Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi hứng thú với hoạt động khám phá khoa học

Trong những năm gần đây việc cho trẻ khám phá khoa học đã có những đổi mới đáng khích lệ. Nhiều trường mầm non đã mạnh dạn lựa chọn những đề tài, nội dung khám phá rất mới so với những đề tài quen thuộc trước đây. Đã có sự chú trọng nhất định trong việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ. 

  Quy trình khám phá mỗi nội dung thường chỉ bắt đầu bằng câu hỏi của cô và câu trả lời của trẻ, hoặc chính cô lại là người nói, trẻ chỉ nghe một cách thụ động. Để khắc phục những hạn chế nêu trên, mỗi nội dung của khám phá khoa học được tiến hành khám phá như thế nào? Thì nội dung nghiên cứu trong đề tài này sẽ là minh chứng cho những biện pháp khắc phục nhược điểm của việc giúp trẻ khám phá khoa học.

doc 27 trang Đình Bảo 21/08/2023 4523
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi hứng thú với hoạt động khám phá khoa học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_giup_tre_3_4_tuoi_hung_th.doc

Nội dung text: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi hứng thú với hoạt động khám phá khoa học

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN ĐAN PHƯỢNG TRƯỜNG MẦM NON ĐAN PHƯỢNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 3-4 TUỔI HỨNG THÚ VỚI HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC. Lĩnh vực: Giáo dục mẫu giáo Cấp học: Mầm non Tên tác giả: Nguyễn Thị Hằng Đơn vị công tác: Trường mầm non Đan Phượng xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng Chức vụ: Giáo viên NĂM HỌC : 2019-2020
  2. SKKN - Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi hứng thú với hoạt động khám phá khoa học. kỹ năng về tự nhiên và xã hội, giúp trẻ được phát triển toàn diện về các mặt: Đức - Trí - Thể - Mỹ - Lao. 2. Cơ sở thực tiễn: Trong những năm gần đây việc cho trẻ khám phá khoa học đã có những đổi mới đáng khích lệ. Nhiều trường mầm non đã mạnh dạn lựa chọn những đề tài, nội dung khám phá rất mới so với những đề tài quen thuộc trước đây. Đã có sự chú trọng nhất định trong việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ. Quy trình khám phá mỗi nội dung thường chỉ bắt đầu bằng câu hỏi của cô và câu trả lời của trẻ, hoặc chính cô lại là người nói, trẻ chỉ nghe một cách thụ động. Để khắc phục những hạn chế nêu trên, mỗi nội dung của khám phá khoa học được tiến hành khám phá như thế nào? Thì nội dung nghiên cứu trong đề tài này sẽ là minh chứng cho những biện pháp khắc phục nhược điểm của việc giúp trẻ khám phá khoa học. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Đối với trẻ mầm non, lĩnh vực làm quen với khám phá khoa học rất quan trọng, nó đem lại cho trẻ những khám phá mới, những thích thú mới trong bộ môn này. Trẻ được nhận thức ở mọi lúc, mọi nơi.Vì vậy cho trẻ làm quen với khám phá khoa học là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết. Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn nghiên cứu:“ Một số biện pháp giúp trẻ 3 - 4 tuổi hứng thú với hoạt động khám phá khoa học ” III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU “Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi hứng thú với hoạt động khám phá khoa học” IV. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT, THỰC NGHIỆM Nghiên cứu một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ mẫu giáo lớn 3 - 4 tuổi trong giờ khám phá khoa học. V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong đề tài này tôi đã sử dụng các nhóm phương pháp nghiên cứu như sau: *Phương pháp nghiên cứu lý luận. *Phương pháp nghiên cứu thực tiễn. - Phương pháp quan sát - Phương pháp đàm thoại - Phương pháp kiểm tra, đánh giá. - Phương pháp thực nghiệm. - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động. VI. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU - Phạm vi thực hiện: Trẻ 3-4 tuổi lớp C1 2/25
