Báo cáo biện pháp Một số biện pháp rèn luyện các tố chất nhanh-mạnh-bền-khéo cho trẻ mẫu giáo Lớn thông qua trò chơi vận động

Trẻ em hôm nay là công dân của thế giới ngày mai, bảo vệ và chăm sóc trẻ em là trách nhiệm của mỗi gia đình và của toàn xã hội. Đó cũng là mối quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế cũng như của mỗi quốc gia trên toàn thế giới.

Trẻ em là tương lai của chúng ta, tương lai đó ra sao? Điều này phụ thuộc vào sức khoẻ của trẻ bởi vì sức khoẻ là vốn quý báu nhất, trẻ em có mạnh khoẻ về thể xác mới có điều kiện phát triển một cách khoẻ mạnh về tâm hồn trí tuệ. Bác Hồ muôn vàn kính yêu của chúng ta đã dạy:

                   “Vì lợi ích mười năm trồng cây

                     Vì lợi ích trăm năm trồng người”

          Câu nói của Bác ngày nay và mãi mãi về sau đã và sẽ trở thành một chân lý không gì thay đổi được trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo con người. Sự nghiệp trồng người trong lời dạy của Bác có nghĩa là phải chăm sóc giáo dục và nuôi dạy con người có đầy đủ phẩm chất của con người mới, con người phát triển toàn diện ngay từ khi còn nhỏ để chuẩn bị cho họ có đầy đủ cơ sở vững chắc sẵn sàng bước vào làm chủ xã hội, làm chủ đất nước trong tương lai.

          Từng bước rèn luyện cho trẻ những phẩm chất của vận động: nhanh nhẹn, linh hoạt, dẻo dai, gọn gàng; những động tác thừa như nghẹo đầu, nghẹo cổ, mím miệng, xô người về trước khi đá.... dần dần được mất đi, vận động ngày càng linh hoạt, khéo léo hơn. Là cơ sở chuẩn bị cho trẻ sau này tham gia vào lao động trí óc và có thể lực tốt đồng thời cũng bồi dưỡng giáo dục thói quen hoạt động tập thể, tích cực chủ động, sáng tạo.

          Trong sự phát triển vận động của trẻ, ngoài thể dục thì trò chơi vận động cũng giữ vai trò rất quan trọng. Nó ảnh hưởng tốt đến sự phát triển thể lực cho trẻ, củng cố hoàn thiện các kỹ năng vận động, phát triển các tố chất thể lực: nhanh, mạnh, khéo, bền. Từ đó góp phần vào việc phát triển thể chất cho trẻ.

doc 28 trang Đình Bảo 22/08/2023 1560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp rèn luyện các tố chất nhanh-mạnh-bền-khéo cho trẻ mẫu giáo Lớn thông qua trò chơi vận động", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_ren_luyen_cac_to_chat_nha.doc

Nội dung text: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp rèn luyện các tố chất nhanh-mạnh-bền-khéo cho trẻ mẫu giáo Lớn thông qua trò chơi vận động

