Báo cáo biện pháp Nâng cao năng lực viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5
Trong phân môn Tập làm văn thì văn miêu tả là kiểu bài khó nhất trong các thể loại. Đòi hỏi học sinh phải sử dụng tất cả các giác quan khi quan sát cảnh vật. Để làm một bài văn hoàn chỉnh, học sinh phải biết tận dụng những hiểu biết về cảnh, vốn từ phong phú, vận dụng linh hoạt các biện pháp nghệ thuật thì bài văn tả cảnh mới hay và hấp dẫn.
Với đối tượng là học sinh Tiểu học, chúng tôi gặp muôn vàn khó khăn khi dẫn dắt các em làm một bài văn tả cảnh hay, gây ấn tượng cho người đọc. Hơn thế nữa, đại đa số học sinh rất "ngại đọc”, "ngại viết".... Có rất nhiều lí do khiến các em sợ viết văn đến như vậy. Vì thế tiết Tập làm văn nói chung tiết văn tả cảnh nói riêng hầu như khô khan, không có sự hào hứng. Trên thực tế giáo viên đọc cho học sinh chép sao cho hoàn thành phần bài tập. Còn các tiết lập dàn ý đa số là do cô quan sát, tìm ý ... giúp học sinh. Còn viết bài hoàn chỉnh, giáo viên đọc một vài bài mẫu cho học sinh tham khảo. Khi viết bài, văn của các em hoàn toàn dựa vào văn mẫu hay cóp nhặt từ những bài văn khác.
Một thực tế làm buồn lòng những thầy cô giáo như chúng tôi vì học sinh giỏi phân môn Tập làm văn còn quá khiêm tốn. Khi chấm bài Tập làm văn, tôi thấy đa số học sinh đã biến các bài văn miêu tả thành văn kể, liệt kê một cách khô khan, nghèo nàn về từ, diễn đạt rườm rà. Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy - học Tập làm văn nhất là văn miêu tả nói chung và văn tả cảnh nói riêng cho học sinh lớp 5? Để làm tốt vai trò người tổ chức và hướng dẫn, tôi đã tìm tòi, phân tích thực trạng, lựa chọn một số biện pháp giúp học sinh lớp 5
học tập có hiệu quả Tập làm văn miêu tả nhất là văn tả cảnh.
File đính kèm:
- bao_cao_bien_phap_nang_cao_nang_luc_viet_van_ta_canh_cho_hoc.doc
Nội dung text: Báo cáo biện pháp Nâng cao năng lực viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5
- “Nâng cao năng lực viết văn tả cảnh cho học sinh Lớp 5 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI phßng Gi¸o Dôc §µo t¹o huyÖn ba v× 1
- “Nâng cao năng lực viết văn tả cảnh cho học sinh Lớp 5 PHẦN I: MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong phân môn Tập làm văn thì văn miêu tả là kiểu bài khó nhất trong các thể loại. Đòi hỏi học sinh phải sử dụng tất cả các giác quan khi quan sát cảnh vật. Để làm một bài văn hoàn chỉnh, học sinh phải biết tận dụng những hiểu biết về cảnh, vốn từ phong phú, vận dụng linh hoạt các biện pháp nghệ thuật thì bài văn tả cảnh mới hay và hấp dẫn. Với đối tượng là học sinh Tiểu học, chúng tôi gặp muôn vàn khó khăn khi dẫn dắt các em làm một bài văn tả cảnh hay, gây ấn tượng cho người đọc. Hơn thế nữa, đại đa số học sinh rất "ngại đọc”, "ngại viết" Có rất nhiều lí do khiến các em sợ viết văn đến như vậy. Vì thế tiết Tập làm văn nói chung tiết văn tả cảnh nói riêng hầu như khô khan, không có sự hào hứng. Trên thực tế giáo viên đọc cho học sinh chép sao cho hoàn thành phần bài tập. Còn các tiết lập dàn ý đa số là do cô quan sát, tìm ý giúp học sinh. Còn viết bài hoàn chỉnh, giáo viên đọc một vài bài mẫu cho học sinh tham khảo. Khi viết bài, văn của các em hoàn toàn dựa vào văn mẫu hay cóp nhặt từ những bài văn khác. Một thực tế làm buồn lòng những thầy cô giáo như chúng tôi vì học sinh giỏi phân môn Tập làm văn còn quá khiêm tốn. Khi chấm bài Tập làm văn, tôi thấy đa số học sinh đã biến các bài văn miêu tả thành văn kể, liệt kê một cách khô khan, nghèo nàn về từ, diễn đạt rườm rà. Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy - học Tập làm văn nhất là văn miêu tả nói chung và văn tả cảnh nói riêng cho học sinh lớp 5? Để làm tốt vai trò người tổ chức và hướng dẫn, tôi đã tìm tòi, phân tích thực trạng, lựa chọn một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tập có hiệu quả Tập làm văn miêu tả nhất là văn tả cảnh. Đặc biệt trong năm học 2018-2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo áp dụng thông tư 30 vào việc đánh giá phát triển năng lực cho học sinh với mong muốn các em tự biết mình học ở mức nào, có những hạn chế gì? nguyên nhân, cách giải quyết, điều chỉnh việc học tập và rèn luyện cho phù hợp. Môn Tập làm văn cũng đòi hỏi các em những kiến thức, kĩ năng, phẩm chất, năng lực tạo nền tảng cho các em tiếp tục bậc học mới. 3
- “Nâng cao năng lực viết văn tả cảnh cho học sinh Lớp 5 - Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Dạy trong các tiết học, áp dụng các biện pháp trong các tiết học để nâng các chất lượng tiết văn tả cảnh. - Phương pháp kiểm tra đánh giá: Tổng kết, đánh giá kết quả đat được và những bài học kinh nghiệm. PHẦN II: NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CÁC BIỆN PHÁP N©ng cao n¨ng lùc viÕt v¨n t¶ c¶nh cho häc sinh líp 5 1. Cơ sở lí luận: Tập làm văn có vai trò đặc biệt quan trọngtrong việc bồi dưỡng HSG Tiếng Việt. Làm văn là công việc cuối cùng thử thách các kĩ năng Tiếng Việt, vốn sống, vốn văn học, năng lực cảm thụ của các em một cách tổng hợp. Để viết được văn đòi hỏi các em thể hiện suy nghĩ, cảm xúc, tình cảm của mình bằng ngôn ngữ viết. Hơn nữa, Tập làm văn là một phân môn mang tính tổng hợp và sáng tạo cao. Tổng hợp các kiến thức, kĩ năng từ Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu, để viết nên một bài Tập làm văn. Như vậy, muốn dạy - học có hiệu quả Tập làm văn miêu tả (tả cảnh, tả người) nhất thiết người giáo viên phải dạy tốt Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu. Vì trong các bài đọc, trong câu chuyện, trong các bài tập luyện từ và câu thường xuất hiện các đoạn văn, khổ thơ có nội dung miêu tả rất rõ về cảnh vật, thiên nhiên, con người, Chất lượng Tập làm văn là chất lượng của cảm thụ văn học, của các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Cho nên, cô và trò phải soạn giảng và học tập tích cực, nghiêm túc, hiệu quả, mới mong nâng cao một cách bền vững chất lượng môn Tiếng Việt ở lớp cuối cấp Tiểu học. Năm học 2018 - 2019 giáo viên đánh giá học sinh bằng nhận xét, không có điểm qua mỗi tiết kiểm tra. Chỉ có 4 bài được đánh giá bằng điểm đó là bài giữa kì I, cuối kì I. Giữa kì II và cuối kì II. Bởi lẽ đó, giáo viên phải giúp học sinh biết tự đánh giá, thấy được bài mình làm ở mức độ nào. Các em phát huy mặt mạnh, 5
