Báo cáo biện pháp Một số biện pháp gây hứng thú giúp trẻ 4-5 tuổi cảm thụ tốt các tác phẩm văn học

Bác Hồ đã từng dạy “ Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”.

Quả thực, trẻ em không chỉ là niềm tự hào của gia đình, nhà trường mà còn là những chủ nhân tương lai của đất nước, là nền tảng vững chắc cho dân tộc Việt Nam. Nhờ nhận thức đúng đắn về vấn đề này mà gần đây, phương pháp giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm” là nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết, nhằm phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo trong nhận thức, tư duy và được phát triển năng lực bản thân. Nhận thức được điều đó, tập thể cán bộ giáo viên trường mầm non nói chung và bản thân tôi nói riêng đã và đang ra sức thi đua, phấn đấu chăm sóc giáo dục trẻ thông qua các hoạt động giáo dục trong đó có hoạt động giúp trẻ" Cảm thụ tốt các tác phẩm văn học". 

Có thể nói “Trong quá trình hình thành nhân cách toàn diện cho trẻ thì các tác phẩm văn học đóng vai trò đáng kể trong việc giáo dục trẻ”. Bởi văn học giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa rất lớn, nó đem lại cho trẻ những hiểu biết đầu tiên về cuộc sống xung quanh, nuôi dưỡng và phát triển trí tưởng tượng, óc sáng tạo nghệ thuật của trẻ. Vì thế văn học không thể thiếu được trong chương trình giáo dục trẻ mầm non. 

Hơn nữa, văn học là một loại hình nghệ thuật mà trẻ được tiếp xúc từ rất sớm. Ngay từ thưở ấu thơ, các em đã được làm quen với các giai điệu nhẹ nhàng, êm ái, thiết tha của các câu hát ru. Lớn hơn một chút các em lại được biết tới các câu chuyện dân gian, các tác phẩm thơ, ca dao. Chính các tác phẩm này đã gieo vào lòng trẻ tình yêu mến thế giới xung quanh và giúp trẻ có thêm kiến thức, hiểu biết về truyền thống dân tộc, nảy sinh ở trẻ niềm nhân ái và tình yêu thiên nhiên, xã hội.

        Ngoài ra, việc cảm thụ tốt các tác phẩm văn học còn giúp trẻ yêu thích, hào hứng và có nhu cầu tham gia vào các hoạt động nghệ thuật góp phần phát triển ngôn ngữ cho trẻ, dạy trẻ phát âm chính xác các âm tiết của tiếng mẹ đẻ…Không chỉ vậy, văn học còn giúp trẻ rèn luyện và phát triển khả năng sử dụng ngôn ngữ mạch lạc khi tham gia giao tiếp. Viết cho thiếu nhi, nhà văn, nhà thơ đã tiếp nhận ở nhiều khía cạnh khác nhau trong tâm lý, tính cách, sở thích, trạng thái cảm xúc vui, buồn, thích thú…ở từng độ tuổi của các em. Từ đó mà thơ, truyện là những món quà tinh thần tốt đẹp, những tác phẩm được tuyển chọn đem đến cho trẻ nhiều giá trị hữu ích.

doc 29 trang Đình Bảo 21/08/2023 4480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp gây hứng thú giúp trẻ 4-5 tuổi cảm thụ tốt các tác phẩm văn học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_gay_hung_thu_giup_tre_4_5.doc

Nội dung text: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp gây hứng thú giúp trẻ 4-5 tuổi cảm thụ tốt các tác phẩm văn học

