Báo cáo biện pháp Rèn kĩ năng giải toán về chuyển động đều cho học sinh Lớp 5

Trong chương trình toán ở Tiểu học, giải các bài toán chiếm một vị trí rất quan trọng. Việc giải toán giúp học sinh củng cố, vận dụng các kiến thức, rèn luyện kĩ năng tính toán. Thông qua việc giải toán cho học sinh, giáo viên có thể dễ dàng phát hiện những mặt mạnh, mặt yếu của từng em về kiến thức, kĩ năng và tư duy để từ đó giúp học sinh phát huy được tính chủ động sáng tạo trong học tập.

      Các bài toán về chuyển động đều là một mảng kiến thức rất quan trọng được ứng dụng nhiều trong thực tế và có tác dụng rất lớn trong việc phát triển tư duy cho học sinh. Thông qua các bài toán này, học sinh được rèn luyện các kĩ năng: phân tích, tổng hợp, … là những kĩ năng không thể thiếu được của người học toán. Học tốt dạng toán này giúp học sinh rèn kĩ năng đổi đơn vị đo thời gian, kĩ năng tính toán, kĩ năng giải toán có lời văn. Đồng thời là cơ sở tiền đề giúp HS học tốt chương trình toán và chương trình vật lí ở các lớp trên.

      Chương trình toán lớp 5 hiện hành, toán chuyển động đều là loại toán mới và khó đối với học sinh lớp 5. Nhưng thời lượng chương trình dành cho loại toán này nói chung là ít : 3 tiết bài mới, 3 tiết luyện tập sau mỗi bài mới, 3 tiết luyện tập chung. Sau đó phần ôn tập cuối năm một số tiết có bài toán nội dung chuyển động đều đan xen với các nội dung ôn tập khác. Do vậy các em  gặp khó khăn khi giải toán. 

doc 39 trang Đình Bảo 22/08/2023 5320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Rèn kĩ năng giải toán về chuyển động đều cho học sinh Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_ren_ki_nang_giai_toan_ve_chuyen_dong_deu_c.doc

Nội dung text: Báo cáo biện pháp Rèn kĩ năng giải toán về chuyển động đều cho học sinh Lớp 5

  1. “ Rèn kĩ năng giải toán về chuyển động đều cho học sinh lớp 5”- Tác giả: Phùng Thị Minh Hoa SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI MÃ SKKN        (Dùng cho hội đồng chấm của Sở) SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM RÈN KĨ NĂNG GIẢI TOÁN VỀ CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU CHO HỌC SINH LỚP 5 Lĩnh vực: Môn Toán Cấp học: Tiểu học Tác giả: Phùng Thị Minh Hoa Giáo viên trường Tiểu học Phú Phương, Ba Vì, Hà Nội NĂM HỌC: 2017 – 2018 1/38
  2. “ Rèn kĩ năng giải toán về chuyển động đều cho học sinh lớp 5”- Tác giả: Phùng Thị Minh Hoa cực, khắc phục những hạn chế của bản thân. * Mục đích đối với học sinh: Giúp cho học sinh nắm có phương pháp giải toán về chuyển động đều, biết cách phân tích, suy luận, tổng hợp, để vận dụng giải toán đạt kết quả cao. Từ đó giúp các em yêu thích, ham học toán, phát huy tính vai trò tích cực, sáng tạo, đẩy mạnh phong trào thi đua học tập tốt của lớp, của trường. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu: - Khách thể nghiên cứu: Phong trào học tập của học sinh ở trường Tiểu học. - Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp giúp học sinh có kĩ năng giải toán về chuyển động đều cho học sinh lớp 5. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy “giải toán về chuyển động đều” thông qua các tài liệu tham khảo. - Tìm hiểu các dạng toán khó trong sách giáo khoa, trong vở bài tập, sách nâng cao. - Phân tích thực trạng của học sinh khi tiếp thu kiến thức “giải toán về chuyển động đều”, đề xuất các biện pháp giúp học sinh nắm vững các dạng toán cơ bản “giải toán về chuyển động đều”. Tìm ra các phương pháp giải nhanh, tổng quát để giúp học sinh có kĩ năng tính toán nhanh, chính xác. Từ đó giúp người thầy phát hiện ra học sinh có năng khiếu toán để kịp thời bồi dưỡng. - Làm tài liệu tham khảo cho đồng nghiệp, giúp cho giáo viên có giải pháp phù hợp. 5. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu lý luận: đọc sách, tài liệu tham khảo, văn bản thu thập tư liệu - Phương pháp điều tra kết hợp phương pháp quan sát trực quan, đàm thoại, giảng giải, luyện tập thực hành, thảo luận, tổ chức trò chơi - Phương pháp thực nghiệm sư phạm 6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu: - Giới hạn nội dung, chương trình: giải toán về chuyển động đều lớp 5 - Đối tượng: áp dụng cho học sinh lớp 5A - Thời gian: Đề tài được thực hiện trong 2 năm học 2016 – 2018. 3/38
  3. “ Rèn kĩ năng giải toán về chuyển động đều cho học sinh lớp 5”- Tác giả: Phùng Thị Minh Hoa bản chất bài toán, dẫn đến không xác định được dạng bài tập. - Nhiều em xác định được dạng toán nhưng lại vận dụng một cách rập khuôn, máy móc mà không hiểu được thực chất của vấn đề cần giải quyết nên khi gặp bài toán có cùng nội dung nhưng lời lẽ khác đi thì các em lại lúng túng. 2.2. Thực trạng của việc dạy học Giải toán về chuyển động đều Qua thực tiễn giảng dạy nhiều năm, tôi nhận thấy: * Về việc dạy của giáo viên: Trong quá trình dạy học, giáo viên đóng vai trò hướng dẫn, tổ chức cho học sinh tự tìm ra kiến thức. Nhưng dạy như thế nào để học sinh hiểu bài sâu, để biết vận dụng các cách giải linh hoạt khi làm bài thì đó lại là một điều rất khó. Thực tế cho thấy nhiều thầy cô chưa thật triệt để trong việc đổi mới phương pháp dạy học, thường xem nhẹ khâu phân tích các dữ liệu, bài toán đôi khi còn lệ thuộc vào sách giáo khoa, chưa chú trọng làm rõ bản chất toán học nên học sinh chỉ vận dụng công thức làm bài chứ chưa có sự sáng tạo trong từng bài toán tình huống chuyển động cụ thể. Giáo viên giảng giải nhiều nhưng lại chưa khắc sâu được kiến thức của bài dẫn đến học sinh hiểu bài còn mơ hồ. Mặt khác, giáo viên còn chưa coi trọng việc phân loại kiến thức một cách hệ thống nên các em rất mau quên. * Về việc học của học sinh: Học sinh tiếp cận với toán chuyển động đều còn mơ hồ, chưa hiểu bản chất của vấn đề. Đặc biệt với các dạng bài mà đơn vị đo thời gian hoặc đơn vị đo quãng đường với đơn vị đo vận tốc khác nhau thì rất nhiều em làm sai. Các em chưa nắm được phương pháp giải theo từng dạng