Báo cáo biện pháp Một vài biện pháp giúp học sinh lớp 5 yêu thích học Lịch sử
Phân môn lịch sử ở lớp 5 cũng được không nằm ngoài cơ sở trên (29 bài SKG, 2 tiết lịch sử địa phương; 2 tiết ôn tập và 2 tiết kiểm tra Học kì I và cuối năm được dạy học trong 35 tuần), gồm có 4 giai đoạn lịch sử : + Hơn tám mươi năm chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ (1858-1945) + Bảo vệ chính quyền non trẻ, trường kì kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) + Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước (1954-1975) + Xây dựng chủ nghĩa xã hội trong cả nước (từ 1975 đến nay) Với các nhân vật lịch sử và sự kiện chính sau: Nhân vật lịch sử: Trương Định, Nguyễn Trường Tộ,Tôn Thất Thuyết; Phan Bội Châu, Nguyễn Tất Thành ,… - Sự kiện lịch sử: Hơn 80 năm chống thực dân Pháp (1858 - 1945), Xô Viết Nghệ Tĩnh, các cuộc khởi nghĩa và hoạt động yêu nước chống thực dân Pháp đầu thế kỉ 20, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Cách mạng tháng Tám năm 1945 và tuyên ngôn Độc lập (2/9/1954); Chín năm kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954): các chiến dịch quân sự lớn ( Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám có những thuận lợi song khó khăn chồng chất đó là giặc đói, giặc dốt, ngoại xâm và nội phản, đẩy nước Việt Nam dân chủ cộng hoà rơi vào tình thế “ ngàn cân treo sợi tóc”. Dưới sự lãnh đạo của Đảng đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những biện pháp diệt giặc đói bằng biện pháp cấp bách là lá lành đùm lá rách, hủ gạo tiết kiệm ngày đồng tâm. Biện pháp lâu dài là tăng gia sản xuất). |
File đính kèm:
- bao_cao_bien_phap_mot_vai_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_5_yeu.doc
Nội dung text: Báo cáo biện pháp Một vài biện pháp giúp học sinh lớp 5 yêu thích học Lịch sử
- MỤC LỤC PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu 6. Phạm vi và thời gian thực hiện PHẦN HAI: NỘI DUNG CHƯƠNG I: NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài nghiên cứu 1.2. Cơ sở thực tiễn CHƯƠNG II: ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC PHÂN MÔN LỊCH SỬ Ở NHÀ TRƯỜNG 2.1. Tình hình chung và đặc điểm của nhà trường 2.2. Điều tra thực trạng công tác dạy- học môn phân môn Lịch sử của nhà trường CHƯƠNG III : CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN VÀ KẾT QUẢ 3.1.Các biện pháp thực hiện 3.2 Kết quả thực hiện có so sánh đối chiếu PHẦN BA : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận chung 2. Kiến nghị Tên đề tài: “Một vài biện pháp giúp học sinh lớp 5 yêu thích học Lịch sử”
- trường THPT trên địa bàn Hà Nội, số học sinh chọn thi môn lịch sử chiếm tỷ lệ trên dưới 10% - thấp nhất trong số các môn thi, điều đó cho thấy nhiều học sinh không mặn mà với môn học này. Sự "lép vế" của các môn khoa học xã hội nói chung, môn lịch sử nói riêng còn được thể hiện qua các kỳ tuyển sinh Đại học hằng năm khi chỉ có khoảng 4-5% học sinh đăng ký dự thi khối C. Ðiều này đã làm dư luận ngày càng quan tâm việc dạy và học môn Lịch sử ở các trường phổ thông. Vậy làm thế nào để các em yêu thích phân môn lịch sử, các em tự tìm đến với lịch sử của dân tộc? Đây cũng chính là niềm trăn trở của tất cả chúng ta, những người làm công tác “trồng người”. Băn khoăn trước thực trạng đó, là một giáo viên có nhiều năm công tác trong nghề thường dạy lớp 5, tôi đã tìm tòi, đổi mới về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học trong phân môn Lịch sử với mong muốn giúp học sinh yêu thích, say mê học lịch sử. Đó là lí do tôi chọn viết sáng kiến kinh nghiệm với đề tài “Một vài biện pháp giúp học sinh lớp 5 yêu thích học Lịch sử” nhằm tạo hứng thú học Sử cho các em và góp phần nhỏ bé nâng cao chất lượng dạy và học phân môn Lịch sử lớp 5 của nhà trường. 2. Mục đích nghiên cứu: - Nâng cao chất lượng dạy- học phân môn Lịch sử trong nhà trường - Đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt - học tốt” của trường nói chung và của lớp 5A1 nói riêng. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu: - Khách thể nghiên cứu: công tác dạy phân môn Lịch sử ở nhà trường - Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp giúp học sinh lớp 5 yêu thích học Lịch sử 4. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu mục tiêu, nội dung chương trình của phân môn Lịch sử lớp 5 - Tìm hiểu thực trạng công tác dạy phân môn Lịch sử ở trường tiểu học . Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 yêu thích học Lịch sử” - Tổ chức thực nghiệm khoa học một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 yêu thích học Lịch sử” nhằm nâng cao chất lượng dạy học và thúc đẩy phong trào thi đua “Dạy