  3. SKKN - Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi hứng thú với hoạt động khám phá khoa học. Trước thực trạng này tôi đã trăn trở để tìm ra những biện pháp thiết thực làm sao để tổ chức cho trẻ học mà chúng cứ nghĩ mình đang chơi, và tuy chơi nhưng lại mang lại hiệu quả tích cực. * Khảo sát Khảo sát thực tế để xác định khả năng học khám phá khoa học của trẻ bằng cách tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động có thể trên tiết học. 2. Số liệu điều tra trước khi thực hiện. Số lượng trẻ: 30 cháu Có minh chứng bảng khảo sát cuối sáng kiến Từ việc khảo sát trên, tôi đã nghiên cứu và tìm ra được các phương pháp thực hiện sau: II. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN. 1. Biện pháp 1: Xây dựng môi trường phù hợp với điều kiện khám phá khoa học. Quá trình khám phá khoa học có đạt hiệu quả hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó môi trường xung quanh trẻ giữ một vị trí quan trọng. * Môi trường trong lớp. Đối với góc chơi “Bé cùng khám phá”, tôi thiết kế những hình ảnh sinh động, nội dung sáng tạo, phù hợp, chứa đựng những nội dung học tập, giúp trẻ hoạt động khám phá một cách tích cực và hiệu quả. Ví dụ: Khám phá sự nảy mầm của hạt tôi đã chuẩn bị đồ dùng để trẻ sắp xếp như: Củ, hạt, hộp cát, đất, nước, bông Đồ dùng được tôi sắp xếp lần lượt, thứ tự theo các tháng khác nhau nhưng có logic liên quan lẫn nhau để trẻ dễ nhận biết và dễ cảm nhận. Ví dụ: Tháng 10: Bộ cảm giác, vật chìm vật nổi Khám phá không khí có trong bóng bay, hộp sữa, bình nước, khám phá bột Bakingsoda Trong những giờ hoạt động góc tôi thường xuyên chuẩn bị chu đáo các đồ dùng để trẻ được chơi và tham gia hoạt động thực tế nhằm đem lại niềm vui cho trẻ, giúp trẻ phát triển tư duy, óc sáng tạo và quan tâm hơn đến khoa học một cách tự nhiên. Hình ảnh góc khám phá kèm phía sau sáng kiến. * Môi trường ngoài lớp. Để tạo cho trẻ có môi trường và không gian tiếp xúc với các sự vật hiện tượng một cách tốt nhất tôi đã chú trọng đến việc xây dựng góc thiên nhiên cho trẻ. Tôi đã trồng rất nhiều cây hoa như cây lưỡi hổ, cây nha đam, cây bỏng, hoa 4/25
  4. SKKN - Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi hứng thú với hoạt động khám phá khoa học. * Lựa chọn đề tài. Muốn xây dựng kế hoạch khám phá khoa học thành công thì việc lựa chọn tên sự kiện chủ đề cũng như đề tài phù hợp với sự kiện hàng tháng được tôi cân nhắc lựa chọn rất kĩ. Ví dụ: Thiết kế các trò chơi thử nghiệm theo chủ đề sự kiện hàng tháng. Tháng/Chủ đề Nội dung khám phá Trò chơi thử nghiệm sự kiện Tháng 10 - Khám phá về một số giác - Sờ, ngửi, nếm và đoán tên đồ quan của cơ thể con người. vật. Bé và gia đình của bé - Tổ chức hoạt động khám - Đi trên thảm gai phá về đồ vật, chất liệu. - Nhắm mắt – Mở mắt. Tháng 11 - Khám phá về nguyên vật - Hỗn hợp cát, vôi, xi măng liệu các nghề. Nghề nghiệp - Đất như thế nào? - Đá, sỏi. Tháng 12 - Tổ chức khám phá khoa - Sự chuyển động của cá học về động vật, về sự Động vật - Tìm bóng cho các con vật. chuyển động. - Dấu chân con vật cưng. Tháng 1 - Khám phá khoa học về - Hoa nở như thế nào? thực vật. Thực vật - Cây cần gì để lớn lên và phát triển. - Sự đổi màu của hoa, lá. - Sờ, ngửi đoán tên quả. Tháng 3: - Cho trẻ khám phá về - Đồ chơi chìm và nổi. nguyên lý chìm nổi, Giao thông - Xe chạy nhanh, chậm. nguyên lý chuyển động. - Nghe, đoán tiêng còi PTGT. Tháng 4: Khám phá khoa học về - Sủi bóng nước như thế nào? nước và một số hiện tượng Nước và hiện - Thổi không khí vào nước. thiên nhiên, không khí, tượng tự nhiên. ánh sáng. * Hình thức tổ chức. Hình thức dạy trẻ là rất quan trọng vì xuyên suốt cả 1 tiết học trẻ được trải nghiệm và được trả lời những câu hỏi thú vị mang tính tư duy rất cao giúp trẻ thích thú và sáng tạo được nhiều hơn, tư duy nhiều hơn. 6/25
  5. SKKN - Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi hứng thú với hoạt động khám phá khoa học. sử dụng thao tác với các loại quả của nhóm mình, trẻ thao tác để nhận biết cấu tạo bên trong và mùi vị của các loại quả. Câu hỏi hướng dẫn: + Con hãy bổ quả và xem bên trong quả có gì? Con chia cho các bạn cùng ăn thử xem quả có vị gì? + Cho trẻ cất quả của mình về giỏ và nêu đặc điểm gì của chúng ? + Đại diện trẻ (3- 4 trẻ) lên giới thiệu về đặc điểm loại quả mà trẻ vừa khám phá. + Cho trẻ so sánh, phân biệt các loại quả với nhau. Ví dụ: Tiết khám phá “Sự kỳ diệu của giấy”. Cô cho các con chơi với giấy qua