chơi và đánh giá sau khi chơi. Trẻ được nói như thảo luận nội dung chơi, đưa ra đáp án, đánh giá lẫn nhau sau khi chơi đồng thời 100% trẻ được tham gia nội dung chơi. Qua một số trò chơi tôi nhận thấy trẻ rất hăng say và tích cực tham gia vào hoạt động, tích cực trong việc thảo luận trong quá trình chơi, tích cực trong việc đánh giá kết quả chơi của bạn. Điều đó giúp trẻ tiếp thu kiến thức mới tốt hơn đồng thời giúp trẻ cảm giác học như chơi không mệt mỏi đó cung là động lực giúp tôi nghiên cứu và tìm kiếm thêm những trò chơi mới trong mỗi tiết học. * Phương pháp thực hành, trải nghiệm Nếu trò chơi mang lại nhiều niềm vui thì thí nghiệm lại mang tới cho trẻ nhiều ngạc nhiên và thú vị. Mặc dù những thí nghiệm với trẻ mẫu giáo rất còn đơn điệu nhưng tôi nhận thấy những gì trẻ được thực hành trải nghiệm hay nói cahcs khác trẻ được nhìn, được nghe, được làm sẽ là những kiến thức kỹ năng bền vững với trẻ. Từ những thí nghiệm trẻ được thực hành trên lớp giúp trẻ có nhiều kỹ năng quan sát trong cuộc sống bên ngoài và quan trọng là trẻ luôn ham thích đặt câu hỏi và tìm cách lí giải về sự vật, hiện tượng xung quanh. Những thí nghiệm có thể là hoạt động trong giờ học cũng có thể là trong hoạt động ngoài trời hay có thể trong hoạt động góc Dù hoạt động thí nghiệm được tổ chức ở hoạt động nào thì vai trò của người giáo viên lúc này rất quan trọng: + GV nghĩ ra được các hoạt động và tổ chức được cho trẻ trải nghiệm. + Khi trẻ trải nghiệm: trẻ trả lời câu hỏi của cô đúng hay sai không quan trọng. Cuối cùng cô mới là người kết luận. 15/29