Báo cáo biện pháp Một số biện pháp tích cực trong công tác chủ nhiệm lớp học sinh có hoàn cảnh đặc biệt

Công tác chủ nhiệm lớp là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết mà ngay từ đầu năm học mỗi giáo viên phải tự lập cho mình một kế hoạch chủ nhiệm thật cụ thể nhằm giáo dục học sinh phát triển tốt cả về năng lực và phẩm chất.

          Xuất phát từ thực tiễn nhiều năm giảng dạy học sinh có hoàn cảnh đặc biệt (mồ côi và bị nhiễm HIV )  - một mảng giáo dục trẻ khuyết tật học hòa nhập đang được trường tôi thực hiện, vấn đề giảng dạy và giáo dục học sinh luôn đòi hỏi người giáo viên phải linh hoạt và sáng tạo rất nhiều. Người giáo viên không đơn thuần chỉ là dạy học, truyền đạt kiến thức từ sách vở cho học sinh mà phải giáo dục, uốn nắn đạo đức, rèn cho các em từng hành vi đạo đức nhỏ, đơn giản nhất để từ đó giúp cho các em hình thành nhân cách, phẩm chất tốt đẹp. Điều này là không dễ, bởi lẽ mỗi một lớp học có nhiều học sinh mà mỗi em là một cá tính khác nhau. Có em ngoan ngoãn, vâng lời, có em hiếu động, ngỗ nghịch, có em lại trầm tĩnh, ít biểu lộ cảm xúc, có em thì tự kỉ không nói… thật khó có thể đưa các em vào một “khuôn khổ” nhất định. Có một điểm chung là: Các em đều là trẻ mồ côi, hoặc bị bỏ rơi và bị nhiễm HIV, đều thiếu thốn tình cảm của người thân ruột thịt, hằng ngày phải dùng thuốc ARV ( kháng vi rút HIV) , trí não ít nhiều cũng bị ảnh hưởng, không được  “nhạy bén” như trẻ bình thường. Mỗi em là một mảnh đời đã làm tôi không cầm được nước mắt. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm, tôi luôn suy nghĩ : Dạy trẻ không chỉ theo giáo trình sách vở mà phải xuất phát từ cuộc sống thực tiễn của trẻ, phải linh hoạt, sáng tạo…

doc 27 trang Đình Bảo 22/08/2023 2302
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp tích cực trong công tác chủ nhiệm lớp học sinh có hoàn cảnh đặc biệt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_tich_cuc_trong_cong_tac_c.doc

Nội dung text: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp tích cực trong công tác chủ nhiệm lớp học sinh có hoàn cảnh đặc biệt

  1. Một số biện pháp tích cực trong công tác chủ nhiệm lớp học sinh có hoàn cảnh đặc biệt. 1/27
  2. Một số biện pháp tích cực trong công tác chủ nhiệm lớp học sinh có hoàn cảnh đặc biệt. 2. Cơ sở thực tiễn. Học sinh có hoàn cảnh đặc biệt mồ côi và nhiễm HIV sống tập trung ở một nơi :Trung tâm nuôi dưỡng trẻ có hoàn cảnh đặc biệt. Có thể nói các em có một cuộc sống tách biệt với cộng đồng. Mọi sinh hoạt, hoạt động hay vui chơi của các em cũng khác so với trẻ cộng đồng. Tuy nhiên cũng như học sinh tiểu học nói chung, các em luôn muốn làm theo ý thích của mình, ham chơi nhiều hơn ham học, thích tìm hiểu thế giới xung quanh mình Chính vì vậy phải học tập , thực hiện theo những khuôn khổ giáo dục là các em ít chú ý và không thích làm. Các em muốn thoát ra, muốn tự do theo ý mình. Vì vậy làm gì để giúp các em học tập tốt, rèn luyện đạo đức theo những khuôn khổ giáo dục của nhà trường mà với tâm lý thoải mái, hứng thú hơn là ép buộc, hiểu được trách nhiệm và nghĩa vụ của học sinh đối với từng lớp ?Muốn làm được điều này công tác chủ nhiệm lớp là một trong những yếu tố quan trọng nhất mà giáo viên cần phải thực hiện. Tuy nhiên thực hiện công tác chủ nhiệm lớp không phải lúc nào chúng ta cũng thực hiện một việc làm giống nhau hay theo một “khuôn mẫu” nào đó với tất cả các đối tượng học sinh và thực hiện suốt cả năm học. Bởi