hình thức: vo, gấp, xé, thả giấy vào nước không màu và nước có màu, cô làm thí nghiệm đốt giấy cho trẻ quan sát. Qua hình thức các con được trải nghiệm thực tế sau đó các con đã có kiến thức và trả lời được câu hỏi của cô như: Giấy có thể làm được gì? Giấy có tan trong nước không? Giấy ở trong nước có màu như thế nào? Giấy ở gần lửa điều gì sẽ xảy ra? Hình ảnh thí nghiệm với giấy kèm phía sau sáng kiến. Qua việc tạo các điều kiện cho trẻ tiếp xúc các sự vật hiện tượng và môi trường xung quanh bằng các thí nghiệm, thử nghiệm tôi thấy trẻ chuyên tâm, tự tin nhận thức của trẻ được mở rộng, khả năng quan sát, tri giác của trẻ phát triển tốt đa số trẻ thể hiện được tính tích cực chủ động khi quan sát đối tượng trong quá trình quan sát trẻ tỏ ra nhanh nhẹn linh hoạt và phát triển nhiều vốn kinh nghiệm, vốn từ của trẻ. Từ đó, có được kiến thức và nhớ lâu hơn khi chỉ nghe cô nói. 3. Biện pháp 3: Sử dụng đồ dùng trực quan trong hoạt động khám phá khoa học. Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học chiếm một vị trí rất quan trọng trong việc giúp trẻ tiếp thu những kiến thức. Trực quan trong dạy học huy động được tất cả các giác quan tham gia vào quá trình nhận thức của trẻ. Ví dụ: Trong chủ đề “ Động vật” cô cho trẻ quan sát cá thật để dạy trẻ thì những vật thật đó sẽ gây được sự chú ý đối với trẻ vì trẻ được nhìn thấy đối tượng một cách toàn diện hơn, được ngắm nhình xung quanh vật một cách kỹ lưỡng. Mặt khác, trẻ còn được khám phá đối tượng bằng cách hành động với đối tượng để khám phá ra đặc điểm của đối tượng một cách dễ dàng, chính xác. Ví dụ: “Tìm hiểu về không khí”. - Chuẩn bị một chai thủy tinh không đựng gì. - Mục đích: Giúp trẻ biết được không khí không có màu, không có mùi, không nhìn thấy được. 8/25
  6. SKKN - Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi hứng thú với hoạt động khám phá khoa học. Qua các buổi dạo chơi, thăm quan, hoạt động ngoài trời, dã ngoại khi trẻ quan sát tôi hướng trẻ sử dụng mọi giác quan để trẻ có thể chỉ ra trọn vẹn đối tượng đó. Ví dụ: Cô và trẻ quan sát cây hoa hồng, hướng trẻ nhận biết màu sắc cánh hoa. Cho trẻ sờ cánh hoa thấy mịn và nhẵn, các mép của lá có răng cưa. Đưa hoa nên ngửi có mùi thơm. Trẻ quan sát hoa cúc và nhận xét cánh hoa cúc dài nhỏ, nhiều cánh. Hình ảnh hoạt động ngoài trời kèm phía sau sáng kiến. Trẻ được quan sát kỹ, có được đầy đủ các đặc điểm của đối tượng nên trẻ so sánh rất tốt và phân loại rất nhanh. Khi cho trẻ so sánh hoa hồng với hoa cúc trẻ sẽ nêu khác nhau là cánh hoa hồng to tròn cánh hoa cúc thì nhỏ dài Khi cho trẻ phân loại hoa cánh tròn và hoa cánh dài trẻ sẽ phân loại được. * Qua hoạt động góc. Đây cũng là một hoạt động cho trẻ khám phá khoa học. Là cơ hội cho trẻ ứng dụng kiến thức kinh nghiệm vào các trò chơi như đóng vai, xây dựng, thiên nhiên, thư viện, học tập, tạo hình. Việc cho trẻ khám phá khoa học thông qua hoạt động góc giúp trẻ củng cố các kiến thức sâu hơn cho trẻ sau tiết học khám phá. Ví dụ: Qua giờ hoạt động góc ở góc khám phá khoa học các bé được khám phá theo nhóm sự kì diệu của nước, không khí, ánh sáng , khám phá về giấy chuyển động của nước, nước và muối, đường, dầu ăn * Thông qua các hoạt động học khác. Hoạt động làm quen văn học: Ngoài cho trẻ đọc các bài thơ, nghe kể chuyện tôi còn cho trẻ xem những đoạn video về môi trường có nội dung liên quan tới bài học mà tôi tự quay hay copy trên mạng internet. Tôi sẽ hỏi trẻ nói lên được những hiểu biết của mình về những hình ảnh đó hay mô tả những hình ảnh đó bằng trí tưởng tượng của mình. Sau đó tôi sẽ chuyển tiếp để giới thiệu bài học của buổi hôm đó. Ví dụ 1: Truyện “Giọt nước tí xíu” cô giáo có thể làm thí nghiêm về sự bay hơi của nước để dẫn dắt trẻ vào bài. Thí nghiệm làm như sau: - Mục đích: Trẻ biết được nguyên lý bay hơi của nước. - Chuẩn bị: 1 cốc đựng nước nóng, 1 cái gương. - Tiến hành + Bước 1: Cho trẻ gọi tên các đồ vật mà cô đã chuẩn bị -> Cho trẻ phỏng đoán vể hiện tượng cô sẽ làm. Cho trẻ soi gương trước khi làm thí nghiệm. + Bước 2: Cho trẻ quan sát cô đặt gương lên trên cái cốc nước nóng -> Cho trẻ nói lên kết quả và đối chứng với dự đoán lúc đầu. 10/25