Báo cáo biện pháp Một số biện pháp nâng cao vai trò của tổ trưởng trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ

Bác Hồ đã từng nói: “Trẻ em hôm nay - Thế giới ngày mai”. Và chúng ta cũng nhận thức được “Sức khỏe của trẻ em hôm nay là sự phồn vinh của đất nước ngày mai”. Trẻ em là nguồn hạnh phúc của mọi gia đình, của toàn xã hội, là tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp của cha anh, gánh vác mọi công việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Để trẻ luôn khoẻ mạnh và phát triển một cách toàn diện về đức trí, thể , mĩ, tình cảm, quan hệ xã hội thì việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ theo khoa học là hết sức quan trọng và cần thiết. Trong đó việc nuôi dưỡng trẻ theo khoa học được coi trọng, nó ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện của trẻ. Chính vì vậy việc xây dựng được một chế độ chăm sóc và dinh dưỡng hợp lý là câu hỏi đặt ra cho ngành Giáo dục nói chung và các trường mầm non nói riêng.

Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ…hình thành những yếu tố của nhân cách chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1, là nền tảng cho quá trình học tập suốt đời của trẻ. Để đạt được những mục tiêu đó thì việc kết hợp hài hoà giữa nuôi dưỡng, chăm sóc sức khoẻ và giáo dục trẻ là điều tất yếu, giúp cơ thể trẻ khoẻ mạnh, phát triển cân đối và trang bị kiến thức cho trẻ để trẻ biết tự bảo vệ và giữ gìn sức khoẻ.

Nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non là nhiệm vụ rất quan trọng. Nó góp phần thúc đẩy trẻ phát triển về thể lực, trí tuệ, sức khoẻ tạo nền móng phát triển nhận thức, thẩm mỹ… giúp trẻ phát triển toàn diện. Đó là nhiệm vụ trọng tâm đặt lên đôi vai của mỗi nhà trường, trong đó góp phần không nhỏ là nhiệm vụ của tổ nuôi dưỡng chúng tôi.

doc 20 trang Đình Bảo 21/08/2023 7501
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp nâng cao vai trò của tổ trưởng trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_nang_cao_vai_tro_cua_to_t.doc

Nội dung text: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp nâng cao vai trò của tổ trưởng trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ

  1. SKKN: Một số biện pháp nâng cao vai trò của tổ trưởng trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận Bác Hồ đã từng nói: “Trẻ em hôm nay - Thế giới ngày mai”. Và chúng ta cũng nhận thức được “Sức khỏe của trẻ em hôm nay là sự phồn vinh của đất nước ngày mai”. Trẻ em là nguồn hạnh phúc của mọi gia đình, của toàn xã hội, là tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp của cha anh, gánh vác mọi công việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Để trẻ luôn khoẻ mạnh và phát triển một cách toàn diện về đức trí, thể , mĩ, tình cảm, quan hệ xã hội thì việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ theo khoa học là hết sức quan trọng và cần thiết. Trong đó việc nuôi dưỡng trẻ theo khoa học được coi trọng, nó ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện của trẻ. Chính vì vậy việc xây dựng được một chế độ chăm sóc và dinh dưỡng hợp lý là câu hỏi đặt ra cho ngành Giáo dục nói chung và các trường mầm non nói riêng. Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ hình thành những yếu tố của nhân cách chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1, là nền tảng cho quá trình học tập suốt đời của trẻ. Để đạt được những mục tiêu đó thì việc kết hợp hài hoà giữa nuôi dưỡng, chăm sóc sức khoẻ và giáo dục trẻ là điều tất yếu, giúp cơ thể trẻ khoẻ mạnh, phát triển cân đối và trang bị kiến thức cho trẻ để trẻ biết tự bảo vệ và giữ gìn sức khoẻ. Nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non là nhiệm vụ rất quan trọng. Nó góp phần thúc đẩy trẻ phát triển về thể lực, trí tuệ, sức khoẻ tạo nền móng phát triển nhận thức, thẩm mỹ giúp trẻ phát triển toàn diện. Đó là nhiệm vụ trọng tâm đặt lên đôi vai của mỗi nhà trường, trong đó góp phần không nhỏ là nhiệm vụ của tổ nuôi dưỡng chúng tôi. 2. Cơ sở thực tiễn Không giống như các cấp học khác có nhiệm vụ trọng tâm là giáo dục trẻ. Ở bậc học mầm non có nhiệm vụ đặc trưng hơn bao gồm cả chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Ở độ tuổi mầm non trẻ được chăm sóc bán trú nên thời gian trẻ ở trường là khá nhiều, được chăm sóc cả bữa ăn và giấc ngủ Chính vì vậy việc chăm sóc trẻ ở trường góp phần rất lớn vào sự phát triển chung của trẻ. Khi chọn ngành chế biến món ăn thực sự tôi không nghĩ là mình sẽ được làm trong ngành giáo dục. Lúc đó ước mơ của tôi là được trở thành đầu bếp của một khách sạn nào đó. Nhưng đúng là nghề chọn người, tôi ra trường đúng vào thời điểm trường mầm non đang tuyển nhân viên nuôi dưỡng, không hiểu sao 1/ 19
  2. SKKN: Một số biện pháp nâng cao vai trò của tổ trưởng trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ Thời gian thực hiện: Bắt đầu từ tháng 9/2019 và kết thúc vào tháng 3/2020. B. BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Tình trạng khi chưa thực hiện a. Thuận lợi Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, Đảng uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân xã, các ban ngành địa phương luôn quan tâm sát sao, chỉ đạo kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi cho trường về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ chăm sóc - giáo dục trẻ. Phòng Giáo dục huyện thường xuyên tổ chức kiến tập tại các trường điểm và mở lớp tập huấn công tác chuyên môn nói chung và công tác chăm sóc nuôi dưỡng nói riêng. Trường nằm ở địa bàn trung tâm xã rất thuận tiện và được công nhận là trường chuẩn Quốc gia vào tháng 12/2009 và được nhận quyết định công nhận lại vào năm học 2015 - 2016. Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, trường được xây mới lại 2 dãy nhà dạy học, phòng chức năng, phòng hiệu bộ và toàn bộ khu vực bếp khang trang, có đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ: Có tủ sấy bát, tủ cơm điện, bộ hút mùi, dụng cụ đun nấu đầy đủ tiện nghi mới tốt, không gây độc hại khi chế biến cho trẻ. Được sự quan tâm của ban giám hiệu và tập thể giáo viên, nhân viên trong nhà trường. Đặc biệt chị em nhân viên trong tổ nuôi dưỡng có trình độ chuyên môn đạt chuẩn, một số đồng chí có trình độ trên chuẩn, nhiệt tình, yêu nghề đã luôn động viên giúp tôi khắc phục được những khó khăn để hoàn thành tốt công việc của mình và cấp trên giao. Bản thân là tổ trưởng với lòng yêu nghề mến trẻ tôi luôn tự học hỏi, đúc rút kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Trường có nhân viên y tế hỗ trợ công tác chăm sóc nuôi dưỡng và theo dõi sức khỏe trẻ được tốt hơn. Bếp ăn mới được xây dựng theo quy trình bếp một chiều, thuận lợi cho nhân viên trong quá trình làm việc, tăng năng suất và cường độ lao động. Tỷ lệ trẻ ăn bán trú cao đạt 100%. Phụ huynh học sinh luôn quan tâm đến quá trình ăn uống của trẻ. Về chăm sóc, nuôi dưỡng phụ huynh thường xuyên trao đổi với các cô về tình hình ăn uống của con mình ở nhà. Để các cô có thể hiểu hơn về tâm lý và sở thích món ăn của các cháu từ đó làm cho công tác chăm sóc của trường tôi tốt hơn. b. Khó khăn 3/ 19