như vậy tính hiệu quả sẽ không cao. Mỗi giáo viên sẽ có những biện pháp cụ thể riêng, những cách làm việc làm riêng và luôn có sự đổi mới, có những biện pháp tích cực tạo sự mới mẻ, ham thích và phù hợp với học sinh ,nhằm thúc đẩy các em thực hiện tốt những yêu cầu mà giáo viên đưa ra. II. Mục đích: Nghiên cứu, đưa ra một số biện pháp tích cực trong công tác chủ nhiệm lớp học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, giúp cho trẻ phát triển tốt cả về kiến thức, kỹ năng và phẩm chất đạo đức: 1. Học sinh tích cực rèn luyện, thực hiện tốt các hành vi đạo đức theo tấm gương Hồ Chí Minh. 2. Học sinh hứng thú, tích cực tham gia các hoạt động học tập , phong trào, 3. Học sinh có tiến bộ trong học tập cũng như rèn luyện đạo đức. 4. Học sinh biết yêu thương, thân thiện với nhau. 5. Học sinh được gần gũi, yêu thương và chia sẻ. 6. Học sinh tự tin hơn trong học tập, rèn luyện và trong cuộc sống. 7. Học sinh biết hiểu rồi thương và biết ơn những tấm lòng hảo tâm đã giúp đỡ mình. 3/27
  3. Một số biện pháp tích cực trong công tác chủ nhiệm lớp học sinh có hoàn cảnh đặc biệt. nói to bao giờ Hầu như tất cả các em đều có ảnh hưởng của thuốc uống ARV ( kháng vi rút HIV) hàng ngày, trí não không được “ nhạy bén” như trẻ bình thường khỏe mạnh. Các em đều thiếu sự gần gũi, quan tâm, chia sẻ của người thân ruột thịt mặc dù đã được cán bộ nuôi dưỡng chăm sóc, giáo dục tận tình, chu đáo. Các em đều thiếu đi sự hiểu biết về một gia đình bình thường như những đứa trẻ khác như :gia đình có bố, mẹ, các con hay thêm ông bà, cô chú nữa Các kỹ năng sống cơ bản cũng khác với trẻ ở ngoài cộng đồng dân cư. Nhiều em bị tác động tâm lý rất nhiều vào mỗi dịp ngày lễ, hay Tết đến xuân về khi nhìn thấy bạn được người thân đón về ăn Tết cùng gia đình còn mình thì chẳng có ai. Hoặc thấy bạn có người thân đến thăm mua quà bánh, quần áo đẹp nhiều em rất buồn không thích học chỉ ước mình cũng có gia đình người thân.Có em bị bị khuyết tật chân tay hay thiểu năng trí tuệ việc dạy học và giáo dục đạo đức cho các em cũng gặp nhiều khó khăn .Như vậy việc người giáo viên Chủ nhiệm làm thế nào để cho các em thực hiện nhiệm vụ học tập và tích cực trong rèn luyện, học tập đó là điều không dễ chút nào. Năng lực Phẩm chất Tự phục vụ, Tự học, Chăm học, Tự tin, trách Trung thực, Đoàn kết, Tổng Hợp tác tự quản GQ VĐ chăm làm nhiệm kỷ luật yêu thương số Mức HS Mức Số Mức Số Mức Số Số Mức Số Mức Số l Mức Số đạt đạt lượng đạt lượng đạt lượng lượng đạt lượng đạt ượng đạt lượng 5= 9= 8= 7= 8= 6= 3= Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ 41,7% 75% 66,7% 58,3 % 66,7% 50% 25% 12 7= 3= 4= 5= 4= 6= 9= T T T T T T T 58,3 25% 33,3% 41,7% 33,3% 50% 75% II. Các biện pháp giải quyết vấn đề: 1. Khảo sát đối tượng học sinh để đưa ra phương pháp giáo dục phù hợp: a - Tìm hiểu thông qua hồ sơ học bạ, qua giáo viên cũ,qua tiếp xúc giao lưu với học sinh trong lớp và qua cán bộ trực tiếp nuôi dưỡng các em theo mỗi gia đình. b - Tiến hành phân loại đối tượng học sinh để đưa vào sổ kế hoạch công tác chủ nhiệm, cụ thể: - Học sinh bỏ rơi, học sinh không có ai là người thân ruột thịt. - Học sinh mồ côi nhưng vẫn còn người thân ruột thịt. - Học sinh khuyết tật. 5/27
