Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm Nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học và khám phá xã hội cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

Bác Hồ muôn vàn kính yêu của chúng ta đã từng nói: “Vì lợi ích mười năm trồng cây

Vì lợi ích trămnăm trồng người”

Trồng cây đã khó, công việc trồng người lại càng khó biết bao nhiêu! Làm thế nào để những cây non kia mạnh khỏe, lớn lên cho những bông hoa đẹp, có ích và tỏa hương thơm ngát cho đời? Câu hỏi đặt ra đối với mỗi người làm công tác giáo dục chúng ta, khiến chúng ta phải đi tìm lời giải đáp.

Trong xu thế đổi mới mạnh mẽ của giáo dục mầm non hiện nay, với mục tiêu chủ yếu là phát triển năng lực chung cho trẻ, các hoạt động giáo dục ở trường mầm non phải hướng tới việc dạy cho trẻ biết cách học như thế nào, phát huy tối đa tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ trong tất cả các hoạt động.

Hoạt động khám phá khoa học và khám phá xã hội là một trong những hoạt động học có chủ đích trong chương trình giáo dục trẻ mẫu giáo. Hoạt động này có vị trí và ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Khám phá khoa học và xã hội giúp trẻ phát triển toàn diện về các mặt: trí tuệ, ngôn ngữ, thẩm mĩ, đạo đức và thể lực.

Về trí tuệ, khám phá khoa học và khám phá xã hội là hoạt động thật sự hấp dẫn, làm thoả mãn nhu cầu nhận thức của trẻ, mở cho trẻ cánh cửa vào thế giới rộng lớn hơn. Hoạt động này nhằm thể hiện sự thích thú và đam mê khám phá, sẽ nuôi dưỡng tình yêu thiên nhiên trong trẻ chứ không chỉ là những kiến thức khoa học mà trẻ thu được. Trong các hoạt động khám phá, trẻ được tích cực sử dụng các giác quan (thị giác, thính giác, vị giác, xúc giác, khứu giác). Chính vì vậy mà cơ quan cảm giác của trẻ phát triển, khả năng cảm nhận của trẻ cũng nhanh nhạy và chính xác hơn. Trong quá trình khám phá, trẻ phải tiến hành các thao tác trí tuệ như: quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp, phán đoán, nhận xét, giải thích…Vì vậy tư duy và ngôn ngữ của trẻ phát triển. Đặc biệt, việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm, khám phá môi trường xung quanh còn góp phần phát triển ở trẻ các phẩm chất trí tuệ như: tính ham hiểu biết, khả năng chú ý, ghi nhớ có chủ định, tính tích cực nhận thức, làm nền cho sự phát triển các năng lực hoạt động trí tuệ. Thông qua các hoạt động khám phá, trẻ thu được kinh nghiệm thực tiễn, những kiến thức đơn giản về đặc điểm, tính chất, các mối quan hệ, liên hệ, sự phát triển của các sự vật hiện tượng trong thiên nhiên và trong xã hội. Đây chính là cơ sở cho những kiến thức khoa học sau này trẻ sẽ tiếp thu ở trường phổ thông. Những kiến thức mà trẻ thu được trong các hoạt động khám phá cũng giúp trẻ ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày ở trường và ở gia đình. Trong quá trình phát hiện, chiếm lĩnh tri thức mới, ở trẻ còn hình thành kĩ năng chủ động, phát huy kinh nghiệm và sử dụng nó vào việc nhận thức cái mới. Hệ thống kiến thức làm mở rộng một cách đáng kể khả năng hoạt động nhận thức của trẻ và tạo điều kiện cho trẻ hiểu biết các mối quan hệ phức tạp của hiện thực xung quanh. Hệ thống kiến thức đúng đắn về môi trường xung quanh giúp trẻ hoạt động có hiệu quả trong các trò chơi, các hoạt động tạo hình, trong việc lĩnh hội những biểu tượng toán sơ đẳng và phát triển ngôn ngữ.

