Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm về việc ứng dụng hiệu quả Công nghệ thông tin trong kiểm tra, đánh giá trực tuyến có hiệu quả
Nền giáo dục Việt Nam nói riêng và nền giáo dục của thế giới nói chung đang được đặt trong bối cảnh mới, phải thích nghi với dịch bệnh Covid-19 để tiếp tục không ngừng phát triển, vượt qua mọi khó khăn để mang tri thức tới người học và góp phần không nhỏ vào việc phát triển xã hội, phát triển đất nước.
Năm học 2021 - 2022 là năm học thứ ba mà các thầy, cô giáo không ngừng nỗ lực thực hiện điều đó, cùng với những đối mới tích cực nhờ ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả, rộng rãi, linh hoạt hơn. Từ sự thành công của Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với sự hỗ trợ từ trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Big data) đã giúp các thầy, cô giáo tiếp cận với người học mọi lúc, mọi nơi thông qua các thiết bị di động, máy tính cá nhân kết nối Internet (dạy - học trực tuyến). Việc dạy và học của thầy và trò đã thay đổi dẫn tới xu hướng tất yếu là việc kiểm tra, đánh giá cũng không thể giữ nguyên nếp cũ. Đồng thời, trong bối cảnh hiện nay ngành giáo dục và đào tạo đang nỗ lực đổi mới dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong hoạt động học tập nhằm phù hợp với xu thế của thời đại. Do đó không chỉ điểm thi mà điểm thường xuyên và nhận xét quá trình học của học sinh thông qua các bài kiểm tra và sản phẩm tự làm đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Lứa tuổi học sinh trung học là lứa tuổi có sự phát triển nhanh về thể chất, cũng như về mặt tư duy. Các em thích khám phá, tìm tòi và khẳng định bản thân, chính vì vậy việc được ghi nhận sự tiến bộ thường xuyên, được tự do sáng tạo khoa học sẽ tạo sự hứng khởi cho các em và đem lại kết quả tốt hơn về mặt giáo dục.
Vật lý là một bộ môn thuộc phạm trù khoa học tự nhiên, đóng góp phần kiến thức cơ bản, thiết yếu và quan trọng đối với học sinh trung học cơ sở. Môn học này cũng rất phù hợp để phát triển năng lực tư duy sáng tạo, hình thành kỹ năng, kỹ xảo cho học sinh và được ứng dụng nhiều trong cuộc sống. Qua việc học môn Vật lý và được kiểm tra, đánh giá theo cách mới, học sinh không chỉ biết tính toán, giải bài tập mà còn biết vận dụng kiến thức để liên hệ thực tiễn, nghiên cứu khoa học và ứng dụng, có niềm say mê và yêu thích với việc học tập.
File đính kèm:
- bao_cao_bien_phap_mot_so_kinh_nghiem_ve_viec_ung_dung_hieu_q.docx
Nội dung text: Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm về việc ứng dụng hiệu quả Công nghệ thông tin trong kiểm tra, đánh giá trực tuyến có hiệu quả
- I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Nền giáo dục Việt Nam nói riêng và nền giáo dục của thế giới nói chung đang được đặt trong bối cảnh mới, phải thích nghi với dịch bệnh Covid-19 để tiếp tục không ngừng phát triển, vượt qua mọi khó khăn để mang tri thức tới người học và góp phần không nhỏ vào việc phát triển xã hội, phát triển đất nước. Năm học 2021 - 2022 là năm học thứ ba mà các thầy, cô giáo không ngừng nỗ lực thực hiện điều đó, cùng với những đối mới tích cực nhờ ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả, rộng rãi, linh hoạt hơn. Từ sự thành công của Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với sự hỗ trợ từ trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Big data) đã giúp các thầy, cô giáo tiếp cận với người học mọi lúc, mọi nơi thông qua các thiết bị di động, máy tính cá nhân kết nối Internet (dạy - học trực tuyến). Việc dạy và học của thầy và trò đã thay đổi dẫn tới xu hướng tất yếu là việc kiểm tra, đánh giá cũng không thể giữ nguyên nếp cũ. Đồng thời, trong bối cảnh hiện nay ngành giáo dục và đào tạo đang nỗ lực đổi mới dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong hoạt động học tập nhằm phù hợp với xu thế của thời đại. Do đó không chỉ điểm thi mà điểm thường xuyên và nhận xét quá trình học của học sinh thông qua các bài kiểm tra và sản phẩm tự làm đóng vai trò vô cùng quan trọng. Lứa tuổi học sinh trung học là lứa tuổi có sự phát triển nhanh về thể chất, cũng như về mặt tư duy. Các em thích khám phá, tìm tòi và khẳng định bản thân, chính vì vậy việc được ghi nhận sự tiến bộ thường xuyên, được tự do sáng tạo khoa học sẽ tạo sự hứng khởi cho các em và đem lại kết quả tốt hơn về mặt giáo dục. Vật lý là một bộ môn thuộc phạm trù khoa học tự nhiên, đóng góp phần kiến thức cơ bản, thiết yếu và quan trọng đối với học sinh trung học cơ sở. Môn học này cũng rất phù hợp để phát triển năng lực tư duy sáng tạo, hình thành kỹ năng, kỹ xảo cho học sinh và được ứng dụng nhiều trong cuộc sống. Qua việc học môn Vật lý và được kiểm tra, đánh giá theo cách mới, học sinh không chỉ biết tính toán, giải bài tập mà còn biết vận dụng kiến thức để liên hệ thực tiễn, nghiên cứu khoa học và ứng dụng, có niềm say mê và yêu thích với việc học tập. Môn Vật lý là một trong những môn học có khung phân phối chương trình 1 tiết/ tuần với khối 7, 8; 2 tiết/ tuần với khối 9. Trong thời lượng ngắn đó, nhiệm vụ chính của người giáo viên là bằng nhiều phương pháp và kỹ thuật dạy học khác nhau để truyền thụ được hết kiến thức cơ bản cho học sinh, khó để có thể cho học sinh thảo luận nhóm mở rộng vấn đề, nghiên cứu sản phẩm khoa học kĩ thuật. Đồng thời, với việc dạy học trực tuyến còn nhiều trục trặc liên quan đến vấn đề đường truyền, thiết bị học, tính trung thực của điểm số khi kiểm tra trực tuyến do vậy việc đổi mới kiểm tra, đánh giá là vô cùng cần thiết.
- rất khác so với cách tiếp cận truyền thống. Quá trình dạy học trở nên giống như đang chèo thuyền với việc giáo viên liên tục điều chỉnh hướng đi để giúp cho học sinh hình thành năng lực và đạt được mục tiêu dạy học. Mục tiêu được đặt ra nhưng con đường thực tế phải đáp ứng với năng lực của từng cá nhân học sinh. Đó là một minh hoạ mô hình cho hoạt động đánh giá học sinh khi nó xảy ra liên tục trong quá trình dạy và học. Ở Việt Nam, những năm gần đây cũng đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ thông qua các văn bản quy định về đánh giá học sinh: đánh giá bằng nhận xét kết hợp với điểm số; kiểm tra, đánh giá được thực hiện theo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến thông qua hỏi – đáp, viết, thuyết trình, thực hành, thí nghiệm, sản phẩm học tập; (Thông tư 26), cho phép học sinh sử dụng sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác phục vụ cho việc học tập và được giáo viên cho phép (Thông tư 32). Việc tăng cường sử dụng công nghệ thông tin là một trong những giải pháp để hiện thực hoá các văn bản về kiểm tra đánh giá, giảm bớt áp lực cho đội ngũ giáo viên và nhà quản lí. Bởi công nghệ giúp giáo viên cá nhân hoá các hoạt động, truy cập tức thời, hỗ trợ các quy trình nghiệp vụ, đồng thời tăng sự hứng thú giúp người học linh hoạt và thích ứng trong công việc. Blended Learning (Hybrid model) hay còn gọi là “học tập kết hợp” là một khái niệm được sử dụng trong lĩnh vực giáo dục nhằm mô tả sự kết hợp giữa cách học truyền thống trên lớp và cách học hiện đại E-Learning. Triển khai hoạt động dạy học và kiểm tra đánh giá trong môi trường Blended Learning đòi hỏi người dạy cần phải có kế hoạch chi tiết và linh hoạt giữa các hoạt động đảm bảo phát huy cả 5 thành tố: Hoạt động trực tiếp (Live events), Tự học (Self-Paced Learning), Hợp tác (Collaboration), Đánh giá (Assessment). Sự phối hợp giữa 5 thành tố trên sẽ giúp việc dạy học đạt mục tiêu học tập thông qua việc tăng tương tác và kiểm soát được hoạt động học tập. Trong quá trình dạy học này, đánh giá được xem như một thành tố quan trọng. Từ thực tế triển khai Blended Learning, ngoài