  4. Một số biện pháp tích cực trong công tác chủ nhiệm lớp học sinh có hoàn cảnh đặc biệt. động viên con: Ở đây tết vẫn còn nhiều bạn, các cô bác và trung tâm lo cho các con đầy đủ mọi thứ . Con hãy vui lên ,tết cô sẽ xin lãnh đạo trung tâm cho con ra nhà cô vui tết thoải mái nha con. Thế là nét mặt con rạng rỡ hẳn lên “vâng ạ”. Như vậy dù chỉ là lời động viên nhưng kịp thời cũng làm con nhanh hết buồn và tiếp tục công việc học tập hiệu quả hơn, không bị chán nản nữa. - Kết hợp với lãnh đạo trung tâm, lãnh đạo nhà trẻ nơi các con đang được chăm sóc nuôi dưỡng cho các con không có người thân đón về vào các dịp tết được đến nhà cô giáo chúc tết và vui chơi , hoặc được đi chơi ở các khu vui chơi, các di tích lịch sử như Chùa Mía, làng cổ Đường Lâm- Sơn Tây để các con cảm nhận không khí ngày tết và thấy vui vẻ. Tính ưu việt của việc làm này là vừa làm các con vui, thoải mái, vừa tạo động lực để học sinh phấn đấu học tập và rèn luyện tốt hơn. Ở đây ,Trung tâm nuôi dưỡng đóng vai trò là gia đình của các con. Sự kết hợp giữa gia đình và giáo viên chủ nhiệm mang lại hiệu quả giáo dục cao. b. Đối với học sinh mồ côi nhưng vẫn có người thân ruột thịt. - Hiểu được tâm lý của các em vừa học tập vừa mong ngóng người thân thi thoảng đến thăm và được đón về gia đình chơi. Khi nghỉ hè hoặc tết đến, tôi luôn động viên các em cố gắng học tập, ngoan ngoãn nghe lời thầy cô và các cô chú cán bộ quản lý sẽ được cô giáo liên lạc với nguời thân đến thăm con. - Kết hợp với cán bộ trung tâm quan tâm, động viên, nhắc nhở các em tạo điều kiện liên lạc với người thân của học sinh để thăm hỏi các em, tạo cho các em có niềm vui trong cuộc sống, từ đó các em chú ý học và nghe lời thầy cô hơn. - Giáo viên chủ nhiệm gần gũi để được nghe học sinh chia sẻ về những niềm vui khi được gặp người thân, khi được về với gia đình ruột thịt. Từ đó động viên học sinh để học sinh chăm chỉ, ngoan ngoãn. c. Đối với học sinh khuyết tật. - Giáo viên chủ nhiệm dành tình cảm ưu ái hơn. Chú ý xếp chỗ ngồi phù hợp. Tùy thuộc từng loại khuyết tật mà giáo viên có cách giáo dục hợp lý. Với học sinh thiểu năng trí tuệ cách đặt câu hỏi gợi mở khi tìm hiểu bài và sự đòi hỏi yêu cầu về nội dung bài học sẽ khác hơn so với học sinh bình thường. Với học sinh có ảnh hưởng của bệnh đao ( lúc nhớ, lúc quên) thì một nội dung học sẽ phải lặp đi lặp lại nhiều lần để tạo sự ghi nhớ. Còn học sinh bị khuyết tật về chân, tay sẽ được giáo viên ưu ái trong các hoạt động tập thể như miễn tham gia các trò chơi vận động, các hoạt động văn nghệ nhảy múa 7/27
  5. Một số biện pháp tích cực trong công tác chủ nhiệm lớp học sinh có hoàn cảnh đặc biệt. Mỗi tình huống là một phương pháp linh hoạt, tôi đã giúp được những học sinh tự kỉ đã biết cười mỉm khi được cô khen, có nghĩa là các em đã chú ý đến điều cô nói, cô yêu cầu. Đây cũng là bước đầu thành công của sự giáo dục trẻ tự kỉ. g. Đối với học sinh yếu, nhận thức chậm. - Tìm hiểu rõ nguyên nhân vì sao em đó học yếu, yếu những môn nào. Do gia đình chưa quan tâm nhắc nhở hay em bị “hổng” kiến thức nên chán nản việc học. - Giáo viên lập kế hoạch giúp đỡ, kèm cặp học sinh cụ thể như: + Giảng lại bài mà các em chưa hiểu hay còn hiểu mù mờ và những thời gian ngoài giờ. Ví dụ lúc đến lớp sớm, lúc ra chơi hoặc ở lại thêm vào cuối buổi học. + Với học sinh yếu về đọc giáo viên kết hợp với cán bộ quản lý của mỗi nhà – mỗi gia đình kèm đọc nhiều lần vào buổi tối. Giáo viên chủ nhiệm kiểm tra thường xuyên các học sinh đó trong quá trình lên lớp.Cho các em mượn những cuốn truyện tranh của thư viện vào cuối tuần để các em hào hứng đọc, tìm hiểu và từ đó kĩ năng đọc dần tiến bộ. + Tổ chức cho học sinh học theo nhóm để học sinh