  1. s UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN ĐAN PHƯỢNG TRƯỜNG MẦM NON ĐAN PHƯỢNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÂY HỨNG THÚ GIÚP TRẺ 4-5 TUỔI CẢM THỤ TỐT CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC Lĩnh vực : Giáo dục mẫu giáo Cấp học : Mầm non Tên tác giả : Nguyễn Thanh Hoa Đơn vị công tác: Trường mầm non Đan Phượng Chức vụ : Giáo viên NĂM HỌC: 2019-2020
  2. SKKN: Một số biện pháp gây hứng thú giúp trẻ 4-5 tuổi cảm thụ tốt các tác phẩm văn học. sáng tạo ở mỗi đề tài khác nhau, biết lồng ghép tích hợp phù hợp với chủ đề để gây hứng thú nhằm thu hút, lôi cuốn trẻ vào hoạt động. Chính vì vậy, trong thời gian qua tôi đã suy nghĩ làm thế nào để trẻ cảm thụ tốt các tác phẩm văn học và tôi đã chọn đề tài "Một số biện pháp gây hứng thú giúp trẻ 4-5 tuổi cảm thụ tốt các tác phẩm văn học" 2. Lý do về mặt thực tiễn: Theo tình hình thực tế hiện nay, việc giúp trẻ cảm thụ tốt các tác phẩm văn học là một điều rất cần thiết. Như chúng ta đã biết, trẻ mẫu giáo hầu như chưa biết đọc, biết viết nên các em tiếp nhận các tác phẩm văn học thường phải qua trung gian là cô giáo khi ở trường và người lớn ở nhà như: ông, bà, bố , mẹ Các tác phẩm văn học được coi là một bản nghệ thuật ngôn ngữ nên việc cảm thụ tác tác phẩm văn học đối với trẻ gặp nhiều khó khăn. Là giáo viên đứng lớp 4 tuổi B4, tôi nhận thấy việc thực hiện giúp trẻ cảm thụ các tác phẩm văn học đôi lúc còn nhiều hạn chế. Ví dụ như phương pháp tổ chức các hoạt động dạy thơ của cô nếu như không thật sự phong phú, đa dạng, chưa thu hút được trẻ dẫn đến trẻ hoạt động chưa tích cực trong khi trẻ phải được phát huy tính tích cực, sáng tạo của mình. Chính điều này cũng khiến cho khả năng đọc thơ diễn cảm của trẻ cũng chưa được chú ý nhiều. Trẻ ghi nhớ tác phẩm mang tính hình thức chứ chưa thực sự cảm thụ và ghi nhớ sâu được nội dung của tác phẩm. Từ đầu năm học nhận lớp, tôi thấy đa số trẻ đều đã được làm quen với một số tác phẩm văn học ở khối mẫu giáo bé. Song không vì thế mà đa số trẻ đều cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong mỗi tác phẩm văn học. Do đó trong quá trình giảng dạy cũng như việc truyền thụ những kiến thức, kỹ năng cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học tôi thấy: số trẻ trả lời câu hỏi rõ ràng, mạch lạc chưa nhiều, nhiều trẻ phát âm chưa chuẩn và kết quả trẻ cảm thụ tốt tác phẩm chỉ đạt 40-50%. Với kết quả trên, bản thân tôi thấy mình cần có những biện pháp cụ thể nhằm giúp trẻ phát triển tốt khả năng cảm thụ văn học theo hướng đổi mới. Đó là lý do tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp gây hứng thú giúp trẻ 4- 5 tuổi cảm thụ tốt các tác phẩm văn học”. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: - Tìm ra nguyên nhân khiến trẻ chưa cảm thụ tốt các tác phẩm văn học. - Khắc phục thực trạng, tìm ra những biện pháp thích hợp giúp trẻ 4-5 tuổi cảm thụ tốt các tác phẩm văn học. - Tạo cho trẻ sự hứng thú, say mê cảm thụ các tác phẩm văn học. - Phát triển ngôn ngữ diễn cảm, rõ ràng, mạch lạc, không nói ngọng. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: - Đối tượng nghiên cứu: Trẻ lớp 4 tuổi B4. 2/27
  3. SKKN: Một số biện pháp gây hứng thú giúp trẻ 4-5 tuổi cảm thụ tốt các tác phẩm văn học. - Đồ dùng cho hoạt động làm quen văn học chưa đa dạng, phong phú, việc tìm kiếm nguyên liệu để làm đồ dùng tự tạo đôi khi còn khó khăn. * Đối với trẻ: - Sự nhận thức của trẻ chưa đồng đều, nhiều trẻ chưa mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp. - Ngôn ngữ của trẻ còn hạn chế, một số trẻ còn nói ngọng, phất âm chưa chuẩn nên ảnh hưởng tới sự tiếp thu kiến thức và giao tiếp của trẻ. - Khả năng ghi nhớ nội dung cốt truyện của trẻ còn hạn chế. * Đối với phụ huynh: - Nhiều bậc phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con nên dẫn đến sự nhận thức của trẻ cũng hạn chế. - Nhiều phụ huynh chưa thực sự gần gũi cùng con để giúp con có được ngôn ngữ hoàn chỉnh hơn (còn nói ngọng, nói lắp nhiều 2. Số liệu điều tra trước khi thực hiện. Xuất phát từ những thuận lợi và khó khăn trên, tôi rất lo lắng làm thế nào để giúp trẻ cảm thụ tốt các tác phẩm văn học. Tôi tiến hành khảo sát trẻ theo những tiêu chí khác nhau (Bảng khảo sát số liệu kèm theo phía sau). Từ việc khảo sát trên, tôi đã nghiên cứu và tìm ra các biện pháp sau: II. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1. Biện pháp 1: Luôn tự học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn và nghệ thuật giảng dạy để thu hút trẻ. Với trẻ mầm non, giáo viên là nhịp cầu nối giữa tác phẩm và các độc giả nhỏ tuổi để trẻ bộc lộ khả năng cảm thụ văn học của mình. Khả năng cảm thụ đó là sự phát triển của trẻ về các lĩnh vực: Nhận thức - ngôn ngữ - tình cảm xã hội. Điều này đòi hỏi người giáo viên phải thường xuyên nghiên cứu tài liệu, học hỏi đồng nghiệp, tham khảo các tiết kiến tập, tham gia các buổi bồi dưỡng chuyên môn của phòng, của trường để nâng cao trình độ chuyên môn. (Ảnh giáo viên tham gia buổi bồi dưỡng chuyên môn của trường kèm minh chứng phía sau) Ngoài ra, tôi còn phải lên kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng, rèn luyện hàng tháng về những mặt còn hạn chế như ngâm thơ, cách thể hiện cảm xúc, tính cách của nhân vật. * Ví dụ: Với những bài thơ khó, khả năng ngâm thơ còn hạn chế thì tôi đã nhờ giáo viên cùng lớp quay video lại tiết dạy của mình. Sau đó, tôi sẽ dành thời gian xem lại toàn bộ hoạt động của mình. Những từ ngữ, cử chỉ chưa mềm mại, chưa thuyết phục, chưa truyền cảm tôi sẽ tự rèn luyện thêm ở mọi lúc, mọi nơi. Bản thân tôi hiểu rõ mỗi một tác phẩm văn học chỉ có thể phát huy hết tác dụng của nó khi người giáo viên biết cách truyền tải được tư tưởng, cảm xúc của 4/27
  4. SKKN: Một số biện pháp gây hứng thú giúp trẻ 4-5 tuổi cảm thụ tốt các tác phẩm văn học. mái hơn, cảm thụ được tác phẩm rõ nét hơn. (Ảnh trẻ hoạt động ở góc sách của trường kèm minh chứng phía sau) 3. Biện pháp 3: Xây dựng kế hoạch, lựa chọn tác phẩm phù hợp với độ tuổi . Việc xây dựng kế hoạch là một việc làm quan trọng của giáo viên. Việc tập trung vào kế hoạch ngay từ đầu sẽ giúp tôi vạch định tốt những công việc định làm trong suốt cả một năm học. Quan trọng hơn, việc xây dựng kế hoạch sẽ là một công cụ để thức đẩy mọi hoạt động của cô và trẻ trong lớp. Hiểu được điều đó, bản thân tôi đã dựa vào tình hình trẻ trong lớp, đặc điểm phát triển tâm sinh lý của trẻ, dựa vào kế hoạch năm và kế hoạch tháng của tổ chuyên môn, dựa vào mục tiêu chương trình, nội dung sự kiện để xây dựng kế hoạch tháng, kế hoạch tuần, kế hoạch ngày phù hợp với trẻ lớp tôi. Khi lựa chọn tác phẩm, tôi luôn chú ý tác phẩm phải mang tính vừa sức với trẻ, số lượng từ trong một tác phẩm phải phù hợp với lứa tuổi, không quá dài mà cũng không quá ngắn. Nội dung phản ánh quen thuộc, gần gũi với trẻ,. Ngôn ngữ phải trong sáng, nhân vật được xây dựng một cách hồn nhiên, ngộ nghĩnh. Đặc biệt là tác phẩm đó phải mang ý nghĩa giáo dục về đạo đức cho trẻ, thông qua tác phẩm trẻ rút ra được cho mình hành động đúng. * Ví dụ: Qua câu chuyện “Dê con nhanh trí” trẻ biết phải vâng lời người lớn như ông bà, bố mẹ và không mở cửa cho người lạ. Qua kinh nghiệm dạy trẻ nhiều năm, tôi nhận thấy với mỗi độ tuổi thì sự cảm nhận và độ hiểu biết của trẻ khác nhau. Điều này đòi hỏi quá trình tiếp xúc với tác phẩm văn học của trẻ phải đảm bảo nguyên tắc từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Có như vậy, trẻ mới không bị nhàm chán, trẻ sẽ hứng thú hơn khiến cho việc cảm thụ tác phẩm văn học cũng đạt kết quả cao hơn. Ngoài dạy trẻ các câu chuyện, bài thơ, ca dao trong chương trình theo kế hoạch, tôi còn sưu tầm thêm nhiều tác phẩm dạy trẻ mang tính vừa sức phù hợp với độ tuổi của trẻ. 4. Biện pháp 4: Chuẩn bị đầy đủ điều kiện trong khi dạy trẻ. a. Nghiên cứu tác phẩm Việc nghiên cứu kỹ tác phẩm nhằm xác định rõ mục đích- yêu cầu của tác phẩm. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu tác phẩm giúp tôi xác định được giọng đọc, giọng kể của mình, đọc - kể diễn cảm và thể hiện đúng ngữ điệu của từng nhân vật trong truyện, cách ngăt nghỉ đúng nhịp sẽ thu hút được sự chú ý của trẻ. Giọng đọc, giọng kể của cô diễn cảm, đúng nhịp điệu sẽ giúp trẻ hiểu sâu sắc hơn về nội dung bài thơ, câu chuyện và khả năng cảm thụ văn học của trẻ cũng đạt kết quả cao. Việc nghiên cứu tác phẩm còn giúp tôi có thể đưa ra những câu hỏi logic (câu hỏi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp) giúp trẻ dễ hiểu và trả lời rõ ràng. Hệ thống câu hỏi logic giúp tôi đàm thoại với trẻ một cách sôi nổi theo 6/27
  5. SKKN: Một số biện pháp gây hứng thú giúp trẻ 4-5 tuổi cảm thụ tốt các tác phẩm văn học. Đồ dùng trực quan được coi là phương tiện có tác dụng thẩm mỹ và phương tiện này phù hợp với nhận thức của trẻ mầm non. Trong đó, rối cũng là đồ dùng trực quan sinh động giúp trẻ hứng thú và tạo kết quả tốt trong giờ học. Nhờ việc sử dụng nghệ thuật “diễn rối” trong giờ học mà số trẻ có khả năng cảm thụ tác phẩm đạt kết quả cao hơn, đa số trẻ nhớ được nội dung câu chuyện, lời thoại của nhân vật trong truyện và qua đó trẻ biết đánh giá, nhận xét tính cách nhân vật trong truyện ai là người xấu? Ai là người tốt? Trẻ được tri giác hành động của các nhân vật sẽ hứng thú, chú ý nghe cô kể chuyện một cách say sưa. Bởi vậy, tôi đã làm các nhân vật rối tay bằng những chiếc găng tay cũ, xốp kết hợp với mảnh vải vụn, cùng với đôi bàn tay khéo léo tôi đã khâu tỉ mỉ để tạo ra những nhân vật minh họa cho nội dung câu chuyện thật sinh động. * Ví dụ: Với câu chuyện “Dê con nhanh trí” tôi đã làm 1 bộ rối tay như sau: Tôi dùng xốp dày (xốp ở thùng đựng tủ lạnh, ti vi) dùng dao gọt để tạo thành đầu nhân vật và dùng giấy ráp đánh nhẵn. Sao đó, dùng hồ dán bồi 2-3 lớp giấy báo lên xốp và dùng keo để dán khăn mặt vào xốp (nếu dán trực tiếp khăn mặt lên xốp thì keo nóng sẽ làm sun xốp). Tiếp theo, tôi lấy dao nhọn khoét lỗ và dùng bìa cứng cuốn lại cắm vào để làm cổ. Tôi dùng vải vụn cắt và khâu thành áo rối. Dùng keo để dán áo rối vào cổ. Tôi dùng khuy, xốp để làm mắt, mũi, mồm của nhân vật. Tôi cắt tai nhân vật bằng meka trong, sau đó dán khăn mặt vào cả 2 mặt của meka trong. Khi dạy, tôi dùng cánh tay lồng vào con rối, điều khiển con rối bằng 3 ngón tay và điều khiển sao cho những cử chỉ phù hợp với lời thoại trong truyện trên sa bàn khu rừng có cỏ, cây, hoa và ngôi nhà của dê con. Ngoài rối tay, tôi còn làm được các nhân vật trong các câu chuyện bằng: Rối bông, rối dẹt, rối que, rối ngón tay từ các nguyên vật liệu khác nhau. (Ảnh các con rối tự tạo kèm minh chứng phía sau). Tôi nhận thấy khi được nghe cô đọc, kể các tác phẩm văn học kết hợp sử dụng đồ dùng tự tạo, dường như trẻ được tiếp nhận thế giới hiện thực bằng tai và mắt. Thế giới đó hiện ra trước mắt trẻ đa dạng hơn và đầy đủ các chi tiết cụ thể giúp trẻ hiểu đầy đủ, toàn diện và sâu sắc hơn tác phẩm. c. Ứng dụng công nghệ công nghệ thông tin. Trước đây, giáo viên thường sử dụng tranh minh họa làm đồ dùng chính trong hoạt động làm quen văn học. Song với hình thức đổi mưới hiện nay, thời đại công nghệ thông tin (CNTT) nên việc ứng dụng CNTT vàò bài giảng để việc trẻ cảm thụ tác phẩm văn học đạt kết quả cao hơn. Đơn giản là các hình ảnh đưa lên máy sử dụng các hiệu ứng, màu sắc phù hợp cũng đã gây sự chú ý của trẻ. Sự kết hợp hài hòa giữa ứng dụng CNTT kết hợp việc sử dụng đồ dùng trực quan là rất hữu ích nhằm nâng cao khả năng cảm thụ tác phẩm văn học. Song 8/27