Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi hứng thú tham gia hoạt động tạo hình
Như chúng ta đã biết, đối với sự phát triển toàn diện của trẻ em, giáo dục thẩm mỹ chiếm một vị trí rất quan trọng và cần thiết để góp phần trang bị một cách cơ bản và toàn diện cho con người, đặc biệt là thế hệ mầm non nói chung và lứa tuổi nhà trẻ nói riêng. Ở lứa tuổi nhà trẻ lúc này khả năng quan sát, ghi nhớ và chú ý đã có chủ định và lứa tuổi này đang trong giai đoạn phát triển tư duy trực quan hành động và tư duy trực quan hình tượng. Mọi hoạt động diễn ra xung quanh trẻ đều là những đối tượng gây sự chú ý cho trẻ và kích thích trẻ bắt chước theo do nhu cầu tìm tòi, khám phá ở trẻ cao. Đặc biệt, trẻ dễ dàng tiếp nhận những ấn tượng từ phía bên ngoài mang tính hình tượng và giàu màu sắc, cảm xúc. Thông qua các hoạt động của trẻ, trẻ có thể cảm nhận được cái đẹp trong thiên nhiên, trong đời sống xã hội và trong nghệ thuật. Bởi ở lứa tuổi nhà trẻ là thời kỳ nhạy cảm với cái đẹp xung quanh. Khi trẻ được tiếp xúc trực tiếp với cái đẹp sẽ tạo cho trẻ tinh thần sảng khoái, khiến trẻ thêm yêu cuộc sống và cảnh vật xung quanh mình, giúp trẻ hoàn thành nhân cách và mong muốn được làm những điều tốt lành để mang lại niềm vui đến cho mọi người. Hơn thế, Giáo dục thẩm mỹ là một trong bốn lĩnh vực giáo dục toàn diện cho trẻ nhà trẻ, giúp cho trẻ phát triển một cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: Đạo đức - Trí tuệ - Thể lực-Thẩm mĩ.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi hứng thú tham gia hoạt động tạo hình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- bao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_giup_tre_24_36_thang_tuoi.doc
Nội dung text: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi hứng thú tham gia hoạt động tạo hình
- ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN ĐAN PHƯỢNG TRƯỜNG MẦM NON ĐAN PHƯỢNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 24-36 THÁNG TUỔI HỨNG THÚ THAM GIA HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH ” Lĩnh vực: Giáo dục nhà trẻ Cấp học: Mầm non. Tên tác giả: Nguyễn Thị Lộc Đơn vị công tác: Trường mầm non Đan Phượng. Chức vụ: Giáo viên. NĂM HỌC : 2019-2020 0
- SKKN- Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi hứng thú tham gia hoạt động tạo hình. Ở lứa tuổi nhà trẻ, trẻ rất nhạy cảm, hứng thú trước những đồ vật, đồ chơi có màu sắc sinh động, ngộ nghĩnh và có trí tưởng tượng bay bổng, phong phú . Là lứa tuổi thuận lợi nhất tạo tiền đề giúp phát triển khả năng thẩm mỹ cho trẻ thông qua hoạt động tạo hình. 2. Cơ sở thực tiễn: Trường mầm non nơi tôi công tác là trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia, đạt nhiều thành tích xuất sắc, chất lượng giáo dục không ngừng được nâng cao. Trong các nội dung giáo dục cho trẻ mầm non thì nội dung giáo dục thẩm mỹ thông qua hoạt động tạo hình là nhiệm vụ quan trọng nên được nhà trường càng quan tâm hơn. Đầu năm học 2019-2020 tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công phụ trách lớp 24- 36 tháng tuổi D2. Dựa vào tình hình thực tế khi dạy trẻ trên lớp tôi nhận thấy: Trẻ còn chưa bạo dạn, không thực sự hứng thú trong giờ học hoạt động tạo hình, chưa tham gia hoạt động một cách tích cực. Kỹ năng tạo hình của trẻ còn nhiều hạn chế. Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên, bản thân tôi là một người giáo viên mầm non, tôi luôn có tinh thần và trách nhiệm trong công tác chăm sóc - giáo dục trẻ, với lòng nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, bản thân tôi đã xác định được tầm quan trọng của việc giáo dục thẩm mỹ thông qua hoạt động tạo hình góp phần giáo dục toàn diện Đức - Trí - Thể - Mĩ cho trẻ, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Do vậy tôi đã chọn đề tài: “ Một số biện pháp giúp trẻ 24- 36 tháng hứng thú tham gia hoạt động tạo hình”. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Giúp giáo viên có những phương pháp và biện pháp cải tiến, sáng tạo để giúp trẻ làm quen với hoạt động tạo hình một cách gần gũi, thiết thực, hứng thú và dễ dàng nhất. - Khi thực hiện hoạt động này giúp trẻ phát triển tốt về ngôn ngữ, tích lũy vốn từ cho trẻ giúp trẻ không còn thụ động trong giao tiếp. - Giúp trẻ phát triển năng khiếu thẩm mỹ và tạo điều kiện để phát triển toàn diện về nhân cách cho trẻ. - Giúp trẻ hứng thú hơn và có kỹ năng trong hoạt động tạo hình. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU “Một số biện pháp giúp trẻ 24- 36 tháng tuổi hứng thú tham gia hoạt động tạo hình”. IV. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT- THỰC NGHIỆM - Trẻ 24-36 tháng tuổi. 2/15
- SKKN- Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi hứng thú tham gia hoạt động tạo hình. B. BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. 1. Tình trạng khi chưa thực hiện. Năm học 2019- 2020 tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 24-36 tháng tuổi. Tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn sau: a. Thuận lợi: - Được sự quan tâm của Ban lãnh đạo các cấp, Ban giám hiệu nhà trường đã tạo điều kiện, giúp đỡ giáo viên về chuyên môn, cơ sở vật chất, đồ dùng trang thiết bị dạy học. - Giáo viên nắm vững phương pháp, có trình độ trên chuẩn, được tiếp cận với các hoạt động giáo dục mầm non mới, được tham gia vào các lớp bồi dưỡng về chuyên môn hoạt động tạo hình của Phòng Giáo dục và nhà trường tổ chức. - Bản thân tôi luôn có tinh thần tự học, tự rèn luyên để nâng cao chuyên môn. - Trẻ lớp tôi ham học hỏi, thích khám phá những điều mới lạ. b. Khó khăn: - Đầu năm học trẻ mới đến trường nên còn quấy khóc và chưa có thói quen, nề nếp nhất là đối với giờ hoạt động học. - Vốn từ của trẻ ít, nhiều trẻ còn thụ động trong giao tiếp. - Khả năng nhận thức của trẻ không đồng đều. - Đối với các giờ hoạt động tạo hình sự hứng thú và kỹ năng tạo hình của trẻ còn hạn chế. - Mặc dù phụ huynh có hiểu biết nhưng chưa thực sự tích cực và chủ động rèn cho trẻ ở nhà, một số phụ huynh còn coi việc đưa con đến trường chỉ là để chơi, còn học vẫn là thứ yếu. 2. Số liệu điều tra trước khi thực hiện: - Từ những tình hình thực tế trên, tôi tiến hành khảo sát thực trạng trẻ trên lớp 24-36 tháng tuổi- D2, số trẻ 33 cháu ngay từ đầu năm học theo các tiêu chí và có được kết quả( Bảng kèm sau sáng kiến) II. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1. Biện pháp 1: Tự bồi dưỡng kiến thức về giáo dục hoạt động tạo hình cho bản thân. Để nâng cao chất lượng giảng dạy các hoạt động trong trường mầm non nói chung và giáo dục hoạt động tạo hình cho trẻ nói riêng. Bản thân tôi phải không ngừng học hỏi những phương pháp hay, mới lạ nhằm thu hút trẻ. Bởi giáo viên là người trực tiếp dạy dỗ, uốn nắn trẻ, đặc biệt với lứa tuổi nhà trẻ hoạt động tạo hình dựa trên cơ sở bắt chước là chủ yếu. Vì vậy đòi hỏi người giáo viên cần có kỹ năng tạo hình tốt. Là một giáo viên trẻ nên kinh nghiệm chưa có 4/15
- SKKN- Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi hứng thú tham gia hoạt động tạo hình. tôi sắp xếp khoa học, vừa tầm với của trẻ, trẻ dễ lấy sử dụng để trẻ thực hiện ý tưởng của mình, khuyến khích hướng cho trẻ làm thật nhiều sản phẩm tạo hình để trang trí cho góc chơi thêm đẹp, trưng bày những sản phẩm đẹp, sáng tạo do cô và trẻ làm được để hàng ngày trẻ được nhìn ngắm mỗi ngày. Từ đó, khuyến khích động viên trẻ, gợi mở cho trẻ tạo ra sản phẩm mới để trẻ hứng thú và tích cực hơn khi được tham gia hoạt động tạo hình.( Ảnh góc tạo hình- kèm theo cuối sáng kiến) Ngoài góc tạo hình ra ở các góc chơi khác trong lớp tôi cũng trang trí với mục đích lồng ghép kỹ năng tạo hình cho trẻ như: Góc bé chọn hình giống cô, Tại góc chơi tôi chuẩn bị những lô tô của cô và trẻ phù hợp theo kế hoạch của từng tháng, từng tuần. Khi trẻ tham gia chơi góc chơi này trẻ được cung cấp thêm kiến thức, vốn hiểu biết của mình về những hình ảnh, màu sắc, kích thước. Từ đó có thể lồng ghép rèn luyện kỹ năng tạo hình cho trẻ ở góc chơi nà Ví dụ: Ở chủ đề " Thực vật" tôi chuẩn bị những tranh một số loại hoa, qủa sau đó cho trẻ tô màu theo yêu cầu của cô. Khi trẻ tham gia chơi ở góc: Bé chơi với hình và màu, ở trên mảng tường tôi dán lô tô tô của cô có màu xanh, đỏ, vàng lên theo thứ tự hàng dọc thứ nhất là quả màu đỏ, hàng dọc thứ 2 là quả màu vàng và hàng dọc thứ 3 là màu xanh. Sau đó tôi cho trẻ lên chọn những lô tô và gài lên mảng tường theo yêu cầu của cô. Từ đó giúp trẻ hình thành, củng cố được biểu tượng về màu sắc của đối tượng. Nhờ có môi trường hoạt động phong phú và đa dạng mà tôi đã chuẩn bị cho trẻ, tôi thấy trẻ lớp tôi rất hứng thú khi tham gia vào các hoạt động. Trẻ được học trong khi chơi, trẻ được ôn luyện, thực hành những kỹ năng mà tôi đã truyền đạt cho trẻ. VD: Với chủ đề: “ Thế giới động vật” ở góc tạo hình tôi nặn một số con vật như: con gà, con cá, bày ở giá hoặc tranh một số con vật bằng các thể loại như vẽ, xé dán, tô màu để cung cấp kiến thức cho trẻ. Khi trẻ vào góc chơi hoặc giờ đón, trả trẻ hay giờ hoạt động chiều tôi thu hút gợi ý trẻ quan sát những sản phẩm đó. Khi thực hiện các đề tài“ Tô màu một số con vật , dán con gà ” trẻ đã có vốn kiến thức hiểu biết qua các sản phẩm thì trẻ sẽ tự tin hơn và thực hiện tốt hơn. Khi trẻ đã có hứng thú với môi trường góc chơi trong lớp rồi, cô cần tạo hứng thú, động viên và khích lệ trẻ để trẻ có thể tham gia một cách tích cực hơn, hiệu quả hơn thì điều không thể thiếu được là cô cần rèn nề nếp học tập cho trẻ, chính vì vậy tôi đã đưa ra biện pháp sau: 3. Biện pháp 3: Xây dựng nề nếp học tập và tạo hứng thú cho trẻ trong hoạt động tạo hình. Nề nếp của trẻ là bước đầu của một tiết học, nếu chúng ta không đưa trẻ vào nề nếp thì giờ học không đạt kết quả cao. Đặc biệt đối với lứa tuổi nhà trẻ, 6/15
