Báo cáo biện pháp Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi khám phá khoa học đạt kết quả

  1. Hoạt động khám phá là một quá trình tiếp xúc, tìm tòi tích cực từ phía trẻ nhằm phát hiện những cái mới, những cái ẩn dấu trong các sự vật, hiện tượng xung quanh. Mục tiêu của khám phá là: Giúp trẻ có những hiểu biết đơn giản, chính xác, cần thiết về các sự vật, hiện tượng xung quanh; phát triển các kỹ năng nhận thức, kỹ năng xã hội và hình thành cho trẻ thái độ sống tích cực trong môi trường, trong đó mục tiêu phát triển kỹ năng là mục tiêu cơ bản. Để đạt được các mục tiêu nêu trên rất cần sự hướng dẫn, giúp đỡ phù hợp từ phía giáo viên. Trong những năm gần đây việc cho trẻ khám phá đã có những đổi mới đáng khích lệ. Nhiều trường mầm non đã mạnh dạn lựa chọn những đề tài, nội dung khám phá rất mới so với những đề tài quen thuộc trước đây. Đã có sự chú trọng nhất định trong việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ. Tuy vậy trong quá trình khám phá vẫn còn có những hạn chế, thể hiện rõ nhất là việc ôm đồm quá nhiều nội dung khám phá trong một hình thức tổ chức. Điều này làm cho các hoạt động khám phá trở nên nặng nề, quá tải, trẻ không được tham gia những trải nghiệm phù hợp với khả năng, vì vậy không có cơ hội phát triển ở trẻ các kỹ năng nhận thức, khám phá.
  2.     Tâm hồn trẻ rất ngây thơ và trong sáng, trẻ “Chơi mà học và học bằng chơi” thế giới xung quanh qua “ Lăng kính chủ quan” của trẻ, tất cả đều mới lạ với biết bao điều kỳ diệu! và “Vì sao lại thế?” hay “Tại sao thế nhỉ?”…Luôn là những câu hỏi thắc mắc, là những điều trẻ luôn khao khát muốn biết, muốn tìm hiểu và khám phá!
  3. Có lẽ ngay từ lúc cất tiếng khóc chào đời cho tới khi biết cầm nắm các vật trên tay, hay khi trẻ biết bước những bước đi chập chững đầu tiên của cuộc đời, trẻ đã muốn tìm hiểu và khám phá về thế giới xung quanh?
doc 26 trang Đình Bảo 21/08/2023 2140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi khám phá khoa học đạt kết quả", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_gay_hung_thu_cho_tre_5_6.doc

Nội dung text: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi khám phá khoa học đạt kết quả

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN ĐAN PƯỢNG TRƯỜNG MẦM NON ĐAN PHƯỢNG - - SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÂY HỨNG THÚ CHO TRẺ 5-6 TUỔI KHÁM PHÁ KHOA HỌC ĐẠT KẾT QUẢ. Lĩnh vực: Giáo dục mẫu giáo Cấp học: Mầm non. Tên tác giả: Nguyễn Thị Hiền. Đơn vị công tác: Trường mầm non Đan phượng. Chức vụ: Giáo viên. NĂM HỌC: 2019 - 2020 1 /26
  2. biết của trẻ về đối tượng được củng cố và chính xác hơn ngôn ngữ được phát triển. 2. Cơ sở thực tiễn Trong trường mầm non giáo viên hướng dẫn trẻ làm quen với môi trường tự nhiên có vai trò đặc biệt quan trong đối với trẻ nhỏ. Có thể nói tự nhiên là nguồn gốc của các tri giác cụ thể đầu tiên của con người. Trẻ em ở khắp nơi luôn tiếp xúc với tự nhiên bằng mọi cách. Tất cả các sự vật hiện tượng tự nhiên đều có thể làm trẻ chú ý, làm chúng phấn khởi và cung cấp tri thức phong phú. Trẻ ở tuổi này lĩnh hội các biểu tượng khái quát về sự vật hiện tượng hiểu được mối quan hệ và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng. Nếu được giáo dục một cách đúng đắn trẻ không những chỉ lĩnh hội tri thức về sự vật, hiện tượng xung quanh, mà còn học được cách tiếp cận đối tượng, cách thức khám phá sự vật hiện tượng. Chính quá trình khám phá môi trường đã tạo điếu kiện để trẻ phát triển thể chất, thẩm mỹ đạo đức và lao động cho trẻ. Bên cạnh đó, sự mở rộng và làm phong phú kinh nghiệm xã hội của trẻ diễn ra trong quá trình giao