- “Nâng cao năng lực viết văn tả cảnh cho học sinh Lớp 5 các em thể hiện tâm tư tình cảm của mình qua mỗi tác phẩm của chính mình thể hiện. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. Vài nét về lớp: Lớp tôi chủ nhiệm là lớp 5A3 có 41 học sinh trong đó có 23 nam và 18 nữ. Đa số các em là con gia đình nông dân, phần lớn các em chưa được sự quan tâm giúp đỡ của gia đình và họ chưa có sự hiểu biết sâu về chuyên môn cũng như phương pháp giảng dạy nên việc hướng dẫn và giúp đỡ con em mình còn hạn chế. Nhất là viết văn thì các bậc phụ huynh đành nhờ thầy, cô. Đây là một khó khăn, thử thách đối với giáo viên. 2. Thực trạng về biện pháp rèn học sinh viết văn miêu tả trong những năm qua: Trong những năm qua, nhiều giáo viên đã có những biện pháp nhằm giúp học sinh có kĩ năng viết văn miêu tả nhưng chưa thực hành luyện tập về cả bốn kĩ năng: nghe, đọc, nói, viết cho học sinh. Mà văn miêu tả đòi hỏi các em phải thành thạo cả bốn kĩ năng này. Khi lập dàn ý, giáo viên cung cấp dàn ý mẫu hoặc đọc cho các em viết lại những bài văn mẫu cho các em viết theo. Đôi khi đến gần các kì thi , giáo viên in sẵn một số bài "tủ" cho các em học thuộc. Đây là sự thật mà chính bản thân tôi từng vấp phải trong những năm đầu mới ra trường. 3. Thuận lợi và khó khăn: * Thuận lợi: Lớp tôi dạy là lớp bán trú. Học 10 buổi / tuần. Các em có nhận thức tương đối đồng đều. Hầu hết các em rất ham học, biết nghe lời thầy cô. Các em đều đọc thông, viết thạo. Khả năng nắm bắt kiến thức khá nhanh và rất thích khám phá những điều mới lạ. * Khó khăn: Hầu hết các em là con em nông thôn, sự tiếp cận với văn học rất ít,chủ yếu là các em tự học trên lớp. Bố mẹ bận rộn với công việc đồng áng nên các em ít khi được bố mẹ cho tham gia các hoạt động ngoại khóa như tham quan, píc ních Đây là một thiệt thòi lớn đối với các em. Chính vì vậy, thật là khó khăn khi giúp các em viết một bài văn thành công. CHƯƠNG III: NHỮNG BIỆN PHÁP N©ng cao n¨ng lùc viÕt v¨n t¶ c¶nh cho häc sinh líp 5 I. Nội dung chương trình văn tả cảnh lớp 5 7
- “Nâng cao năng lực viết văn tả cảnh cho học sinh Lớp 5 học tốt văn tả cảnh. Dưới đây là 9 biện pháp bồi dưỡng học sinh lớp 5 viết văn tả cảnh: 1. Dạy cho các em cách quan sát cảnh vật, kết hợp dùng các giác quan sát, qua đó xác định cảnh chính mình phải tả. 2. Dạy học sinh cách ghi chép khi quan sát. 3. Làm giàu vốn từ cho học sinh. 4. Sử dụng từ và các biện pháp nghệ thuật. 5. Cách lập dàn ý. 6. Cách phát triển ý theo dàn ý 7. Cách liên kết câu, đoạn, bài 8. Giáo viên nhận xét bài viết 9. Trò chơi trong các tiết văn III. Những biện pháp cụ thể: 1. Dạy cho các em cách quan sát cảnh vật, kết hợp dùng các giác quan sát, qua đó xác định cảnh chính mình phải tả. Các nhà văn tả cảnh hay là nhờ sự quan sát kĩ cảnh mình định tả. Họ quan sát như thế nào để khi viết họ có được bài văn lô-gích, đầy màu sắc như vậy. Đó chính là cái tài quan sát bằng tất cả các giác quan của các nhà văn. Để giúp các em biết cách quan sát cảnh định tả, tôi cho các em quan sát cảnh thực. Khi các em quan sát, tôi tung ra các cách quan sát, kết hợp các giác quan để thấy được vẻ đẹp của cảnh.Tôi cố gắng tạo điều kiện cho các em có những tiết học ngoài trời. (Vì cảnh thật sẽ làm cho bài văn có hồn và đầy màu sắc hơn) + Quan sát gần (cảnh chính mình định tả) + Quan sát cảnh vật xung quanh liên quan đến cảnh mình định tả, tạo thêm vẻ đẹp cho cảnh mình tả. + Quan sát sự tác động của thiên nhiên tăng sắc màu, sức sống cho cảnh mình tả. + Quan sát cảnh vật phía xa có liên quan đến cảnh mình định tả. Ví dụ: * Tả cảnh cánh đồng lúa. Đầu tiên tôi hướng dẫn cho các em quan sát toàn cảnh cánh đồng. Để các em thấy được sắc màu chính của đồng lúa 9