  3. SKKN: Một số biện pháp nâng cao vai trò của tổ trưởng trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ - Tham gia kiến tập chuyên đề tại các trường điểm, các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn do phòng Giáo dục và Trung tâm y tế Huyện tổ chức. Qua các buổi kiến tập tôi phát huy những mặt tốt mà trường chúng tôi đã làm được và tiếp tục học tập, tiếp thu những điểm mạnh của trường bạn để áp dụng vào công tác nuôi dưỡng trường tôi được tốt hơn nữa. - Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ bằng cách tham gia học lớp Kỹ thuật chế biến món ăn hệ Cao đẳng. - Thường xuyên cập nhật kiến thức, thông tin: Qua sách báo, tạp chí, ti vi, internet và các văn bản mới của Bộ y tế, Viện dinh dưỡng. - Theo dõi các chương trình truyền hình: Bếp Việt, Giai điệu lửa hồng, Chuẩn cơm mẹ nấu, Món ngon mỗi ngày, Siêu sao ẩm thực - Học kinh nghiệm dân gian qua bạn bè, người thân và chị em đồng nghiệp. Sau khi áp dụng các biện pháp trên, bản thân tôi đã tích lũy cho mình rất nhiều những kinh nghiệm trong việc thay thế, kết hợp các loại thực phẩm với nhau để có được những bữa ăn phong phú, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ. Nắm được tỷ lệ các chất P: L: G, Can xi, B1 phù hợp với từng lứa tuổi, đảm bảo lượng calo cần cung cấp cho trẻ ở trường, nắm được nguyên tắc xây dựng thực đơn nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ. 2. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ nuôi dưỡng cho từng năm học Đầu năm học, dựa vào hướng dẫn, công văn chỉ đạo về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học của Phòng Giáo dục và Đào tạo Huyện. Dựa vào kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường, dựa vào tình hình thực tế của tổ tôi đã xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ nuôi dưỡng và đặt ra phương hướng cho năm học tiếp theo. Trước tiên tôi chỉ ra tình hình đặc điểm của tổ, những thuận lợi, khó khăn để từ đó phát huy những thuận lợi và khắc phục những mặt còn khó khăn đó. Bước 2 là đặt ra nhiệm vụ trọng tâm và xây dựng biện pháp để thực hiện các nhiệm vụ đó, mỗi một nhệm vụ sẽ có biện pháp thực hiện tương ứng. a. Nhiệm vụ: - Xây dựng được khẩu phần ăn hợp lý, phù hợp với nhu cầu của trẻ. - Thực hiện tốt công tác chế biến nón ăn cho trẻ trong trường theo đúng thực đơn. đảm bảo khẩu phần ăn của trẻ, cân đối về dưỡng chất, món ăn đẹp mắt, hấp dẫn giúp trẻ ăn ngon ăn hết suất và phát triển khỏe mạnh. - Thực hiện tốt quy chế chuyên môn trong công tác nuôi dưỡng. Thực hiện đúng quy trình bếp một chiều, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trước trong và sau khi chế biến. 5/ 19
  4. SKKN: Một số biện pháp nâng cao vai trò của tổ trưởng trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ nguồn thực phẩm. Thường xuyên kiểm tra khâu chế biến, vệ sinh dụng cụ nấu. Cùng với kế toán chia ăn đảm bảo hợp vệ sinh và đúng theo định lượng chia ăn đã tính. Ghi chép sổ sách đầy đủ, rõ ràng. Sổ kiểm thực ba bước được ghi chép theo đúng sự phân công. Lưu mẫu thức ăn hàng ngày đầy đủ, đúng quy định. - Xây dựng và cân đối khẩu phần ăn hợp lý với hơn 15 loại thực phẩm trong bữa chính, tính khẩu phần ăn theo nhu cầu khuyến nghị về năng lượng và các chất dành cho trẻ của Bộ y tế. Phối hợp với phụ huynh có chế độ ăn, chế độ vận động hợp lý đối với trẻ suy dinh dưỡng và trẻ có nguy cơ béo phì. - Đưa thêm 2 bữa xào/tuần vào thực đơn đối với trẻ mẫu giáo, nhà trẻ 1 bữa/tuần. Lựa chọn món xào phù hợp với trẻ. - Nhà trường thành lập ban chỉ đạo công tác thực phẩm, nước uống, sữa bột, thực hiện nghiêm túc quy trình lựa chọn, ký kết hợp đồng với các công ty cung ứng thực phẩm sạch, có đầy đủ các điều kiện theo quy định. Nước uống và nước sử dụng phải được kiểm định 6 tháng 1 lần. Mùa đông trẻ được dùng nước ấm. - Hàng ngày, công khai tài chính đúng quy định. Hồ sơ nuôi dưỡng khoa học, đúng quy định, đạt chất lượng theo yêu cầu. Duy trì sử dụng phần mềm dinh dưỡng Viettec tính khẩu phần ăn cho trẻ. - Chương trình sữa học đường: Cùng nhà trường tổ chức tuyên truyền đến phụ huynh bằng nhiều hình thức để 100% trẻ mẫu giáo được uống sữa. Thống nhất với cha mẹ trẻ thời điểm uống sữa vào 8h30 sau khi thể dục sáng. - Cải tiến, đổi mới hình thức truyền thông quảng bá bằng hình ảnh, tuyên truyền qua website của nhà trường hoạt động của nhân viên nuôi dưỡng, thực đơn và các bữa ăn của trẻ. - Tham gia trồng cây xanh, giữ vệ sinh môi trường. Chăm sóc tốt bữa ăn cho cán bộ, giáo viên, nhân viên. - 100% nhân viên tham gia hội thi “Ngày hội dinh dưỡng” cấp trường và chuẩn bị thật tốt cho hội thi “Ngày hội dinh dưỡng” cấp Huyện để đạt kết quả tốt nhất. Xây dựng thực đơn tham gia hội thi phù hợp với tiêu chí, đặc sắc. - Tăng cường huy động trẻ trong độ tuổi đến lớp. Tham mưu với nhà trường, nhân viên y tế và phụ huynh làm tốt công tác nuôi dưỡng trẻ. Xây dựng kế hoạch chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng và trẻ béo phì. Giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng và béo phì xuống mức thấp nhất có thể so với đầu năm học. - Thực hiện nghiêm túc lịch sinh hoạt tổ chuyên môn 2 tuần/lần vào ngày 15 và họp rút kinh nghiệm vào ngày 30 hàng tháng. 3. Biện pháp 3: Tham mưu với nhà trường bổ sung đồ dùng, trang thiết bị phục vụ cho công tác nuôi dưỡng 7/ 19
  5. SKKN: Một số biện pháp nâng cao vai trò của tổ trưởng trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ 18 Thớt chín 2 2 19 Quạt hơi nước 1 1 x 20 Xô inox đựng cốc 19 Ngoài ra trong quá trình làm việc có một số đồ dùng cần bổ sung thì tôi tiếp tục tham mưu với nhà trường như: đồ dùng bảo hộ lao động của nhân viên, giẻ rửa bát, dép đi trong nhà, tạp dề Nhờ công tác tham mưu bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị cho nhà bếp đã giúp cho công việc của chúng tôi được thuận lợi, tăng cường độ và hiệu quả công việc lên rõ rệt. 4. Biện pháp 4: Xây dựng bảng phân công dây chuyền, lập sổ theo dõi và phân công nhiệm vụ hợp lý Việc lập các sổ theo dõi, phân công là rất cần thiết và quan trọng trong việc phân công nhiệm vụ cho các nhân viên trong tổ. Trước đây tổ có khá nhiều sổ, việc ghi chép và theo dõi khá mất thời gian. Năm học này tôi đã có những thay đổi trong việc ghép các đầu sổ vào chung 1 quyển sổ, vừa tiết kiệm lại khoa học và dễ ghi chép, theo dõi. Ví dụ: “Sổ theo dõi lịch phân công dây chuyền tổ nuôi, giao nhận thực phẩm và hỗ trợ trực trưa”. Ngoài việc được phân công nhiệm vụ hỗ trợ ăn trưa thì mỗi nhân viên có nhiệm vụ ghi vào sổ theo dõi chất lượng bữa ăn của trẻ. Khi phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong tổ tôi linh hoạt trong việc sắp xếp để phù hợp với tính chất công việc và phù hợp năng lực của từng cá nhân. Ví dụ: Khi phân công 2 nhân viên nấu chính, tôi sẽ phân 1 đồng chí nhanh nhẹn, công tác lâu năm hơn, có kinh nghiệm hơn cùng với 1 đồng chí mới có ít kinh nghiệm hơn để mỗi nhóm các thành viên sẽ hỗ trợ, giúp đỡ nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Phối hợp dây chuyền và phân công cô nuôi là một khâu vô cùng quan trọng không thể thiếu trong công tác chăm sóc - nuôi dưỡng trẻ, nếu như thực hiện dây chuyền không linh hoạt, đều tay thì công việc chồng chéo, không đạt hiệu quả dẫn đến chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ sẽ bị hạn chế. Chính vì vậy tôi và chị em trong tổ nuôi dưỡng luôn phối hợp với nhau một cách hài hòa, hợp lý để đạt hiệu quả cao trong công việc. (Hình ảnh phần minh chứng) Sau khi được đi kiến tập tại trường mầm non Thọ Xuân, Liên Hồng, cùng với bảng phân công dây chuyền do Ban giám hiệu đã xây dựng, tôi tham mưu với Ban giám hiệu bổ sung thêm một số công việc phù hợp với trường mình. Sau 2 tuần thực hiện, chúng tôi đã xây dựng được bảng phân công hợp lý, khoa 9/ 19