  1. UBND QUẬN HOÀN KIẾM TRƯỜNG MẦM NON 1-6 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Một số biện pháp rèn luyện các tố chất nhanh-mạnh-bền-khéo cho trẻ mẫu giáo Lớn thông qua trò chơi vận động Lĩnh vực: Giáo dục mẫu giáo Cấp học: Mầm non Họ và tên: Nguyễn Thanh Phương Chức vụ: Giáo viên ĐT: 0904295588 Email: phuongnguyen921969@gmail.com Đơn vị công tác: Trường Mầm non 1-6 Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội Hoàn Kiếm, tháng 4 năm 2018
  2. SKKN: “Một số biện pháp rèn luyện các tố chất nhanh-mạnh-bền-khéo cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua trò chơi vận động” I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trẻ em hôm nay là công dân của thế giới ngày mai, bảo vệ và chăm sóc trẻ em là trách nhiệm của mỗi gia đình và của toàn xã hội. Đó cũng là mối quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế cũng như của mỗi quốc gia trên toàn thế giới. Trẻ em là tương lai của chúng ta, tương lai đó ra sao? Điều này phụ thuộc vào sức khoẻ của trẻ bởi vì sức khoẻ là vốn quý báu nhất, trẻ em có mạnh khoẻ về thể xác mới có điều kiện phát triển một cách khoẻ mạnh về tâm hồn trí tuệ. Bác Hồ muôn vàn kính yêu của chúng ta đã dạy: “Vì lợi ích mười năm trồng cây Vì lợi ích trăm năm trồng người” Câu nói của Bác ngày nay và mãi mãi về sau đã và sẽ trở thành một chân lý không gì thay đổi được trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo con người. Sự nghiệp trồng người trong lời dạy của Bác có nghĩa là phải chăm sóc giáo dục và nuôi dạy con người có đầy đủ phẩm chất của con người mới, con người phát triển toàn diện ngay từ khi còn nhỏ để chuẩn bị cho họ có đầy đủ cơ sở vững chắc sẵn sàng bước vào làm chủ xã hội, làm chủ đất nước trong tương lai. Từng bước rèn luyện cho trẻ những phẩm chất của vận động: nhanh nhẹn, linh hoạt, dẻo dai, gọn gàng; những động tác thừa như nghẹo đầu, nghẹo cổ, mím miệng, xô người về trước khi đá dần dần được mất đi, vận động ngày càng linh hoạt, khéo léo hơn. Là cơ sở chuẩn bị cho trẻ sau này tham gia vào lao động trí óc và có thể lực tốt đồng thời cũng bồi dưỡng giáo dục thói quen hoạt động tập thể, tích cực chủ động, sáng tạo. Trong sự phát triển vận động của trẻ, ngoài thể dục thì trò chơi vận động cũng giữ vai trò rất quan trọng. Nó ảnh hưởng tốt đến sự phát triển thể lực cho trẻ, củng cố hoàn thiện các kỹ năng vận động, phát triển các tố chất thể lực: nhanh, mạnh, khéo, bền. Từ đó góp phần vào việc phát triển thể chất cho trẻ. Là một giáo viên đứng lớp mẫu giáo lớn lâu năm tôi đã nhận thấy hết được tầm quan trọng của việc phát triển thể chất cho trẻ. Vì vậy, năm học 2015 - 2016 tôi đã suy nghĩ và qua thực tế trải nghiệm trên trẻ tôi đã viết bản sáng kiến kinh nghiệm với đề tài “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo”. Năm học 2017- 2018 này, tôi lại tiếp tục suy nghĩ, sưu tầm những trò chơi vận động để giúp trẻ tiếp cận một cách nhanh nhất thông qua “ học mà chơi, chơi mà học” trong việc luyện cơ thể trẻ đặc biệt là rèn luyện các tố chất thể lực cho trẻ. Xuất phát từ những lý do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp rèn luyện các tố chất nhanh - mạnh- bền- khéo ở trẻ mẫu giáo lớn thông qua trò chơi vận động” 2/27