bài khác nhau. Trong quá trình giải toán, học sinh còn sai lầm khi đổi đơn vị đo thời gian, không chặt chẽ, thiếu lôgíc, chưa phân biệt rõ thời điểm gặp nhau và thời gian đi được, điều đó dẫn đến sự nhầm lẫn đáng tiếc trong quá trình giải toán. Để kiểm tra khả năng vận dụng của học sinh, tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng học sinh lớp 5A và 5B (đã học xong chương trình lớp 5 nhưng chưa áp dụng đề tài) như sau: Bài 1: (3 điểm) Viết vào ô trống trong bảng sau: s 147 km 165 km v 36 km/giờ 27,5 km/giờ t 3 giờ 40 phút Bài 2: (3 điểm): Lúc 7 giờ xe máy đi từ A đến B với vận tốc 36 km/giờ. Đến 9 giờ ô tô cũng đi từ A đến B với vận tốc 60 km/giờ. Hỏi đến mấy giờ ô tô đuổi kịp xe máy? Bài 3: (3 điểm) : Một chiếc thuyền đi xuôi dòng nước từ A đến B mất 45 phút và ngược dòng từ B đến A mất 54 phút. Biết vận tốc của thuyền lúc xuôi dòng là 5/38
  4. “ Rèn kĩ năng giải toán về chuyển động đều cho học sinh lớp 5”- Tác giả: Phùng Thị Minh Hoa CHƯƠNG III : CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN VÀ KẾT QUẢ 3.1. Các biện pháp thực hiện : ( 6 biện pháp) Để học sinh làm tốt toán về chuyển động đều, tôi đã thực hiện 6 biện pháp như sau: Biện pháp 1 : Rèn cho học sinh nắm vững cách đổi đơn vị đo thời gian, đơn vị đo vận tốc, các phép tính với số đo thời gian và hiểu ý nghĩa của chúng. Ở lớp 4 các em đã được học cách đổi đơn vị đo thời gian, học sinh cần nắm vững bảng đơn vị đo thời gian, mối liên hệ giữa các đơn vị đo cơ bản: 1 ngày = 24 giờ 1 giờ = 60 phút 1 phút = 60 giây Lên lớp 5 các em tiếp tục được ôn lại và học sâu hơn về đổi đơn vị đo thời gian: 1.1 Rèn cho học sinh nắm vững cách đổi đơn vị đo thời gian a) Cách đổi từ đơn vị nhỏ ra đơn vị lớn: * Ví dụ : Đổi 30 phút = giờ + Hướng dẫn HS tìm "tỉ số giữa 2 đơn vị" . Tỉ số của 2 đơn vị là 1 60 ( Vì 1 giờ = 60 phút, nên 1 phút = 1 giờ ) 60 1 1 + Ta nhân số phải đổi với tỉ số của 2 đơn vị: 30 = = 0,5 60 2 Vậy 30 phút = 1 giờ = 0,5 giờ. 2 b) Cách đổi từ đơn vị lớn ra đơn vị nhỏ: * Ví dụ : Đổi 2 giờ = phút ; 0,5 giờ = phút 3 + Đổi 2 giờ = phút . Ta nhân số phải đổi với tỉ số của 2 đơn vị: 3 Vì 1 giờ = 60 phút, nên tỉ số của 2 đơn vị là 60 2 2 Vậy giờ = 40 phút. ( do 60 = 40) 3 3 Hoặc đổi: 0,5 giờ = phút Ta lấy 60 0,5 = 30 phút Kết luận : Muốn đổi các số đo thời gian từ đơn vị nhỏ sang đơn vị lớn hoặc ngược lại, ta lấy số cần đổi nhân với tỉ số của 2 số đó. * Bài tập áp dụng : 1. Viết số thích hợp vào chỗ chấm: 7/38
  5. “ Rèn kĩ năng giải toán về chuyển động đều cho học sinh lớp 5”- Tác giả: Phùng Thị Minh Hoa 1.2. Các phép tính với số đo thời gian: Trong 4 phép tính cộng, trừ, nhân chia số đo thời gian thì học sinh dễ nhầm lẫn khi thực hiện phép cộng, trừ số đo thời gian với những bài toán dạng sau: * Ví dụ 1: Một ô tô đi từ tỉnh A đến tỉnh B hết 3 giờ 15 phút rồi đi tiếp đến tỉnh C hết 2 giờ 30 phút. Hỏi ô tô đi cả quãng đường từ tỉnh A đến tỉnh C hết bao nhiêu thời gian? Hướng