việc tận dụng tối đa những hỗ trợ của công nghệ vào quá trình dạy học, thách thức đặt ra là cần phải đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá dựa trên các nền tảng công nghệ. Với xu hướng giáo dục hiện nay là chú trọng vào khả năng vận dụng sáng tạo tri thức của người học vào các tình huống cụ thể, hay đánh giá kiến thức, kĩ năng, thái độ trong những bối cảnh thực tế với mục tiêu đánh giá là kiểm tra xem người học có năng lực gì, có thể làm được gì chứ không chỉ đơn thuần là biết những gì. Hoạt động đánh giá người học nói chung hay hoạt động đánh giá năng lực người học cần phải đáp ứng được: tính giá trị, toàn diện và linh hoạt, tính công bằng và tin cậy, quan tâm đến cả kết quả và những kinh nghiệm dẫn đến những kết quả đó, trong bối cảnh thực tiễn và vì sự phát triển của người được đánh giá. Một trong những xu thế được nhắc tới nhiều nhất gần đây là “đánh giá vì sự thành công của người học”. Công nghệ trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại cho giáo viên nhiều công cụ mới có thể được sử dụng trong lớp học. Công nghệ giúp cho giáo viên theo dõi và đánh giá kết quả học tập của học sinh học sinh cũng như
- Bên cạnh đó tổ nhóm chuyên môn với bề dày kinh nghiệm của các thành viên trong tổ luôn tích cực sinh hoạt chuyên môn với nội dung đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá nhằm mục đích phát triển năng lực của học sinh. Học sinh đang ở độ tuổi phát triển mạnh, tư duy cũng đang trên đà phát triển nên đa số các em ham học hỏi và có ý thức trong học tập. Hầu hết học sinh được gia đình trang bị đầy đủ thiết bị học tập trực tuyến. Đa số học sinh hoàn thành tốt phần bài tập mà giáo viên đã giao về nhà. 2.2 Khó khăn Kiểm tra, đánh giá là một nội dung không thể thiếu trong mỗi giáo án của người giáo viên khi lên lớp, nhưng thực trạng hiện nay khi học sinh học trực tuyến thì đây là một tình huống hoàn toàn mới đòi hỏi giáo viên phải tìm cách thích ứng kịp thời. Với việc kiểm tra, đánh giá chưa có sự định hướng một cách cụ thể, chưa thống nhất ở các môn, các lớp. Một bộ phận nhỏ giáo viên còn ngại đổi mới. Bên cạnh đó, nhiều học sinh chỉ được sử dụng thiết bị học trực tuyến trong giờ học. Thời gian đầu học sinh chưa kịp làm quen, mà lại có nhiều nền tảng học, kiểm tra trực tuyến khiến học sinh bị rối và chưa hiểu rõ cách dùng. Đôi khi, nếu có quá nhiều lượt truy cập cùng một lúc thì hệ thống máy chủ có thể bị lỗi. Từ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn, thuận lợi và khó khăn nêu trên tôi đã xây dựng một số biện pháp giúp kiểm tra, đánh giá trực tuyến có hiệu quả. 3. Nguyên nhân Dịch bệnh bùng nổ là một tình huống bất ngờ xảy ra, lại mang tính cấp bách nên giáo viên nói riêng và ngành giáo dục nói chung chưa có sự chuẩn bị cho tình huống này. Đội ngũ giáo viên tuy đều đã học chứng chỉ công nghệ thông tin nhưng đây lại là nội dung mang tính đổi mới từng ngày, từng giờ, cần cập nhật thường xuyên. Giáo viên lại ở nhiều lứa tuổi khác nhau, điều kiện kinh tế từng gia đình khác nhau nên trình độ xử lý thông tin và khả năng tiếp cận các thiết bị hiện đại còn hạn chế. Học sinh ở lứa tuổi dậy thì, được tiếp cận Internet khó có thể làm chủ bản thân nên khi kiểm tra, đánh giá trực tuyến các em có thể có các hành động gian lận trong kiểm tra, đánh giá hoặc quên tham gia làm bài kiểm tra, quên vào học mà được nhắc nhở kịp thời. Đôi khi, các yếu tố khách quan cũng ảnh hưởng đến quá trình tham gia kiểm tra của các em: mất điện, mạng kém, 4. Biện pháp giúp kiểm tra, đánh giá khi dạy trực tuyến có hiệu quả cao 4.1 Đổi mới mục tiêu kiểm tra, đánh giá Mục tiêu kiểm tra, đánh giá Cung cấp những thông tin phản hồi giúp học sinh nhận ra mình cần phải đạt được những yêu cầu nào, mình có tiến bộ tới đâu, ở mảng kiến thức nào để điều chỉnh quá trình học tập.