khá giúp đỡ bạn yếu kém tiến bộ. Hằng tuần có đánh giá các nhóm học tập vào tiết sinh hoạt lớp.Chú ý giảng giúp bạn hiểu chứ không giúp bằng cách cho bạn nhìn bài. + Gặp gỡ ,đến nhà trao đổi với cán bộ quản lý nuôi dưỡng về tình hình học tập cũng như sự tiến bộ của học sinh để cán bộ giúp đỡ thêm, kịp thời đốn đốc việc học ở nhà của các em. + Giáo viên đưa ra những câu hỏi phù hợp từ dễ đến khó dần, từ đơn giản đến phức tạp hơn một chút dể học sinh có thể trả lời được nhằm tạo hứng thú và củng cố niềm tin của các em. + Chú ý tránh thái độ miệt thị, phân biệt đối xử làm cho các em nhụt chí, xấu hổ trước bạn bè. Cần khen kịp thời dù sự tiến bộ chỉ rất nhỏ để động viên các em có động lực cố gắng hơn ,không chán nản. g. Đối với học sinh giỏi hoặc có năng khiếu đặc biệt. - Học sinh giỏi sẽ có nhận thức nhanh, vì vậy giáo viên cần dành cho đối tượng học sinh này những câu hỏi khó hơn học sinh bình thường để khích lệ các em vận động tư duy, tránh những câu hỏi quá dễ khiến các em nhàm chán, chủ quan. Giáo viên chủ nhiệm khuyến khích, động viên để các em phát huy sự nhanh nhạy của mình trong mọi mặt, ví dụ như : quản lý lớp, làm tốt công tác phong trào, nêu gương tốt trong các hoạt động tập thể. 9/27
  6. Một số biện pháp tích cực trong công tác chủ nhiệm lớp học sinh có hoàn cảnh đặc biệt. bình của giáo viên mà giáo viên tập cho các em biết phê và tự phê. Trong tiết sinh hoạt lớp, giáo viên chủ nhiệm cho học sinh tự nhận xét ưu, khuyết điểm trong tuần vừa qua bằng nhiều hình thức khác nhau như : Cán bộ lớp nhận xét, các tổ viên nêu ý kiến. Bên cạnh đó, giáo viên cũng khích lệ, tạo điều kiện cho các em bày tỏ những suy nghĩ của mình như: những điều em thích, những điều em chưa thích, mong muốn của em qua một tuần học là gì? Qua đó giáo viên nắm được tâm tư, nguyện vọng của từng học sinh mà có biện pháp giáo dục phù hợp. - Cũng trong tiết sinh hoạt lớp, giáo viên chủ nhiệm đưa ra những yêu cầu, nội dung về rèn luyện đạo đức, học tập ,rồi tổ chức cho học sinh thảo luận, lập kế hoạch hành động cụ thể. Giáo viên nhận xét và chọn những hành động thiết thực để các em thực hiện. Sau mỗi tuần học, hoặc cuối mỗi tháng, giáo viên cho học sinh tự nhận xét, đánh giá lại những việc đã làm được và chưa làm được so với kế hoạch. Từ đó rút kinh nghiệm để thực hiện tốt hơn. Ví dụ: Học sinh thảo luận lập kế hoạch hành động thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy: Giữ gìn vệ sinh thật tốt. Học sinh đã đưa ra một số hoạt động sau: - Trực nhật lớp học sạch sẽ. - Quét sân trường sạch sẽ. - Vứt rác đúng nơi quy định. - Lau cửa kính lớp học vào cuối tuần. - Đi vệ sinh phải dội và xả nước. - Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Từ việc học sinh tự đưa ra những hoạt động, các em sẽ có ý thức chủ động: mình là chủ thể thực hiện các hoạt động đó.Không những thế ,các em còn biết quan sát ,theo dõi việc làm vệ sinh của bạn để phản ánh với cô giáo. Giáo viên chủ nhiệm chỉ giám sát việc thực hiện công tác vệ sinh của học sinh như thế nào để có ý kiến tổng kết hay chỉ đạo vào tiết sinh hoạt của tuần sau. Bên cạnh đó, trong các tiết sinh hoạt, giáo viên chủ nhiệm lồng ghép một số hoạt động giáo dục về an toàn giao thông, giáo dục bảo vệ môi trường, rèn luyện kỹ năng sống, giáo dục nếp sống thanh lịch văn minh, nêu những tấm gương tốt cho học sinh noi theo. Giáo viên đưa ra một số nội quy lớp học: - Đi học đúng giờ. - Xếp hàng nhanh. - Chú ý nghe giảng. 11/27