  3. SKKN: “Một số biện pháp rèn luyện các tố chất nhanh-mạnh-bền-khéo cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua trò chơi vận động” - Ban giám hiệu luôn quan tâm tạo điều kiện cho giáo viên được học tập nâng cao trình độ chuyên môn. b. Giáo viên: - Bản thân là một giáo viên lâu năm, nhiệt tình, năng động, sáng tạo, chịu khó tìm tòi, học hỏi, yêu nghề mến trẻ, thực hiện tốt các công việc mà trường phân công. - Giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, luôn có ý thức sáng tạo vươn lên trong chuyên môn. - Giáo viên đã tham dự đầy đủ các lớp bồi dưỡng chuyên môn về nghiệp vụ do trường và Quận tổ chức. c. Học sinh: - Trẻ có sức khỏe, nề nếp, thói quen tốt trong các hoạt động. - Các cháu hồn nhiên, nhanh nhẹn, thông minh, mạnh dạn trong giao tiếp. d. Phụ huynh: - Được sự quan tâm và ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh nên việc chăm sóc- giáo dục có nhiều thuận lợi. - Đa số phụ huynh đều quan tâm đến việc giáo dục con nên rất thuận lợi trong việc tuyên truyền kết hợp giáo dục giữa gia đình và nhà trường. 2.2. Khó khăn a. Giáo viên: - Việc tích hợp các trò chơi dân gian, các trò chơi luyện tập các ngón tay còn gò bó và hạn chế. b. Học sinh: - Một số học sinh trong lớp còn nhút nhát hoặc quá hiếu động. - Một số học sinh yếu, hay nghỉ học nên có nhiều khó khăn trong việc cung cấp kiến thức kịp thời cho trẻ. c. Phụ huynh: - Trình độ dân trí không đồng đều nên ảnh hưởng nhiều đến việc kết hợp, tuyên truyền còn nhiều hạn chế. d. Cơ sở vật chất: - Đồ dùng, đồ chơi, các loại tài liệu sách về các trò chơi vận động chưa đủ chủng loại phục vụ chương trình - Trường lớp chật hẹp, không có không gian ngoài trời cho trẻ hoạt động. 3. Các biện pháp rèn luyện các tố chất nhanh-mạnh-bền-khéo cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua trò chơi vận động 3.1. Biện pháp 1 : Xây dựng kế hoạch các trò chơi vận động cho trẻ. Việc xây dựng kế hoạch là một việc không thể thiếu của người giáo viên. Có xây dựng tốt kế hoạch mới giúp cho giáo viên thực hiện tốt việc phát triển các tố chất nhanh- mạnh- bền - khéo cho trẻ , có kế hoạch, có biện pháp tác động đến trẻ đảm bảo yêu cầu phát triển toàn diện cho trẻ. 4/27
  4. SKKN: “Một số biện pháp rèn luyện các tố chất nhanh-mạnh-bền-khéo cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua trò chơi vận động” - Xây dựng kế hoạch - Tổ chức theo kế hoạch các - Nói rõ cách Tháng 11 theo chủ đề : Ngày TCVĐ: chơi, luật hội của cô giáo. +Nhóm cơ nhỏ: chơi. - Sưu tầm, sáng tạo 1. Đồng hồ quả lắc. các TCVĐ theo chủ 2.Em làm nghệ sĩ đề : Ngày hội của cô 3. Bác đưa thư nhỏ tuổi giáo. +Nhóm cơ lớn: 1. Kéo co. 2.Ném bóng vào rổ. 3.Tôi là công nhân bốc xếp hàng. 4.Bô linh. 7.Bé làm thợ xây. - Giao lưu TCVĐ - Phối kết hợp - Đánh giá sau khi với phụ huynh thực hiện CĐ - XD kế hoạch theo - Tổ chức theo kế hoạch các - Nói rõ cách Tháng 12 chủ đề : Động vật. TCVĐ: chơi, luật - Sưu tầm bổ xung +Nhóm cơ nhỏ: chơi. các trò chơi vận 1.Mèo con. động theo chủ đề: 2.Chú bò nhỏ. Động vật – Noel – 3.Năm chú chó nhỏ. Tết dương lịch 4.Tám chú lợn con. 5.Thỏ con của bé. 6.Chú vịt con. 7.Con nhện. 8.Con sên. 9.Con voi. 10.Con chim hải âu. +Nhóm cơ lớn: 1.Mèo đuổi chuột 2. Đua ngựa. 3.Cáo và thỏ. 4.Gấu đi lấy mật ong. 5.Rồng rắn lên mây. 6.Câu ếch. 7.Bịt mắt bắt dê. 8.Thả đỉa ba ba. - Giao lưu TCV Đ 6/27
  5. SKKN: “Một số biện pháp rèn luyện các tố chất nhanh-mạnh-bền-khéo cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua trò chơi vận động” - Xây dựng kế hoạch - Tổ chức theo kế hoạch các - Nói rõ cách Tháng 3 theo chủ đề : giao TCVĐ: chơi, luật thông +Nhóm cơ lớn: chơi. - Sưu tầm các trò 1.Ô tô vào bến. chơi vận động theo 2.Bánh xe quay. chủ đề Giao thông. 3. đèn xanh, đèn đỏ. 4.Máy bay. - Giao lưu TCV Đ 5.Tàu hỏa - Phối kết hợp - Đánh giá sau khi với phụ thực hiện chủ đề. huynh. - XD kế hoạch theo - Tổ chức theo kế hoạch các - Nói rõ cách Tháng 4 chủ đề : Quê hương- TCVĐ: chơi, luật đất nước +Nhóm cơ nhỏ: chơi. - Sưu tầm các trò 1. Ô ăn quan. chơi vận động theo 2.Gẩy que. chủ đề 3.Tết dây. +Nhóm cơ lớn: 1.Trốn tìm. 2.Ném loong. 3.Nhảy dây. 4.Đồ cứu. - Giao lưu TCV Đ 5. Đôi dép khổng lồ - Đánh giá sau khi - Phối kết hợp thực hiện chủ đề. với phụ huynh 8/27
