Báo cáo biện pháp Một số biện pháp chỉ đạo Giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên trong công tác Đội

Những thông tin, kiến thức về môi trường được tích luỹ trong mỗi cá nhân sẽ nuôi dưỡng và nâng cao ý thức và tinh thần trách nhiệm về bảo vệ môi trường của chính họ, tạo nên những động cơ mạnh mẽ, những cam kết vững chắc hướng về một môi trường trong lành và phát triển trong tương lai. Bởi vì, mỗi cá nhân nếu đều có ý thức đóng góp những hành động dù nhỏ nhưng tích cực cũng sẽ góp phần tạo nên những thay đổi lớn tốt đẹp hơn cho môi trường. 

Xuất phát từ mục đích, yêu cầu và tính cấp thiết của việc giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh phổ thông nói chung và cho học sinh Tiểu học nói riêng, trong những năm học trước đây, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo việc giảng dạy tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, tôi nhận thấy rằng việc giáo dục bảo vệ môi trường được giáo viên thực hiện đôi lúc còn mang tính hàn lâm, chung chung, chưa thực hiện tốt được phương châm “ Học đi đôi với hành”; việc gắn kết giữa lý thuyết tiếp thu từ bài học với thực tế cuộc sống học sinh còn một khoảng khá xa. 

Một trong những mục tiêu quan trọng mà Bộ quan tâm đối với cuộc vận  động lớn này là ngay từ nhỏ phải giáo dục, tổ chức bồi dưỡng để mỗi học sinh gắn bó trách nhiệm với việc xây dựng trường, lớp “Xanh - sạch - đẹp”. Từ đó, sẽ dần nâng cao nhận thức, điều chỉnh hành vi về bảo vệ  môi trường sống xung quanh của các em học sinh. 

doc 33 trang Đình Bảo 22/08/2023 2680
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp chỉ đạo Giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên trong công tác Đội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_chi_dao_giao_duc_ki_nang.doc

Nội dung text: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp chỉ đạo Giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên trong công tác Đội