- SKKN- Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi hứng thú tham gia hoạt động tạo hình. Với các cách vào bài như trên tôi đã tạo cho trẻ một cảm xúc mạnh mẽ, thích thú, kích thích và gợi được tính sáng tạo trong tiết ở trẻ, vì vậy trẻ sẽ hứng thú dùng hết khả năng của mình để tạo ra những sản phẩm đẹp. 4. Biện pháp 4: Rèn luyện kỹ năng tạo hình cho trẻ trong các hoạt động. Để có được một giờ học đạt kết quả cao phải dựa trên kết quả mà trẻ đạt được, khả năng tạo hình của trẻ ở nhóm lớp mình để xây dựng kế hoạch phù hợp với khả năng của trẻ. Trẻ 24 - 36 tháng tuổi tri giác sự vật, hiện tượng bằng tư duy trực quan hành động nên rất cần sự hỗ trợ của cô. Trẻ còn nhỏ kỹ năng tạo hình của trẻ còn hạn chế như: kỹ năng cầm bút còn ngượng, chưa đúng, nét vẽ tô còn vụng về, trẻ thường di màu tự do. Trẻ mới chỉ vẽ được nét thẳng, nét xiên để vẽ và tô màu. Vì thế, để trẻ làm quen và thực hiện được các kĩ năng cơ bản mà theo đúng mục tiêu giáo dục đã đề ra như trẻ phải thực hiện các kĩ năng tô, vẽ, dán, nặn theo hệ thống từ dễ đến khó. Chính vì vậy mà cô phải hướng dẫn, rèn luyện các kỹ năng tạo hình cơ bản cho trẻ, tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với các loại sản phẩm tạo hình khác nhau với các hình thức hoạt động khác nhau. a. Rèn kĩ năng cơ bản cho trẻ trong hoạt động tạo hình. + Kĩ năng cầm bút tạo ra đường nét: Con người sinh ra không phải ai cũng đã có sẵn trong mình những năng khiếu thẩm mĩ hay có những tài năng bên mình mà đòi hỏi thông qua giáo dục và hoạt động thì từ đó những tài năng và khả năng đó mới được bộc lộ và phát triển. Nhất là đối với trẻ nhỏ, việc học của trẻ không phải đơn thuần là đưa trẻ vào một khuôn phép chặt chẽ mà học của trẻ ở đây là thông qua “Học mà chơi, chơi mà học”. Đây là thao tác tương đối khó khăn đối với trẻ nhà trẻ, vì vậy khi dạy trẻ tôi tiến hành dạy trẻ các thao tác từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, các hoạt động đó được liên tục thực hiện để hình thành kỹ năng cho trẻ. Đầu tiên tôi cho trẻ cầm bút di màu theo ý thích của trẻ. Sau đó di màu các hình ảnh to, rõ nét, ít chi tiết. Khi trẻ đã cầm bút khá thành thạo tôi dạy trẻ kỹ năng cơ bản nhất như: Vẽ nét thẳng, nét ngang, nét xiên . Ví dụ: Trong bài dạy trẻ “Vẽ mưa”, tôi giúp trẻ có kiến thức vẽ được nét thẳng theo hướng dẫn của cô: Để vẽ được mưa cô vẽ những nét thẳng; cô đặt bút từ trên vẽ một nét xuống . Cứ như vậy các con sẽ vẽ nhiều nét thẳng để tạo thành mưa. Khi trẻ đã có kỹ năng vẽ một số nét cơ bản tôi hướng dẫn cho trẻ tập vẽ các bức tranh theo ý thích của trẻ. Ở giai đoạn này chưa đòi hỏi trẻ phải tạo được bức tranh hoàn chỉnh mà chỉ yêu cầu trẻ tưởng tượng và thể hiện theo ý thích của mình là được. * Kĩ năng tô màu: Lứa tuổi nhà trẻ kĩ năng tô của trẻ chưa tốt vì các cơ tay của trẻ còn non và yếu nên trẻ thường tô mờ, không đều tay chỗ đậm chỗ nhạt, hay 8/15