tiếp giữa trẻ với bạn, với người lớn khi trẻ đến trường mầm non. Hướng dẫn trẻ khám phá khoa học là phương thức hoạt động gắn bó giữa giáo viên và trẻ nhằm tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với môi trường tự nhiên để trẻ thích ứng với môi trường, nhận thức về môi trường , tích cực tham gia cải tạo môi trường thỏa mãn nhu cầu khám phá và phát triển bản thân trẻ. Để giúp trẻ làm tốt vai trò chủ thể của quá trình khám phá thế giới xung quanh giáo viên cần quan tâm đến nhu cầu, hứng thú của trẻ tận dụng các biện pháp, các cơ hội trong cuộc sống cho trẻ được khám phá sự vật hiện tượng xung quanh chúng cho trẻ được trải nghiệm cảm xúc, tích lũy kinh nghiệm để đi đến hiểu biết bản chất của sự vật hiện tượng và thông qua hoạt động khám phá giúp trẻ hình thành kỹ năng sống phù hợp. Hiểu được tầm quan trọng của việc cho trẻ tích cực tham gia hoạt động khám phá. Trong quá trình nghiên cứu, ứng dụng đề tài của mình trên trẻ tôi nghiệm ra rằng muốn trẻ phát triển toàn diện theo tôi chúng ta cần xây dựng sáng tạo biện pháp giáo dục hay, mới lạ, cuốn hút trẻ để thích thú khi học khám phá khoa học chính vì vậy mà tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp gây hứng cho trẻ 5 - 6 tuổi khám phá khoa học đạt kết quả ” để nghiên cứu tìm ra những biện pháp hay giúp trẻ học tốt môn học này. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU. Đối với trẻ mầm non, hoạt động khám phá khoa học rất quan trọng, và cần thiết đối với trẻ vì nó đem lại cho trẻ những khám phá mới, những thích thú mới 3 /26
  3. B. BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYÊT VẤN ĐỀ I. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Tình trạng khi chưa thực hiện a. Thuận lợi Năm học 2019- 2020, tổng số trẻ lớp tôi là 42 cháu. Trong đó 22 cháu gái, 20 cháu trai. Thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 5- 6 tuổi, theo chương trình giáo dục mầm non mới. Khi thực hiện đề tài này tôi thấy những thuận lợi và khó khăn sau : Lớp được phân công 2 giáo viên/ lớp. Phòng giáo dục đào tạo và nhà trường luôn tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên được học tập, bồi dưỡng theo từng chuyên đề để nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên. Cơ sở vật chất mới xây dựng khang trang, sạch đẹp, thoáng mát. Phụ huynh cũng dần thay đổi nhận thức, quan tâm đến ngành học và phối hợp tốt với cô giáo và nhà trường trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Trẻ vẫn đang được học theo chương trình giáo dục mầm non mới, được tiếp thu kiến thức theo quy tắc đồng tâm, có hệ thống từ dễ đến khó, trẻ học và làm quen với các hoạt động mang tính vừa sức. Giáo viên luôn lấy trẻ làm trung tâm do vậy trẻ có những kiến thức, kỹ năng cơ bản của từng độ tuổi. 100% trẻ 5 tuổi được phổ cập. Giáo viên được học tập và áp dụng bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi vào việc xây dựng kế hoạch và đánh giá trẻ theo các chỉ số để từ đó có sự điều chỉnh kịp thời theo các sự kiện. b. Khó khăn Bên cạnh thuận lợi, trong quá trình thực hiện giáo viên không ít cũng gặp những khó khăn: Đầu năm học một số cháu đến lớp mà chưa qua lớp mẫu giáo nhỡ, còn ngỡ ngàng, rụt rè, việc kích thích trẻ tự tìm hiểu, khám phá còn gặp nhiều khó khăn Đây cũng là một trong những khó khăn khi giáo viên truyền thụ kiến thức cho trẻ. Một số phụ huynh làm nghề nông, nghề phụ và mải lo kinh tế gia đình nên chưa quan tâm đúng mức đến con em mình dẫn đến việc nhận thức của trẻ trong lớp không đồng đều nên cũng ảnh hưởng đến quá trình giáo dục trẻ. Sĩ số lớp đông , khó khăn trong việc tổ chức hoạt động cho trẻ. Đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt động khám phá chưa phong phú, còn hạn chế(vì kinh phí hơi cao). Kiến thức giáo viên cung cấp cho trẻ còn sơ sài. Trẻ nhút nhát, chưa mạnh dạn tự tin khi giao tiếp. Có một số phụ huynh nhận thức chưa đúng đắn về tầm quan trọng của ngành học. 5 /26
