Báo cáo biện pháp Vận dụng dạy học theo định hướng phát triển năng lực trong môn Tiếng Việt lớp 5
Sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế với những ảnh hưởng của xã hội tri thức và toàn cầu hóa đang tạo ra những cơ hội nhưng đồng thời cũng đặt ra những yêu cầu mới đối với giáo dục trong việc đào tạo đội ngũ lao động. Giáo dục đứng trước một thử thách là tri thức của loài người tăng ngày càng nhanh nhưng cũng lạc hậu ngày càng nhanh, thời gian đào tạo thì có hạn. Mặt khác thị trường lao động luôn đòi hỏi ngày càng cao ở đội ngũ lao động về năng lực hành động, khả năng sáng tạo, linh hoạt, tính trách nhiệm, năng lực cộng tác làm việc, khả năng giải quyết các vấn đề phức hợp trong những tình huống thay đổi, khả năng học tập suốt đời....
Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học – từ chỗ quan tâm tới việc học sinh học được gì đến chỗ quan tâm tới việc học sinh học được cái gì qua việc học, học phải đi đôi với hành; lý luận phải gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường phải gắn liền với gia đình và xã hội. Để thực hiện được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất
Trong những năm qua, toàn thể giáo viên cả nước đã thực hiện nhiều công việc trong đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá và đã đạt được những thành công bước đầu. Đây là những tiền đề vô cùng quan trọng để chúng ta tiến tới việc việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo định hướng phát triển năng lực của người học. Tuy nhiên, từ thực tế giảng dạy của bản thân cũng như việc đi dự giờ đồng nghiệp tại trường, tôi thấy rằng sự sáng tạo trong việc đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh… chưa nhiều. Dạy học vẫn nặng về truyền thụ kiến thức.Việc rèn luyện kỹ năng cho học sinh chưa được quan tâm.Tất cả những điều đó dẫn tới học sinh học thụ động, lúng túng khi giải quyết các tình huống trong thực tiễn.
File đính kèm:
- bao_cao_bien_phap_van_dung_day_hoc_theo_dinh_huong_phat_trie.doc
Nội dung text: Báo cáo biện pháp Vận dụng dạy học theo định hướng phát triển năng lực trong môn Tiếng Việt lớp 5
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI MÃ SKKN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “ Vận dụng dạy học theo định hướng phát triển năng lực trong môn Tiếng Việt lớp 5” Người viết: Mai Thị Liên Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Vân Hòa Lĩnh vực: Môn Tiếng Việt Năm học : 2017 – 2018 0
- PHẦN MỘT: ĐÁT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế với những ảnh hưởng của xã hội tri thức và toàn cầu hóa đang tạo ra những cơ hội nhưng đồng thời cũng đặt ra những yêu cầu mới đối với giáo dục trong việc đào tạo đội ngũ lao động. Giáo dục đứng trước một thử thách là tri thức của loài người tăng ngày càng nhanh nhưng cũng lạc hậu ngày càng nhanh, thời gian đào tạo thì có hạn. Mặt khác thị trường lao động luôn đòi hỏi ngày càng cao ở đội ngũ lao động về năng lực hành động, khả năng sáng tạo, linh hoạt, tính trách nhiệm, năng lực cộng tác làm việc, khả năng giải quyết các vấn đề phức hợp trong những tình huống thay đổi, khả năng học tập suốt đời Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học – từ chỗ quan tâm tới việc học sinh học được gì đến chỗ quan tâm tới việc học sinh học được cái gì qua việc học, học phải đi đôi với hành; lý luận phải gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường phải gắn liền với gia đình và xã hội. Để thực hiện được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất Trong những năm qua, toàn thể giáo viên cả nước đã thực hiện nhiều công việc trong đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá và đã đạt được những thành công bước đầu. Đây là những tiền đề vô cùng quan trọng để chúng ta tiến tới việc việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo định hướng phát triển năng lực của người học. Tuy nhiên, từ thực tế giảng dạy của bản thân cũng như việc đi dự giờ đồng nghiệp tại trường, tôi thấy rằng sự sáng tạo trong việc đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh chưa nhiều. Dạy học vẫn nặng về truyền thụ kiến thức.Việc rèn luyện kỹ năng cho học sinh chưa được quan tâm.Tất cả những điều đó dẫn tới học sinh học thụ động, lúng túng khi giải quyết các tình huống trong thực tiễn. Vì những lí do trên, tôi chọn đề tài: “Vận dụng dạy học theo định hướng phát triển năng lực trong môn Tiếng Việt lớp 5” mà tôi đã mạnh dạn áp dụng tại trường tôi 2