docx 19 trang Đình Bảo 22/08/2023 3501
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm Nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học và khám phá xã hội cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbao_cao_bien_phap_mot_so_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luong_hoa.docx
  • pdfSKKN_Ngo_Bich_Ngoc_19-20_ea26382a43(1).pdf

Nội dung text: Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm Nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học và khám phá xã hội cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

  1. UBND QUẬN HOÀN KIẾM TRƯỜNG MẪU GIÁO HOA HỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Một số kinh nghiệm Nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học và khám phá xã hội cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi Lĩnh vực/ Môn: Giáo dục mẫu giáo/ Khám phá Cấp học: Mầm non Họ và tên tác giả: Ngô Bích Ngọc Chức vụ: Giáo viên ĐT: 0389449566 Email: ngochin89@gmail.com Đơn vị công tác: Trường Mẫu giáo Hoa Hồng - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội Hoàn Kiếm,MỤC tháng LỤC 2 năm 2020
  2. PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Bác Hồ muôn vàn kính yêu của chúng ta đã từng nói: “Vì lợi ích mười năm trồng cây Vì lợi ích trăm năm trồng người” Trồng cây đã khó, công việc trồng người lại càng khó biết bao nhiêu! Làm thế nào để những cây non kia mạnh khỏe, lớn lên cho những bông hoa đẹp, có ích và tỏa hương thơm ngát cho đời? Câu hỏi đặt ra đối với mỗi người làm công tác giáo dục chúng ta, khiến chúng ta phải đi tìm lời giải đáp. Trong xu thế đổi mới mạnh mẽ của giáo dục mầm non hiện nay, với mục tiêu chủ yếu là phát triển năng lực chung cho trẻ, các hoạt động giáo dục ở trường mầm non phải hướng tới việc dạy cho trẻ biết cách học như thế nào, phát huy tối đa tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ trong tất cả các hoạt động. Hoạt động khám phá khoa học và khám phá xã hội là một trong những hoạt động học có chủ đích trong chương trình giáo dục trẻ mẫu giáo. Hoạt động này có vị trí và ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Khám phá khoa học và xã hội giúp trẻ phát triển toàn diện về các mặt: trí tuệ, ngôn ngữ, thẩm mĩ, đạo đức và thể lực. Về trí tuệ, khám phá khoa học và khám phá xã hội là hoạt động thật sự hấp dẫn, làm thoả mãn nhu cầu nhận thức của trẻ, mở cho trẻ cánh cửa vào thế giới rộng lớn hơn. Hoạt động này nhằm thể hiện sự thích thú và đam mê khám phá, sẽ nuôi dưỡng tình yêu thiên nhiên trong trẻ chứ không chỉ là những kiến thức khoa học mà trẻ thu được. Trong các hoạt động khám phá, trẻ được tích cực sử dụng các giác quan (thị giác, thính giác, vị giác, xúc giác, khứu giác). Chính vì vậy mà cơ quan cảm giác của trẻ phát triển, khả năng cảm nhận của trẻ cũng nhanh nhạy và chính xác hơn. Trong quá trình khám phá, trẻ phải tiến hành các thao tác trí tuệ như: quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp, phán đoán, nhận xét, giải thích Vì vậy tư duy và ngôn ngữ của trẻ phát triển. Đặc biệt, việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm, khám phá môi trường xung quanh còn góp phần phát triển ở trẻ các phẩm chất trí tuệ như: tính ham hiểu biết, khả