  4. vừa làm đồ dùng, đồ chơi phong phú vừa rẻ tiền vừa dễ kiếm .Các tranh, lô tô đều được phân loại để ở giá vừa dễ lấy, dễ cất, dễ tìm kiếm. Ví dụ: Cho trẻ hoạt động ở góc thiên thiên. Ở góc thiên nhiên là góc dành riêng cho trẻ để khám phá thế giới xung quanh. Ở góc này tôi trồng rất nhiều cây xanh, bố trí nhiều bình nước, kính lúp để khi trẻ tham gia hoạt động trẻ vừa được chăm sóc cây vừa được khám phá cấu tạo của lá cây.( Có hình ảnh minh chứng cuối sáng kiến – hình ảnh 1) 2. Biện pháp 2: Tạo hứng thú cho trẻ khám phá khoa học dưới nhiều hình thức khác nhau Việc cho trẻ hành động với đối tượng sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái, thích thú, khích thích được tính tò mò ham hiểu biết ở trẻ từ đó trẻ sẽ dễ dàng nắm bắt được những kiến thức mà cô truyền đạt. Khi cho trẻ khám phá các đối tượng cô không nên đưa luôn ra ngay đối tượng đó vì nó sẽ mang tính chất khô cứng, dập khuôn, máy móc, không tạo được sự hấp dẫn cho trẻ mà cô cần đưa ra những tình huống có vấn đề, những hinh thức sinh động, sáng tạo để lôi cuốn sự tập trung , chú ý, khơi dậy trí tò mò, khám phá của trẻ . Việc lựa chọn những hình thức để đưa vào trong phần giới thiệu bầi phải phù hợp với nội dung dạy, sao cho sinh động, hấp dẫn với trẻ. Những hình thức giới thiệu bài phải luôn thay đổi trong các tiết học để cho trẻ khỏi bị nhàm chán. Ví dụ: Hoạt động khám phá khoa học- Đề tài: Khám phá về nước biển. Để chuẩn bị cho giờ học khám phá về nước biển tôi đã chuẩn bị 3 cốc nước, bột màu xanh, muối. Vào bài tôi sẽ kể cho trẻ nghe câu “ Giọt nước tí síu” Tôi hỏi trẻ: Giọt nước đến từ đâu? Nước biển có màu gì? Nước biển mặn hay ngọt? Tôi cho trẻ làm thí nghiệm đó là pha chế nước biển. + Chia trẻ làm 3 nhóm: Tôi hỏi trẻ muốn pha chế nước biển cần có những gì? Để có nước màu xanh cần phải làm gì? Sau đó cho trẻ về 3 nhóm làm thí nghiệm.Tôi đi đến từng nhóm quan sát các nhóm sau đó cho trẻ nhận xét. Cho trẻ xem video về cảnh biển Vịnh Hạ Long. -> Qua thí nghiệm về nước biển trẻ hiểu nước biển rất mặn, có màu xanh, nước biển còn làm được muối, nước biển mặn để nuôi những loài tôm, cua, cá chỉ sống được ở vùng nước mặn. Qua đó giáo dục trẻ không vứt rác ra biển sẽ làm ô nhiễm nguồn nước. Ví dụ: Hoạt động khám phá - Đề tài: Khám phá về cát và sỏi Với trò chơi với cát, sỏi tôi đã chuẩn bị được cát, sỏi, nước sạch, thìa, bông gòn,vỏ chai nước khoáng, thau nhựa 7 /26
  5. cách gây hứng thú cho trẻ bằng những hình ảnh đẹp, những đoạn video tôi còn gây hứng thú cho trẻ bằng những bài hát, bài đồng dao, ca dao hoặc những bài thơ do tôi tự sáng tác, sưu tầm hoăc những màn ảo thuật vô cùng hấp dẫn. Với những hình thức thay đổi trong cùng một tiết dạy sẽ tạo cho trẻ có cảm giác mới lạ, trẻ sẽ thích thú và tập trung chú ý vào việc quan sát đối tượng. 