  1. MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU 1 I. Lí do chọn đề tài 1 1. Về mặt lí luận 1 2. Về mặt thực tiễn 2 II. Mục đích nghiên cứu 3 III. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3 1. Khách thể nghiên cứu 3 2. Đối tượng nghiên cứu 3 IV. Nhiệm vụ nghiên cứu 3 V. Phương pháp nghiên cứu 3 1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận 4 2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 4 3. Nhóm phương pháp thống kê Toán học 4 VI. Phạm vi, giới hạn nghiên cứu 4 1. Giới hạn về nội dung 4 2. Giới hạn về thời gian 4 3. Giới hạn về không gian 4 B. NỘI DUNG 4 I. Cơ sở lí luận về một số biện pháp chỉ đạo giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên trong công tác Đội 4 1. Một số khái niệm 5 2. Tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên. 6 3. Chuẩn yêu cầu cần đạt của một số biện pháp giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên 7 II. Thực trạng vấn đề giáo dục kĩ năng giữ gìn bảo vệ môi trường cho Đội viên. 7 1. Vài nét về Liên đội : 7 2. Thực trạng kĩ năng giữ gìn bảo vệ môi trường tại Liên đội: 8 III. Một số biện pháp giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên. .9 1. Nhóm biện pháp truyền thông 9 2. Tổ chức các sân chơi cho Đội viên 11 3. Nhóm biện pháp tổ chức các hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường 13 IV Tổ chức thực nghiệm 18 1. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp giáo dục. 18 2 Nội dung thử nghiệm 18 3 Kết quả thực nghiệm 19 C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 20 1. Kết luận 20 2. Khuyến nghị 20 D. LỜI CẢM ƠN 21 E. TÀI LIỆU THAM KHẢO 22 F. PHỤ LỤC 23
  2. Một số biện pháp chỉ đạo “Giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên” trong công tác Đội Những thông tin, kiến thức về môi trường được tích luỹ trong mỗi cá nhân sẽ nuôi dưỡng và nâng cao ý thức và tinh thần trách nhiệm về bảo vệ môi trường của chính họ, tạo nên những động cơ mạnh mẽ, những cam kết vững chắc hướng về một môi trường trong lành và phát triển trong tương lai. Bởi vì, mỗi cá nhân nếu đều có ý thức đóng góp những hành động dù nhỏ nhưng tích cực cũng sẽ góp phần tạo nên những thay đổi lớn tốt đẹp hơn cho môi trường. Xuất phát từ mục đích, yêu cầu và tính cấp thiết của việc giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh phổ thông nói chung và cho học sinh Tiểu học nói riêng, trong những năm học trước đây, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo việc giảng dạy tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, tôi nhận thấy rằng việc giáo dục bảo vệ môi trường được giáo viên thực hiện đôi lúc còn mang tính hàn lâm, chung chung, chưa thực hiện tốt được phương châm “ Học đi đôi với hành”; việc gắn kết giữa lý thuyết tiếp thu từ bài học với thực tế cuộc sống học sinh còn một khoảng khá xa. Một trong những mục tiêu quan trọng mà Bộ quan tâm đối với cuộc vận động lớn này là ngay từ nhỏ phải giáo dục, tổ chức bồi dưỡng để mỗi học sinh gắn bó trách nhiệm với việc xây dựng trường, lớp “Xanh - sạch - đẹp”. Từ đó, sẽ dần nâng cao nhận thức, điều chỉnh hành vi về bảo vệ môi trường sống xung quanh của các em học sinh. Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là tổ chức của thiếu nhi Việt Nam. Đội hoạt động trong nhà trường và ở địa bàn dân cư với nguyên tắc và phương pháp hoạt động là giáo dục thông qua việc giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên trong Liên đội là rất cần thiết. 2. Về mặt thực tiễn Trong những năm gần đây, mặc dù đã có rất nhiều cố gắng trong giáo dục ý thức vệ sinh môi trường cho Đội viên nhưng vẫn còn một số hạn chế nhất định. Các hoạt động của giáo viên và Tổng phụ trách Đội đôi khi chưa thường xuyên, tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh chưa phát huy hết vai trò của mình trong việc giáo dục bảo vệ môi trường cho đội viên. Một bộ phận đội viên chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh nơi công cộng nói chung và chưa có ý thức cao trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường ở trường học nói riêng. Vẫn còn hiện tượng vứt rác, đổ rác chưa đúng nơi quy định, còn hiện tượng viết, vẽ lên tường, trèo lên bồn cây, bẻ cành Đứng trước thực trạng trên, thì việc giáo dục bảo vệ môi trường cho Đội viên là một nhiệm vụ cấp thiết hiện nay. Là một cán bộ quản lý, tôi nhận thức được rằng để việc giáo dục cho học sinh đạt kết quả thì chúng ta cần trang bị cho các em những nhận thức, những kĩ Trang 2/24
  3. Một số biện pháp chỉ đạo “Giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên” trong công tác Đội 1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận Để thu thập tài liệu, phân tích, tổng hợp, xây dựng hệ thống lí luận về vấn đề giáo dục kĩ năng giữ gìn vệ sinh môi trường cho đội viên. 2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 2.1. Sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát 35 em Đội viên để thu thập thông tin trong Ban chỉ huy liên Đội để đánh giá thực trạng kĩ năng giữ gìn bảo vệ môi trường của Đội viên. 2.2. Sử dụng phương pháp phỏng vấn để trao đổi với một số giáo viên chủ nhiệm, tổng phụ trách Đội và bí thư Đoàn trường về kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên tại Liên đội. 3. Nhóm phương pháp thống kê Toán học Sử dụng để xử lí số liệu điều tra thực trạng và kiểm định tính cần thiết, khả thi của các biện pháp giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên. VI. Phạm vi, giới hạn nghiên cứu 1. Giới hạn về nội dung Đề tài nghiên cứu một số biện pháp chỉ đạo giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên. 2. Giới hạn về thời gian Từ 15/9/2019 – đến 15/4/2020. 