năng chú ý, ghi nhớ có chủ định, tính tích cực nhận thức, làm nền cho sự phát triển các năng lực hoạt động trí tuệ. Thông qua các hoạt động khám phá, trẻ thu được kinh nghiệm thực tiễn, những kiến thức đơn giản về đặc điểm, tính chất, các mối quan hệ, liên hệ, sự phát triển của các sự vật hiện tượng trong thiên nhiên và trong xã hội. Đây chính là cơ sở cho những kiến thức khoa học sau này trẻ sẽ tiếp thu ở trường phổ thông. Những kiến thức mà trẻ thu được trong các hoạt động khám phá cũng giúp trẻ ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày ở trường và ở gia đình. Trong quá trình phát hiện, chiếm lĩnh tri thức mới, ở trẻ còn hình thành kĩ năng chủ động, phát huy kinh nghiệm và sử dụng nó vào việc nhận thức cái mới. Hệ thống kiến thức làm mở rộng một cách đáng kể khả năng hoạt động nhận thức của trẻ và tạo điều kiện cho trẻ hiểu biết các mối
  3. Như vậy, việc tổ chức cho trẻ khám phá khoa học và khám phá xã hội là phương tiện không thể thiếu nhằm giải quyết mục đích phát triển toàn diện cho trẻ ở trường mầm non. Ở nhiều nước trên thế giới (Mĩ, Úc, Singapore ), khám phá khoa học từ lâu đã là một lĩnh vực hoạt động quan trọng của trẻ ở trường mầm non. Ở Việt Nam, tổ chức cho trẻ mầm non khám phá khoa học và khám phá xã hội đã được thực hiện, nhưng các hoạt động khám phá cho trẻ còn nhiều hạn chế, thể hiện rõ nhất là việc ôm đồm quá nhiều nội dung khám phá trong một hình thức tổ chức. Điều này làm cho các hoạt động khám phá trở nên nặng nề, quá tải, trẻ không được tham gia những trải nghiệm phù hợp với khả năng, vì vậy không có cơ hội phát triển ở trẻ các kỹ năng nhận thức, khám phá. Quy trình khám phá mỗi nội dung thường chỉ bắt đầu bằng câu hỏi của cô và câu trả lời của trẻ, hoặc chính cô lại là người nói, còn trẻ chỉ nghe một cách thụ động. Trên thực tế, ở các trường mầm non, trong các hoạt động cho trẻ khám phá khoa học và khám phá xã hội, nhiều giáo viên thường chú trọng cho trẻ tìm hiểu bề ngoài (Các bộ phận cấu tạo, màu sắc, hình dáng, kích thước, công dụng ) của sự vật hiện tượng. Một số giáo viên còn chưa chú trọng đến việc cho trẻ sử dụng các giác quan trong quá trình quan sát và tìm hiểu sự thay đổi của sự vật hiện tượng; tạo môi trường cho trẻ hoạt động, khám phá; đổi mới hình thức, phương pháp và vận dụng phối hợp linh hoạt các phương pháp cho trẻ khám phá; chưa biết cách đặt câu hỏi để khuyến khích trẻ trả lời; tạo các tình huống có vấn đề cho trẻ giải quyết; chưa biết tận dụng, sử dụng các đồ vật, đồ dùng đồ chơi trực quan thực tế cho trẻ khám phá Giáo viên nói, trẻ chủ yếu được nhìn, nghe và trả lời, ít được tri giác các đồ vật và làm thí nghiệm. Chính vì vậy mà trẻ ít có những trải nghiệm, ít có những điều kiện để giải quyết vấn đề và dự đoán những điều có thể xảy ra trong quá trình tìm hiểu, khám phá. Các hoạt động cho trẻ khám phá khoa học và khám phá xã hội còn rất tẻ nhạt, đơn điệu, chưa gây được hứng thú và hiệu quả. Cách dạy đổi mới yêu cầu giáo viên phải thay đổi vai trò của mình: Trở thành người hướng dẫn và tạo điều kiện cho trẻ được hoạt động. Chính vì những lý do trên mà tôi chọn nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học và khám phá xã hội cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi”. 