- mở, có thể cả học sinh tham gia vào quá trình đánh giá, nêu ý kiến nhận xét về các sản phẩm đã làm được. 4.3 Chọn các công cụ kiểm tra, đánh giá phù hợp Hiện nay, trên “thị trường” có rất nhiều các công cụ để phục vụ kiểm tra, đánh giá trực tuyến. Để đảm bảo triển khai có hiệu quả, trước hết người giáo viên cần tìm hiểu cách sử dụng, ưu, nhược điểm của từng loại, từ đó với đặc thù môn học và nội dung kiểm tra, đánh giá để lựa chọn công cụ phù hợp. * Đối với kiểm tra, đánh giá khi dạy trực tuyến, tôi lựa chọn trang web olm.vn vì những ưu điểm sau: - Giao diện trang web hoàn toàn bằng tiếng Việt, đơn giản, dễ hiểu. - Cách sử dụng các tiện ích được hướng dẫn bằng video cụ thể. - Giáo viên có thể tạo tài khoản cho học sinh cả lớp, cả trường chỉ trong vài phút. - Đối với mỗi lớp, giáo viên chủ nhiệm có thể phân quyền cho giáo viên bộ môn, vậy là giáo viên chủ nhiệm có thể theo dõi quá trình học tập các bộ môn của học sinh lớp mình. - Đối với học sinh, mỗi em có một tài khoản và mật khẩu, dùng cho tất cả các môn, vậy là không cần phải ghi nhớ quá nhiều. Các em cũng có những diễn đàn, nhóm học tập trao đổi bài khó, có thể xem được kết quả quá trình học của mình, được xem và học theo các học liệu có sẵn của trang web. - Khi học sinh làm bài kiểm tra, trang web có chế độ theo dõi màn hình, thao tác trên máy của học sinh trong suốt thời gian thi. Mỗi lần học sinh chuyển cửa sổ hệ thống đều ghi lại, cảnh báo cho học sinh, giáo viên nắm rõ, học sinh chuyển vào thời điểm nào, có thể đặt cảnh báo thu bài sau số lần vi phạm nhất định. Nếu là bài thi giữa kì, cuối kì, giáo viên trông thi chỉ cần thông báo với học sinh thời gian mở đề và nhắc học sinh đăng nhập vào làm bài, không cần chia sẻ đề hoặc gửi link. Không chỉ có vậy, giáo viên có thể xem được những học sinh nào đã vào xem đề, lúc mấy giờ, những học sinh nào vẫn chưa vào làm bài để liên lạc với cha mẹ học sinh nhắc nhở kịp thời. - Đối với giáo viên ra đề, chỉ cần làm đề bản word theo mẫu, sau đó chức năng “import” của trang web sẽ cho phép giáo viên tải đề lên. Đặc biệt, đối với phần trắc nghiệm trang web sẽ tự tráo câu hỏi. Giáo viên cũng có thể tự lập ngân hàng các câu hỏi trắc nghiệm và chia mức độ, hoặc sử dụng kho học liệu của olm. - Sau các bài kiểm tra trắc nghiệm, giáo viên sẽ nhận được toàn bộ điểm của học sinh, lịch sử chọn đáp án vào thời điểm nào, giáo viên không cần tính hay chia điểm, máy tự làm theo thang điểm 10, 20 cho giáo viên đặt, kèm theo thống kê tỉ lệ phần trăm khá giỏi, học sinh có mấy lần không trung thực. - Đề thi hoặc đề kiểm tra đều có thể đặt giờ mở hoặc không, thu bài tự động khi hết giờ. Giáo viên cũng có thể cài đặt chế độ học sinh không được nộp