3. Biện pháp 3: Tăng cường cho trẻ tham gia hoạt động thực hành, trải nghiệm. Tạo điều kiện cho trẻ thường xuyên tiếp xúc với các sự vật hiện tượng chính là cho trẻ thường xuyên hoạt động với các sự vật hiện tượng xung quanh một cách trực tiếp như nhìn, sờ, nắn, ngửi, nếm, nghe, chơi với chúng Trong quá trình hoạt động đó trẻ được bộc lộ mình vừa được hình thành và phát triển tâm lý, khi tiếp xúc với các sự vật hiện tượng xung quanh trẻ được lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội của loài người chứa trong các sự vật hiện tượng, các mối quan hệ của con người trẻ học được cách gọi tên, cách sử dụng, biết được các đặc điểm thuộc tính, mối quan hệ của các sự vật hiện tượng rộng phát triển mở mở rộng vốn từ của trẻ. Ví dụ: Hoạt động khám phá khoa học- Đề tài: Rác thải. Với đề tài rác thải tôi sẽ cho trẻ được học thông qua hoạt động giáo dục theo phương pháp STEM/SETAM để trẻ được thực hành tham gia trải nghiệm một cách tích cực, sáng tạo. Đặc biệt là kỹ năng tự phục vụ và làm việc theo nhóm. Muốn trẻ hiểu biết về thế nào là rác thải? và phân loại của rác thải tôi đã dạy trẻ dạy trẻ hoạt động theo đề án nhưa sau: - Ngày thứ 1: Hỏi trẻ: Rác thải là gì? Hàng ngày con thải ra những rác gì? - Ngày thứ 2: Hướng dẫn cách xử lí rác thải. - Ngày thứ 3: Làm thế nào để giảm lượng rác thải trong sân trường, lớp học. Phân loại rác. Những cách để tái chế rác. - Ngày thứ 4: Cái gì có thể phân hủy được? (Trẻ lựa chọn 1 đồ dùng dự đoán xem có phân hủy được không? Chôn vào cốc – đất – đánh dấu kí hiệu, sau một tháng sẽ kiểm tra) Làm phân hữu cơ. -> Qua đề án này giúp trẻ hiểu thế nào là rác thải? trẻ biết cách sử lý rác thải, biết phân loại một số rác thải. Trẻ biết đươc một số rác thải có thể làm được các tác phẩm mĩ thuật rất đẹp như lá cây, nilong Để tạo cho trẻ có môi trường và không gian tiếp xúc với các sự vật hiện tượng một cách tốt nhất tôi đã chú trọng đến việc xây dựng góc thiên nhiên cho trẻ. Cho trẻ được hoạt động chăm sóc cây, nhặt cỏ, tưới nước, làm các thí nghiệm Tôi đã sưu tầm các vỏ xà phòng, hộp bia, hộp kem, và mua các chậu gốm bé, để trẻ trồng các loại cây xanh, cây hoa, rau Hàng ngày trẻ chăm sóc 9 /26
  6. - Khi cho trẻ làm quen với một số màu sắc, cách pha màu. Muốn cho trẻ nhận biết được về các màu cơ bản. Cô phải cho trẻ được trải nghiệm, phân biệt được các màu cơ bản, từ đó trẻ sẽ biết cách pha từ màu cơ bản được các màu mà bé thích. - Khi trẻ được tự tay pha các màu thì trẻ sẽ rất thích thú và chú ý quan sát, trẻ được quan sát một cách trực tiếp sẽ giúp trẻ ghi nhớ một cách sâu sắc hơn. Ví dụ: Hoạt động khám phá khoa học - Đề tài: Sự kỳ diệu của màu sắc. - Với trò chơi với các màu tôi đã chuẩn bị một số màu cơ bản như: Màu trắng, màu đỏ, màu xanh lá cây, màu đen, màu xanh da trời, màu vàng . Một số màu sau đó tôi cùng trẻ làm thí nghiệm pha màu. - Cô cho trẻ tìm hiểu sự kỳ diệu của màu nước. + Cho trẻ trải nghiệm 1: Cách pha màu: Cô đưa ra bảng công thức pha màu.Tỉ lệ pha của các màu với nhau, sau đó cô cho trẻ tự pha màu theo các công thức đó. + Cho trẻ trải nghiệm 2: Quá trình pha màu. - Trẻ đọc từng công thức trên bảng và lần lượt làm thí nghiệm pha màu vào 5 cốc, ( 5 công thức pha màu) Vàng + đỏ = Cam Đỏ + lá cây = Nâu Da trời + hồng = Tím Vàng + xanh nước biển = Xanh lá cây Đỏ + trắng = Hồng. - Trẻ cùng quan sát thí nghiệm pha màu thực tế có giống với các công thức pha màu trên bàn mà trẻ được làm thí nghiệm. Ứng dụng trong cuộc sống: Cô chuẩn bị rất nhiều loại nước ép hoa quả như: Dứa, dưa hấu, ổi cô cho trẻ về bàn và tự pha cho mình những cốc sinh tố mà trẻ thích. + Cho trẻ trải nghiệm 3: - Trẻ đi lấy tất cả các đồ dùng đầu giờ học trẻ mang đến để làm thí nghiệm khám phá về màu sắc. + Nhóm 1: Làm thí nghiệm: “Vũ điệu sữa” + Nhóm 2: Làm thí nghiệm: “Cầu vồng trong lọ” + Nhóm 3: Làm thí nghiệm: Pha màu và tô màu những bức tranh - Trẻ lấy đồ dùng về 3 nhóm ngồi cùng làm thí nghiệm. -> Qua hoạt động này giúp trẻ biết cách pha các loại màu và biết màu sắc rất cần thiết và quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Ví dụ: Hoạt động khám phá- Đề tài: Trẻ khám phá gió tự nhiên 11 /26