2. Mục đích của đề tài - Nhằm giúp trẻ có kỹ năng cơ bản đầu tiên trong các hoạt động khám phá khoa học và khám phá xã hội. - Cung cấp cho trẻ những kiến thức sơ đẳng, đơn giản nhất về thế giới xung quanh. - Phát triển ở trẻ các năng lực nhận thức, các thao tác và phẩm chất trí tuệ, những tình cảm tốt đẹp, sự hồn nhiên trong sang, biết yêu, giữ gìn và bảo vệ cái đẹp, góp phần rèn luyện sức khoẻ cho trẻ - Tạo cho trẻ hứng thú khi tham gia các hoạt động khám phá khoa học và khám phá xã hội ở trường mầm non.
  4. nhận thức, kỹ năng xã hội và hình thành cho trẻ thái độ sống tích cực trong môi trường. Khoa học là một thuật ngữ được sử dụng tương đối phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Ở tuổi mầm non, khoa học là những hiểu biết về thế giới khách quan mà trẻ phát hiện, tích luỹ được trong các hoạt động tìm kiếm, khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanh. Đây có thể chưa phải là những kiến thức chính xác ở mức độ cao, song chúng rất phong phú, thoả mãn trí tò mò của trẻ, góp phần làm giàu vốn kinh nghiệm của trẻ để trẻ có thể giải quyết các tình huống đơn giản xảy ra trong cuộc sống. Bản thân khoa học không phải là một hoạt động mà là cách thức để thực hiện hoạt động và là kết quả của hoạt động. Đó chính là cách thức tìm hiểu thế giới xung quanh thông qua khám phá, thử nghiệm, phát hiện, giải thích, lập luận . Kết quả của các hoạt động khám phá khoa học và khám phá xã hội là trẻ thu được một lượng kiến thức khoa học đơn giản và quan trọng hơn là ở trẻ phát triển các năng lực cơ bản như: quan sát, tư duy logic, giải quyết vấn đề, hợp tác Khả năng nhận thức của trẻ mầm non phát triển thông qua việc tiếp xúc, tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh (cây cối, các con vật, hiện tượng tự nhiên như mặt trăng, mặt trời, đất, nước, không khí, gió ). Điều đó tạo nên sự tò mò, ham hiểu biết tự nhiên của trẻ. Thông qua những câu hỏi về môi trường xung quanh, trẻ lĩnh hội được các kỹ năng tư duy như quan sát, so sánh, phân tích, phân loại , dự đoán ), từ đó hình thành các khái niệm và biết cách giải quyết vấn đề. Thiên nhiên, đặc biệt là các loại thực vật, động vật luôn cung cấp cho trẻ những cơ hội để học tập. Ngay từ khi mới mở mắt chào đời, trẻ đã bắt đầu học cách tìm hiểu về thế giới rộng lớn xung quanh trẻ. Trẻ luôn cố gắng để cảm nhận tất cả những gì mà chúng nhìn thấy, sờ được, nếm được, nghe thấy, cầm nắm và bóp chặt trong tay. Khi nắm một trái chuối chín, trẻ sẽ bóp nó một cách từ từ và quan sát với một sự ngạc nhiên khi thấy cả quả màu vàng mềm trượt giữa các ngón tay của mình. Trẻ rất thích khám phá thế giới rộng lớn bên ngoài cửa sổ ngôi nhà mình. Ở công viên hay trong vườn , trẻ luôn muốn sờ vào một con giun đất hoặc quan sát kỹ lưỡng một ngọn cỏ từ ngọn cho đến gốc. Rất nhiều trẻ thích thú khi thấy một con sâu bò trên tay của mình. Một đứa trẻ đôi lúc muốn thò ngón tay của mình vào ổ cắm điện hoặc thử nếm một ngọn cỏ hay một cái lá sáng bóng Tổ chức cho trẻ khám phá khoa học và khám phá xã hội nhằm giúp trẻ tiếp xúc với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, qua đó hình thành biểu tượng về thế giới xung quanh. Cho trẻ khám phá khoa học, khám phá xã hội nhằm tạo sự hứng thú, kích thích tính tính tò mò tự nhiên của trẻ về thế giới xung quanh; giúp trẻ biết quan sát, xem xét, đặt câu hỏi, thử nghiệm, phán đoán và giải quyết vấn đề với các sự vật hiện tượng; giúp trẻ nhận thức được rằng mọi sự vật luôn có sự thay đổi và những thay đổi này liên quan đến nhau; khuyến khích trẻ suy nghĩ độc lập, tưởng tượng và sáng tạo; phát triển ở trẻ cảm xúc và có thái độ thân