- diện cho các thời kỳ lịch sử, không chứa đựng huyền thoại, truyền thuyết hay phóng tác , hư cấu lịch sử. Về mức độ chỉ giới hạn ở mức biết lịch sử , còn yêu cầu về hiểu lịch sử chỉ ở mức rất sơ đẳng , chủ yếu xem xét ý nghĩa của các sự kiện, các nhân vật lịch sử đối với xã hội. * Nội dung chương trình lịch sử lớp 5 : Phân môn lịch sử ở lớp 5 cũng được không nằm ngoài cơ sở trên (29 bài SKG, 2 tiết lịch sử địa phương; 2 tiết ôn tập và 2 tiết kiểm tra Học kì I và cuối năm được dạy học trong 35 tuần), gồm có 4 giai đoạn lịch sử : + Hơn tám mươi năm chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ (1858-1945) + Bảo vệ chính quyền non trẻ, trường kì kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) + Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước (1954-1975) + Xây dựng chủ nghĩa xã hội trong cả nước (từ 1975 đến nay) Với các nhân vật lịch sử và sự kiện chính sau: Nhân vật lịch sử: Trương Định, Nguyễn Trường Tộ,Tôn Thất Thuyết; Phan Bội Châu, Nguyễn Tất Thành , - Sự kiện lịch sử: Hơn 80 năm chống thực dân Pháp (1858 - 1945), Xô Viết Nghệ Tĩnh, các cuộc khởi nghĩa và hoạt động yêu nước chống thực dân Pháp đầu thế kỉ 20, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Cách mạng tháng Tám năm 1945 và tuyên ngôn Độc lập (2/9/1954); Chín năm kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954): các chiến dịch quân sự lớn ( Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám có những thuận lợi song khó khăn chồng chất đó là giặc đói, giặc dốt, ngoại xâm và nội phản, đẩy nước Việt Nam dân chủ cộng hoà rơi vào tình thế “ ngàn cân treo sợi tóc”. Dưới sự lãnh đạo của Đảng đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những biện pháp diệt giặc đói bằng biện pháp cấp bách là lá lành đùm lá rách, hủ gạo tiết kiệm ngày đồng tâm. Biện pháp lâu dài là tăng gia sản xuất). Chiến thắng Điện Biên Phủ. Hiệp định Giơ- ne-vơ chấm dứt chiến tranh Đông Dương; Kháng chiến chống Mỹ và xây dựng đất nước (1954 - 1975); Xây dựng Chủ
- CHƯƠNG II ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG CÔNG TÁC DẠY VÀ HỌC PHÂN MÔN LỊCH SỬ Ở NHÀ TRƯỜNG 2.1. Tình hình chung và đặc điểm của nhà trường * Thuận lợi - Hiện nay đã có nhiều nguồn thông tin, sách báo để GV tham khảo, nghiên cứu, tự học để nâng cao tay nghề. Nội dung chương trình đã được lựa chọn biên soạn phù hợp với học sinh lớp 5 giúp các em dễ dàng tiếp cận và ham thích môn Lịch sử. - Luôn được sự quan tâm của các cấp và nhà trường, tạo điều kiện thuận lợi về đồ dùng dạy học; động viên, khích lệ tinh thần dạy và học của giáo viên và học sinh. - Học sinh đã có ý thức học tập, ham học hỏi, chuyên cần. * Khó khăn: - Cơ sở vật chất còn thiếu thốn. Đồ dùng dạy học tuy được trang bị nhưng chưa đủ và phong phú. -Trang thiết bị phục vụ cho môn học còn ít, giáo viên chưa đi sâu nghiên cứu tài liệu giảng dạy. Các hình thức dạy học còn đơn điệu, khô cứng . Bản thân giáo viên có phần xem nhẹ phân môn này so với Toán và Tiếng Việt. - Do phần lớn giáo viên trong giảng dạy vẫn còn nặng với phương pháp đã cũ là thuyết trình cốt sao cho học sinh chỉ cần nhớ tên nhân vật và sự kiện lịch sử là đủ. Chính vì vậy học sinh không hứng thú trong các giờ lịch sử và đặc biệt không hình dung được sinh động về các sự kiện lịch sử đã diễn ra cách các em rất xa. Từ đó dễ tạo cho các em có thói quen ỷ lại, thụ động, dễ quên và trì trệ trong tư duy. - Do quan niệm sai lệch về vị trí, chức năng của môn lịch sử trong đời sống xã hội. Một số học sinh có thái độ xem thường bộ môn lịch sử, coi đó là môn học phụ. Vì vậy dẫn đến hậu quả học sinh không nắm đựơc những sự kiện lịch sử cơ bản, nhớ sai, nhầm lẫn kiến thức lịch sử là hiện tượng khá phổ biến trong thực tế ở lớp, ở trường. - Do ảnh hưởng của thời kì hội nhập, của phim truyện nước ngoài, của mạng Internet, của các trò chời điện tử Đã ảnh hưởng không nhỏ đến những học sinh thiếu động