- Ngày tháng Nội dung Lớp thực nghiệm Từ ngày8 / 9 / 2017đến ngày Điều tra thực tế và đưa ra c¸c c¸c biÖn ph¸p vµ thùc Lớp 5E 6 / 5/ 2018 hiÖn Từ ngày 7 / 5 / 2018đến ngày Tổng kết viết đề tài 27 / 5 / 2018 PHẦN HAI- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ A. C¬ cña viÖc chän ®Ò tµi. I. Khái niệm năng lực Khái niệm năng lực có nguồn gốc tiếng La tinh có nghĩa là gặp gỡ. Ngày nay, khái niệm năng lực được hiểu theo nhiều nghĩa song cách hiểu thông dụng nhất là: Năng lực là khả năng thực hiện có hiệu quả và trách nhiệm các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trong các tình huống khác nhau trên cơ sở hiểu biết, kĩ năng, kĩ xảo và kinh nghiệm, cũng như sẵn sàng hành động II.Thực trạng trước khi viết đề tài * Về phía học sinh: Trường tôi là một trường miền núi của Huyện Ba Vì.Học sinh chủ yếu là học sinh vùng nông thôn nên việc tiếp cận và tìm tòi những thông tin thời sự phục vụ cho bài học còn hạn chế. Một số học sinh chưa có phương pháp học tập phù hợp, chưa tích cực trong việc tìm tòi nghiên cứu bài học. Do đặc thù học sinh ở trường đa phần là học sinh người dân tộc Mường khả năng nhận thức còn chậm, giao tiếp các em còn e dè, chưa tự tin, khả năng sử dụng vốn từ còn ít nên khi thảo luận nhóm các em còn chưa mạnh dạn Một số học sinh chưa chăm học, thời gian dành cho việc học còn ít. Một số phụ huynh cũng chưa thực sự quan tâm đến việc học của con cái. Họ thường đi làm ăn xa nên con cái họ nghĩ đây trách nhiệm của thầy cô. 4
- 1. Dạy học theo nhóm 2. Dạy học theo hình thức đóng vai. 3. Dạy học theo hướng trải nghiệm sáng tạo. 4. Dạy học với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông. 5. Dạy học tích hợp theo chủ đề liên môn 6. Dạy học sử dụng kỹ thuật khăn trải bàn. 7. Dạy học bằng phương pháp vẽ bản đồ tư duy. II Các phương pháp cụ thể 1. Dạy học theo nhóm a. Khái niệm : Dạy học nhóm là một hình thức xã hội của dạy học, trong đó học sinh của một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước toàn lớp. Dạy học nhóm còn được gọi bằng những tên gọi khác nhau như dạy học hợp tác, dạy học theo nhóm nhỏ. Dạy học nhóm không phải một phương pháp dạy học cụ thể mà là một hình thức xã hội, hay là hình thức hợp tác của dạy học Số lượng học sinh trong một nhóm thường khoảng 4 -6 học sinh. Nhiệm vụ của các nhóm có thể giống nhau hoặc mỗi nhóm nhận một nhiệm vụ khác nhau, là các phần trong một chủ đề chung. Dạy học nhóm thường được áp dụng để đi sâu, vận dụng, luyện tập, củng cố một chủ đề đã học, nhưng cũng có thể để tìm hiểu một chủ đề mới.Ở mức độ cao, có thể đề ra những nhiệm vụ cho các nhóm HS hoàn toàn độc lập xử lý các lĩnh vực đề tài và trình bày kết quả của mình cho những học sinh khác ở dạng bài giảng. b. Các cách thành lập nhóm Có rất nhiều cách để thành lập nhóm theo các tiêu chí khác nhau, không nên áp dụng một tiêu chí duy nhất trong cả năm học. Bảng sau đây trình bày 8 cách theo các tiêu chí khác nhau: 6
- một thời Cách làm này đã được chứng tỏ tốt trong những nhóm học gian dài tập có nhiều vấn đề. Sau khi đã quen nhau một thời gian dài thì việc lập các nhóm mới sẽ khó khăn. 6. Nhóm có Những HS khá giỏi trong lớp cùng luyện tập với các HS yếu HS khá để hỗ hơn và đảm nhận trách nhiệm của người hướng dẫn. trợ HS yếu Tất cả đều được lợi. Những HS giỏi đảm nhận trách nhiệm, những HS yếu được giúp đỡ. Ngoài việc mất nhiều thời gian thì chỉ có ít nhược điểm, trừ phi những HS giỏi hướng dẫn sai. 7. Phân chia Những HS yếu hơn sẽ xử lý các bài tập cơ bản, những HS theo năng lực đặc biệt giỏi sẽ nhận được thêm những bài tập bổ sung. học tập khác HS có thể tự xác định mục đích của mình. Ví dụ ai bị điểm nhau kém trong môn toán thì có thể tập trung vào một số ít bài tập. Cách làm này dẫn đến kết quả là nhóm học tập cảm thấy bị chia thành những HS thông minh và những HS kém. 8. Phân chia Đượcáp dụng thường xuyên khi học tập theo tình huống. theo các dạng Những HS thích học tập với hình ảnh, âm thanh hoặc biểu học tập tượng sẽ nhận được những bài tập tương ứng. HS sẽ biết các em thuộc dạng học tập như thế nào ? HS chỉ học những gì mình thích và bỏ qua những nội dung khác c. Phương pháp hoạt động nhóm có thể tiến hành: * Làm việc chung cả lớp : - Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức - Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ - Hướng dẫn cách làm việc trong nhóm * Làm việc theo nhóm - Phân công trong nhóm 8