  5. Từ những thực trạng trên khi thực hiện nghiên cứu đề tài này tại đơn vị, tôi thấy có những thuận lợi và khó khăn như sau: 2.1.Thuận lợi: - Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hoàn Kiếm thường xuyên tổ chức các buổi kiến tập nhằm bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non. - Ban giám hiệu nhà trường đã đầu tư các trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. - Là giáo viên trực tiếp giảng dạy, tôi có đầy đủ những hiểu biết, những kiến thức chuyên môn và nắm được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ ở lớp mình phụ trách. - Bản thân luôn yêu nghề mến trẻ, ham học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tìm tòi và làm một số đồ dùng đồ chơi để phục vụ các hoạt động cho trẻ. 2.2. Khó khăn: - Đồ dùng phục vụ cho các hoạt động khám phá khoa học, khám phá xã hội còn nhiều hạn chế, thiếu thốn, chưa phong phú, sinh động. - Diện tích lớp còn chật hẹp nên tổ chức các hoạt động còn khó khăn. - Vốn hiểu biết về môi trường xung quanh của một số trẻ còn hạn chế, một số trẻ nhút nhát, ít nói - Trình độ nhận thức của phụ huynh trong lớp không đồng đều, nhiều phụ huynh chưa có điều kiện quan tâm đến con cái. 3.Những biện pháp tiến hành 3.1. Tạo điều kiện cho trẻ thường xuyên được tiếp xúc với các sự vật hiện tượng xung quanh giúp mở rộng, làm giàu vốn hiểu biết về môi trường xung quanh cho trẻ: Tạo điều kiện cho trẻ thường xuyên tiếp xúc với các sự vật, hiện tượng chính là cho trẻ thường xuyên hoạt động với các sự vật, hiện tượng xung quanh một cách trực tiếp như: nhìn, sờ, nắm, ngửi, nếm, nghe nhằm hình thành ở trẻ sự hiểu biết về đặc điểm, thuộc tính của các sự vật, hiện tượng, mối quan hệ và sự phụ thuộc lẫn nhau, sự thay đổi và phát triển của chúng; mở rộng, nâng cao hiểu biết của trẻ về các cách thức khám phá khoa học đa dạng. Khi tiếp xúc với các sự vật, hiện tượng xung quanh, trẻ còn được lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội của loài người chứa trong các sự vật, hiện tượng, các mối quan hệ của con người. Xuất phát từ đặc điểm trên, trong quá trình tổ chức các hoạt động hàng ngày cho trẻ ở trường mầm non, tôi luôn chú ý tạo cho trẻ các cơ hội để trẻ được tiếp xúc với các sự vật, hiện tượng một cách tốt nhất thông qua giờ đón trẻ, trả trẻ, giờ dạo chơi thăm quan, hoạt động ngoài trời và các hoạt động khác. Hoạt động ngoài trời là cơ hội trẻ được tiếp xúc với các sự vật, hiện tượng và được trải nghiệm nhiều nhất. Khi tổ chức cho trẻ hoạt động ngoài trời, giáo viên có thể tận dụng mọi hoàn cảnh của tự nhiên và xã hội đang diễn ra để cho trẻ trực tiếp tiếp xúc, khám phá. Thông qua hoạt động ngoài trời, hình thành những biểu tượng ban đầu về thế giới khách quan, hình thành và phát triển năng lực, hứng thú nhận thức cho trẻ, hình