- “Nâng cao năng lực viết văn tả cảnh cho học sinh Lớp 5 Ví dụ : Tả dòng sông quê hương.Tả bao quát dòng sông, tôi hướng dẫn các em ghi chép sau khi quan sát: + Sông Đà không biết bắt nguồn từ đâu nhưng khi chảy qua quê em, sông dài khoảng 8 ki-lô-mét. + Nhìn từ xa, sông như dải lụa xanh vắt ngang làng xóm. + Đến gần, lòng sông có chỗ rộng, chỗ hẹp, chỗ nông, chỗ sâu, chỗ uốn khúc quanh co, lúc chạy dài thẳng tắp + Nước sông trong xanh, sóng gợn lăn tăn, vẻ hiền hoà. * Tả cơn mưa: Tả cảnh vật trong mưa, tôi hướng dẫn ghi: + Mây đen kéo đến. + Bầu trời tối sầm lại. + Tia chớp sáng loáng. + Cơn mưa đến rất nhanh, + Mưa nặng hạt dần. + Mưa bắt đầu rào rào, trắng xoá cả đất trời. + Hạt nọ nối tiếp hạt kia, đan chéo nhau, xối xả như dòng thác trút xuống mặt đất. + Sấm chớp đùng đùng. + Gió giật dữ dội, làm cây cối nghiêng ngả. + Đường làng, ao chuôm ngập đầy nước. Nhờ có sự hướng dẫn ghi chép trên, các em lập dàn ý dễ dàng hơn. 3. Làm giàu vốn từ cho học sinh a, Làm giàu vốn từ qua từng đề bài: Trong quá trình quan sát, tôi thường kết hợp mở rộng vốn từ cho học sinh. Vốn từ nhiều hay giàu vốn từ sẽ giúp các em linh hoạt khi viết bài, tránh lặp từ. Vì thế mỗi khi tả một cảnh nào đó, tôi thường tổ chức cho các em thi tìm từ liên quan đến cảnh mình tả. Chẳng hạn như đề tả vườn cây, học sinh tìm được rất nhiều từ liên quan đến cảnh vườn cây: - Sương: làn sương, hơi sương, biển sương, sương mù, giọt sương, âm thanh sương rơi lộp độp, tí tách - Cây: cây ổi, cây mít, cây nhãn, cây vải, cây na 11
- “Nâng cao năng lực viết văn tả cảnh cho học sinh Lớp 5 a, Sử dụng từ: * Từ gợi tả, gợi cảm: Tôi dẫn dắt giúp các em hiểu thế nào là từ gợi tả? gợi cảm? Tác dụng của từ gợi cảm, gợi tả trong câu văn. Học sinh Tiểu học nhận biết vấn đề nhanh. Giáo viên cần: - Ví như: Em hãy so sánh 2 vâu văn sau, em thích câu văn nào? Vì sao? + Con sông dài và rộng./ Con sông dài và rộng mênh mông trải dài tới tận chân trời. Đương nhiên, các em sẽ lựa chọn câu 2. Các em chỉ lí giải là câu 2 hay hơn. Vì sao hay hơn thì ít em trả lời được. Tôi sẽ lí giải giúp các em: Câu 2 hay hơn vì tác giả không những cho các em thấy độ rộng lớn của con sông mà còn cho các em thấy được độ dài của con sông nhờ vào dùng từ gợi tả mênh mông và trải dài. Vậy từ gợi tả là những từ tả độ dài, độ rộng Học sinh biết điều này sẽ vận dụng khi làm bài một cách linh hoạt. Còn từ gợi cảm thì sao? Đây là những từ biểu lộ cảm xúc. Chính những từ gợi cảm làm cho câu văn giàu cảm xúc, thu hút người nghe, người đọc, gây cho người đọc sự xúc động hơn. - Chẳng hạn, tôi cho học sinh so sánh 2 câu văn: + Trong lòng tôi rất vui khi Tôi trở về quê nội./ Lòng tôi rộn ràng, trào dâng một cảm xúc khó tả khi tôi trở về quê nội. Rõ ràng 2 câu văn không khác nhau về nội dung nhưng câu văn thứ hai để lại trong lòng người đọc thấy thích thú, nhẹ nhàng. Từ sự so sánh đơn giản đó một phần nào tôi đã giúp học sinh không ngừng nỗ lực, sáng tạo khi viết văn. * Sử dụng từ láy: Muốn giúp học sinh sử dụng từ láy hay, chính xác, tôi cho các em làm những bài tập như: Ví dụ 1: Cho các từ “ríu rít, líu lo, liếp chiếp, rộn ràng, tấp nập, là là, từ từ " Hãy chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau: “Tiếng chim báo hiệu một ngày mới bắt đầu. Ông mặt trời nhô lên sau luỹ tre xanh. Khói bếp nhà ai bay trong gió. Đàn gà con gọi nhau, theo chân mẹ. Đường làng đã người qua lại " 13