- b) Chỉ màu đỏ: đỏ au, đỏ cờ, đỏ bừng, đỏ chóe, đỏ chói, đỏ đòng đọc, đỏ gay, đỏ hoe, đỏ ối đỏ quạch, đỏ hồng, đỏ đậm, đỏ rực, đỏ hồng, đỏ tía, đỏ tím, đỏ nhạt c) Chỉ màu trắng: trắng tinh, trắng toát, trắng muốt, trắng phau , trắng nõn, trắng nuột, trắng bóc, trắng ngần, trắng pốp, trắng bạch, trắng trẻo, trắng dã . d) Chỉ màu đen: đen sì, đen kịt, đen thui, đen trũi, đen ngòm, đen nhẻm, đen láy, đen đủi, đen thuỉ đen thui . Sau khi sử dụng phương pháp này tôi thấy:Phương pháp hoạt động nhóm giúp các thành viên trong nhóm chia sẻ các băn khoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức mới. Bằng cách nói ra những điều đang nghĩ, mỗi người có thể nhận rõ trình độ hiểu biết của mình về chủ đề nêu ra, thấy mình cần học hỏi thêm những gì.Bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không phải là sự tiếp nhận thụ động từ giáo viên. Tuy nhiên, phương pháp này bị hạn chế thời gian hạn định của tiết học, cho nên giáo viên phải biết tổ chức hợp lý và học sinh đã khá quen với phương pháp này thì mới có kết quả. Cần nhớ rằng, trong hoạt động nhóm, tư duy tích cực của học sinh phải được phát huy và ý nghĩa quan trọng của phương pháp này là rèn luyện năng lực hợp tác giữa các thành viên trong tổ chức lao động.Cần tránh khuynh hướng hình thưc và đề phòng lạm dụng, cho rằng tổ chức hoạt động nhóm là dấu hiệu tiêu biểu nhất của đổi mới PPDH và hoạt động nhóm càng nhiều thì chứng tỏ phương pháp dạy học càng đổi mới. 2. Dạy học theo hình thức đóng vai Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Là phương pháp giảng dạy nhằm giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự kiện cụ thể mà các em quan sát được. Việc diễn không phải là phần chính của phương pháp mà điều quan trọng nhất là sự thảo luận sau phần diễn đó. Cách tiến hành có thể như sau : Bước 1: Chuẩn bị . Giáo viên chia nhóm, giao nhiệm vụ cho từng nhóm và quy định rõ thời gian chuẩn bị, thời gian đóng vai Bước 2: Học sinh nhận nhiệm vụ được giao 10
- Cụ thể: + tôi gọi nhóm 1 gồm các em: Oanh, Chi, , Ly lên trình bày .Như : dẫn chuyện . Oanh: trong vai Hùng . Chi: trong vai Quý . Ly: trong vai Nam . Oanh: trong vai Hùng đưa ra lý lẽ: Theo tớ lúa gạo quý nhất. Cậu thử xem chúng ta sẽ ra sao nếu như không ăn. Không ăn con người sẽ chết, không còn đủ sức lực để làm gì cả.Nhà thơ Trần Đăng Khoa đã gọi hạt gạo là hạt vàng còn gì. . Chi: trong vai Quý đưa ra lý lẽ: Theo tớ quý nhất là vàng. Vàng rất có giá trị. Chỉ cần có vàng chúng ta sẽ mua được lúa gạo, mua được tất cả. Vàng còn là nguồn dự trữ kinh tế của quốc gia.Từ xa xưa ông cha ta đã nói: Quý như vàng . Ly: trong vai Nam đưa ra lý lẽ: Theo tớ thì thì giờ là quý nhất. Có thời gian chúng Ta sẽ làm ra lúa gạo, vàng bạc. Nếu không có thời gian thì làm sao chúng ta có thể làm được mọi việc chứ. + Sau khi các em đóng vai thể hiện xong , tôi gợi ý các bạn khác nhận xét theo gợi ý: ? Các bạn đã thể hiện đúng vai của mình chưa ? Lời nói cử chỉ đã phù hợp chưa? Thái độ tranh luận của các bạn thế nào? Bước 4: Giáo viên nhận xét đánh giá . Nhận xét, biểu dương . Rút ra bài học : Khi tranh luận chúng ta cần phải tìm được những lý lẽ, dẫn chứng để thuyết phục mọi người theo ý kiến của mình. Khi nói cần nói vừa đủ nghe. Thái độ tôn trọng người nghe. *Sau khi sử dụng phương pháp này bản thân tôi nhận thấy: Học sinh được rèn luyện thực hành những kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn.Các em rất hứng thú học tập, nảy sinh óc sáng tạo của mình.Học sinhcó sự thay đổi thái độ, hành vi của học sinh 12