  6. SKKN: “Một số biện pháp rèn luyện các tố chất nhanh-mạnh-bền-khéo cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua trò chơi vận động” làm nhiều quả tạ để trẻ có thể sử dụng tập các động tác thể dục chơi trong góc vận động. 2.3.Đồ chơi đấm bốc Cách làm: Lấy dạ cắt khâu bao hình khối trụ rồi nhồi bông, vải vụn 2.4.Đồ chơi bao cát. Cách làm: Lấy vải vụn may thành túi hình hoa,quả lộn đường may lại và cho cát hoặc sỏi nhỏ vào đầy bên trong, khâu kín miệng túi lại. 2.5.Đồ chơi đá bóng, đánh bóng vào gôn Cách làm: Tận dụng những ống sắt tủ bạt đã qua sử dụng lắp ráp khung thành. Sau đó lấy dây dù đan thành lưới buộc chặt xung quanh khung thành. 2.6. Đồ chơi nhảy, bật Cách làm: Tận dụng những ống sắt tủ bạt lắp tạo theo ý thích, sau đó gài lưới cho trẻ nhảy, bật theo yêu cầu của cô. 2.7. Đồ chơi ô dù Các làm: Lấy vải cắt tạo thành những chiếc ô dù đường kính từ 180m -> 2m 2.8. Đồ chơi những đôi dép Cách làm: Dùng thảm xốp đã qua sử dụng cắt thành những đôi dép 2.9. Đồ chơi bật tách - chụm Cách làm: Dùng những tấm thảm trải sàn trang trí thêm họa tiết hoặc dán chữ cái hoặc số, bàn chân 2.10. Hoa thể dục: Làm bằng những hộp sữa và vải dạ cắt thành bông hoa, trang kim thép * Kết quả : Nhờ có nhiều đồ dùng, đồ chơi sáng tạo, hấp dẫn mà số lượng trẻ tham gia chơi góc vận động ngày càng đông. Trẻ rất mong muốn được chơi tại góc vận động để vừa được chơi vừa được giao lưu với các bạn. Ngoài góc vận động ra trẻ rất hứng thú chơi các trò chơi vận động trong giờ hoạt động ngoài trời, cũng như các trò ngón tay. Hoa thể dục Bật theo yêu cầu 10/27
  7. SKKN: “Một số biện pháp rèn luyện các tố chất nhanh-mạnh-bền-khéo cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua trò chơi vận động” Khung thành, đấm bốc ô dù 3.3. Biện pháp 3: Sưu tầm và sáng tạo một số trò chơi vận động Phát triển nhóm cơ nhỏ: 1.Ngón tay nhảy. Cách chơi: Trẻ ngồi thoải mái trên sàn nhà.Hai bàn tay nắm lại giơ ra phía trước.Trẻ nghe, quan sát các động tác, đọc và làm cùng cô. - “Bạn có thể nhảy bằng môt chân chứ?” (Giơ các ngón trỏ lên) -“Tôi có thể lắm chứ.” (Chống các ngón trỏ xuống đất và làm động tác nhảy.) - “Bạn có thể vẫy một tay chứ” (Hai tay ra trước mặt,các ngón tay giơ thẳng và quay mặt hai lòng bàn tay vào nhau. Khi đọc câu văn, tay phải vẫy vẫy như đang hỏi tay trái.) - “Tôi có thể vẫy tay trái lắm chứ” (Tay trái vẫy vẫy như đang trả lời tay phải) - “Bạn có thể vẫy cả hai tay chứ?”(Tay trái vẫy vẫy như đang hỏi lại tay phải) - “Tôi có thể vẫy hai tay được lắm chứ”(Cả hai tay đều vẫy vẫy như nhau) Hiệu quả: - Tập nói câu ngắn tả đăc điểm của tay và chân - Tâp vận động các ngón tay và phát triển cơ nhỏ 2.Tôi có thể đếm được hơn Cách chơi: Trẻ ngồi thoải mái trên sàn nhà, nghe, quan sát, đọc và làm các động tác cùng cô. - Một,hai, ba, bốn(Giơ dần từng ngón tay theo số lượng đếm) - Tôi có thể đếm thêm chút nữa (Vươn thẳng các ngón tay đếm lên) - Năm, sáu, bẩy, tám (Giơ tiếp dần từng ngón tay theo số lượng đếm) - Các ngón tay đứng thẳng lên nào(Vươn thẳng các ngón tay đếm lên) - Chín, mười những ngón tay dũng cảm.( (Giơ tiếp dần từng ngón tay theo số lượng đếm) Hiệu quả: Tập vận động của các ngón tay, tập đếm trong phạm vi 10. 3. Gia đình hạnh phúc 12/27