- 3.1. Các biện pháp thực nghiệm 3.1.1.Hình thành và rèn luyện cho học sinh kĩ năng thu thập, tìm kiếm tư liệu lịch sử từ các nguồn khác nhau. Môi trường học tập của các em đối với môn lịch sử quả thật là rộng lớn, nơi các em ở, vui chơi học tập: một cái tên đường, một áp phích tuyên truyền, một di vật, một địa danh lịch sử cũng đủ làm gợi trí tò mò của các em. Chính vì vậy các em cần có thói quen quan sát cuộc sống xung quanh mình. Vì đây là nguồn tư liệu vô cùng quý giá không chỉ đối với môn lịch sử nói riêng, mà của tất cả các môn học khác. Như vậy, giáo viên sẽ là người giúp các em hình thành thói quen đó thông qua việc giao nhiệm vụ cụ thể, phù hợp qua từng tiết dạy, chủ điểm tháng, tuần. Ngay từ đầu năm học, tôi đã hướng dẫn mỗi học sinh có một quyển “Sổ tay lịch sử” để ghi chép những thông tin quan trọng về lịch sử mà em khám phá được, ghi lại những anh hùng dân tộc hay mốc thời gian tương ứng với các sự kiện lịch sử quan trọng của dân tộc qua mỗi bài học, Ví dụ : Tìm hiểu di tích lịch sử địa phương, tôi đã giao nhiệm vụ cho học sinh tìm hiểu qua những câu hỏi để gợi trí tò mò cho học sinh: - Nghĩa trang liệt sĩ xã ta là để ghi công của những ai? Có tất cả bao nhiêu bia mộ liệt sĩ ở đó? - Đình ở địa phương em có từ khi nào, thờ vị anh hùng dân tộc nào, được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia năm nào? Không những giao nhiệm vụ qua những câu hỏi, giáo viên còn khích lệ các nhóm (các tổ) học sinh thi đua sưu tầm tranh ảnh về địa phương, nhóm nào, học sinh nào sưu tầm được nhiều tranh, ảnh, đồ dùng nhất thì sẽ được nhiều lá cờ nhất. Vì muốn khẳng định mình, muốn được thưởng nhiều lá cờ để lập nhiều thành tích nên học sinh rất thích thú, hào hứng muốn được tìm hiểu, khám phá để giải quyết những thắc mắc từ các thông tin mà cô giáo đưa ra qua nhiều nguồn khác nhau: Hỏi ông bà, cha mẹ, tìm kiếm trên sách báo, tìm kiếm trên mạng Internet, Tìm được rồi,
- Ảnh HS sưu tầm được về Ủy ban nhân dân địa phương mình Ví dụ : Ở bài “Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước”, nội dung của bài học này khá gần gũi với các em, tôi giao nhiệm vụ cho các em sưu tầm tư liệu về tiểu sử của Bác, trao đổi trình bày trong nhóm và trước lớp. Đây chính là cách giúp học sinh chủ động tiếp cận kiến thức thông qua sự dẫn dắt của giáo viên. học Việc thầy và trò chuẩn bị sưu tầm tài liệu, tranh ảnh, tư liệu lịch sử tất cả đều nhằm phục vụ cho việc dạy học ở trên lớp với mục đích qua bài học học sinh phát huy được tính tích cực của mình thông qua phân môn lịch sử. Những bài văn, hình ảnh, một câu chuyện nhân vật lịch sử do chính các em sưu tầm, viết ra sẽ góp phần làm cho tâm hồn các em phong phú, và có tác động đến tất cả bạn bè xung quanh. 3.1.2. Phát huy tính tích cực, chủ động cho học sinh qua việc phối hợp linh hoạt,
- sử là phương pháp trực quan. Những phương tiện trực quan được sử dụng nhiều để dạy môn lịch sử là: - Tranh ảnh. - Bản đồ lịch sử. - Các phương tiện nghe nhìn. - Di tích lịch sử. Phương pháp này thường áp dụng đối với những bài có nội dung về nhân vật lịch sử: (Trong chương trình SGK- Lịch sử lớp 5, Dạng bài này có ở các bài: bài 1; bài 2; bài 5; bài 6). Các bài có nội dung đề cập tới các cuộc khởi nghĩa, kháng chiến, chiến thắng, chiến dịch, phản công, tiến công ( các bài: ) Ví dụ: Khi dạy bài “Bài 6: Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước” (trang 15) - Giới thiệu bài: Mở đầu cho bài học giáo viên dán hình ảnh bến nhà Rồng và hỏi: Đố các em biết hình ảnh trên là địa danh nào? +HS sẽ hào hứng trả lời, lôi cuốn các em tham gia vào tiết học, tìm hiểu xem bức tranh trên là địa danh nào. Sau đó GV dùng nó để giới thiệu bài mới. Áp dụng phương tiện trực quan là bản đồ vào dạy học, các em sẽ có sự tri giác cụ thể hơn, có thể ghi nhớ và khắc sâu được nội dung hơn.