3. Giới hạn về không gian Trường Tiểu học nơi tôi công tác. B. NỘI DUNG I. Cơ sở lí luận về một số biện pháp chỉ đạo giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên trong công tác Đội. Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là tổ chức của Thiếu nhi Việt Nam do Đảng cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập. Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là lực lượng nòng cốt trong các phong trào Thiếu nhi có vai trò chủ động tập hợp Thiếu nhi được tổ chức và hoạt động trong nhà trường, ở địa bàn dân cư, là một tổ chức hỗ trợ tích cực cho nhà trường cùng nhà trường thực hiện nội dung, mục tiêu giáo dục trong đó có vấn đề giáo dục kĩ năng giữ gìn bảo vệ môi trường. Ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề cấp bách hiện nay, nó đe dọa đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu và nhiều hệ lụy khác mà con người phải gánh chịu. Giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường là một giải pháp bảo vệ môi trường cho tương lai. Hiện nay, cuộc sống đang phát triển ngày càng Trang 4/24
  4. Một số biện pháp chỉ đạo “Giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên” trong công tác Đội Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tôi chỉ đề cập đến khái niệm môi trường tự nhiên. Môi trường tự nhiên bao gồm: Ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động thực vật, đất, nước Kĩ năng giữ gìn bảo vệ môi trường: Là hiểu biết, thói quen, việc làm cụ thể giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường đảm bảo cân bằng sinh thái ngăn chặn, khắc phục những hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lí và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. 2. Tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên. Môi trường sống của con người bao gồm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Môi trường tự nhiên bao gồm các yếu tố thiên nhiên như vật lí, hoá học, sinh học tồn tại ngoài ý muốn của con người. Môi trường xã hội là tổng hoà các mối quan hệ giữa con người với con người. Đó là các luật lệ, thể chế, quy định nhằm hướng các hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo thuận lợi cho sự phát triển cuộc sống của con người. Theo Luật bảo vệ môi trường Việt Nam: “Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường”.Vậy môi trường là gì? Vâng! Môi trường tự nhiên vẫn đang từng phút cung cấp cho cuộc sống con người những nguồn lợi vô giá. Thế nhưng, con người đã và đang làm gì để đền đáp, bảo vệ cho môi trường, cái nôi nuôi dưỡng sự sống của chính mình? Câu hỏi ấy tưởng chừng rất đơn giản nhưng lại làm cho ta phải giật mình một khi trả lời. Bạn có thấy chăng nước mắt của những dòng sông? Bạn có nghe chăng sự nghẹn ngào của biển cả? Ai đó có nghe không tiếng gào thét của núi rừng? Có một thời đó là những vẻ đẹp, là nguồn cảm hứng vô tận cho thi ca, nhạc, họa, là những điều kỳ diệu mà tạo hóa đã tặng cho con người. Thế nhưng, con người ngày càng quay cuồng trong guồng quay chóng mặt của cơ chế thị trường, của những cạnh tranh khốc liệt, núi rừng ngày càng bị tàn phá, biển cả, sông ngòi càng ô nhiễm, nhiều đô thị khói bụi mù mịt, nước thải đen ngòm Vậy làm thế nào mọi người có trách nhiệm và cùng vào cuộc với các biện pháp để kiềm hãm sự gia tăng về ô nhiễm môi trường để bảo vệ cuộc sống là vấn đề quan trọng. Đối với học sinh tiểu học các em được sống trong môi trường quen thuộc đó là nhà trường với thầy cô, bạn bè, lớp học, sân chơi , vườn trường, thư viện và gia đình với ông bà, cha mẹ, hàng xóm, cây đa, giếng nước, mái đình Việc giáo dục bảo vệ môi trường ở tiểu học có vị trí quan trọng bởi: Thông qua giáo dục bảo vệ môi trường các em biết được chức năng đặc biệt quan trọng của môi Trang 6/24
  5. Một số biện pháp chỉ đạo “Giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên” trong công tác Đội Liên đội có đủ trang thiết bị đủ phục vụ cho hoạt động Đội. Bản thân giáo viên tổng phụ trách được tạo điều kiện đầy đủ tham gia các lớp chuyên đề do trường Đội Lê Duẩn tổ chức và được học tập nâng cao kỹ năng nghiệp vụ. 1.3. Về thành tích- danh hiệu: Trong 10 năm liền Liên đội đạt danh hiệu của cấp Trung ương, cấpThành phố. Cụ thê đó là bằng khen của: - Thành Đoàn Hà Nội. - Hội đồng Đội Trung ương. 2. Thực trạng kĩ năng giữ gìn bảo vệ môi trường tại Liên đội: 2.1. Mục tiêu khảo sát: Đánh giá nhận thức của Đội viên về kĩ năng giữ gìn, bảo vệ môi trường. 2.2. Nội dung khảo sát: Giáo dục kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường cho Đội viên. 2.3. Cách tiến hành khảo sát: Phát phiếu điều tra cho 35 em cán bộ Đội về kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường. 2.4. Kết quả: Khảo sát về kĩ năng giữ gìn và bảo vệ môi trường của Đội viên. Thời điểm khảo sát vào ngày 20/9/2019. (Việc tiến hành điều tra ngẫu nhiên bằng các câu hỏi trắc nghiệm có ở phần phụ lục). Trả lời đúng Trả lời sai Câu hỏi Số lượng- % Số lượng- % 1 31 88,6 04 11,4 2 31 88,6 04 11,4 3 30 85,7 05 14,3 4 29 82,9 06 17,1 5 31 88,6 04 11,4 Qua số liệu trên cho chúng ta thấy rằng: Nhìn chung vẫn có học sinh chưa nhận thức rõ được tác hại của việc vứt xả rác và thiếu ý thức làm ảnh hưởng chung đến môi trường và ý thức, kĩ năng giữ gìn bảo vệ môi trường của các em có phần còn hạn chế. Trang 8/24