dẫn HS phân tích đề toán : - GV hướng dẫn HS phân tích đề toán, vẽ sơ đồ để biểu diễn thời gian ô tô đi trên từng quãng đường t = 3 giờ 15 phút t = 2 giờ 35 phút A B C - Tìm thời gian ô tô đi trên cả quãng đường từ A đến C ta làm thế nào? - GV hướng dẫn HS thực hiện phép cộng: 3 giờ 15 phút + 2 giờ 30 phút = ? Hướng dẫn đặt tính như sau: 3 giờ 15 phút + 2 giờ 35 phút 5 giờ 50 phút Vậy: 3 giờ 15 phút + 2 giờ 30 phút = 5 giờ 50 phút Bài giải: Thời gian ô tô đi cả quãng đường từ tỉnh A đến tỉnh C là: 3 giờ 15 phút + 2 giờ 30 phút = 5 giờ 50 phút Đáp số: 5 giờ 50 phút * Ví dụ 2: Anh Bình đi nhà lúc 6 giờ và đến Hà Nội lúc 8 giờ 30 phút. Hỏi anh Bình đi từ nhà đến Hà Nội hết bao nhiêu thời gian? Hướng dẫn HS phân tích đề toán : - GV hướng dẫn HS phân tích đề toán, vẽ sơ đồ để biểu diễn thời gian anh Bình đi Thời gian đi = ? 6 giờ 8 giờ 30 phút Hà Nội Nhà - Giúp học sinh phân biệt khái niệm: + Thời gian xuất phát (thời gian khởi hành) : là thời gian lúc bắt đầu đi (lúc đồng hồ chỉ số giờ. Ví dụ trên là lúc 6 giờ) + Thời gian đến nơi: là thời gian đồng hồ chỉ khi đến nơi (ví dụ trên là lú 8 giờ 9/38
  6. “ Rèn kĩ năng giải toán về chuyển động đều cho học sinh lớp 5”- Tác giả: Phùng Thị Minh Hoa Quãng đường trong 1 giờ: 12 km A B Người thứ nhất Quãng đường trong 1 giờ: 18 km Người thứ hai A B Từ sơ đồ học sinh dễ dàng nhận thấy người đến B trước là người đi nhanh hơn. Như vậy học sinh hiểu rõ bản chất vận tốc là chỉ rõ sự chuyển động nhanh hay chậm của một động tử. hay “Vận tốc chính là quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.” Nếu đem chia quãng đường đi được cho thời gian đi quãng đường đó thì sẽ được vận tốc trung bình của động tử. Hay gọi tắt là vận tốc của động tử. * Trong quá trình dạy học hình thành quy tắc, công thức tính vận tốc, thời gian, quãng đường, tôi đặc biệt lưu ý học sinh những vấn đề học sinh hay nhầm lẫn đơn vị đo của các đại lượng: - Đơn vị vận tốc phụ thuộc vào đơn vị quãng đường và đơn vị thời gian. Chẳng hạn: s km s m v km/giờ hoặc v m/phút ; t giờ t phút - Đơn vị thời gian phụ thuộc vào đơn vị quãng đường và vận tốc. Chẳng hạn: s km s m t giờ hoặc t phút ; v m/phút v km/giờ - Đơn vị quãng đường phụ thuộc vào đơn vị vận tốc và thời gian. Chẳng hạn: v km/giờ v m/giây s km hoặc s m ; t giây t giờ - Các đơn vị của đại lượng khi thay vào công thức phải tương ứng với nhau. - Số đo thời gian khi thay vào công thức phải viết dưới dạng số tự nhiên, số thập phân hoặc phân số. Ví dụ: An đi từ nhà xuống chợ huyện bằng xe đạp hết 1 giờ 15 phút; vận tốc 15 km/giờ. Tính quãng đường từ nhà An xuống chợ huyện? Cách làm: + Đơn vị thời gian phải viết dưới dạng số thập phân rồi mới thực hiện phép tính (1 giờ 15 phút = 1,25 giờ ) 11/38
  7. “ Rèn kĩ năng giải toán về chuyển động đều cho học sinh lớp 5”- Tác giả: Phùng Thị Minh Hoa Ví dụ 4: Điền vào chỗ trống Quãng đường 80 km 80 km 80 km Vận tốc 40 km/giờ 25 km/giờ 20 km/giờ Thời gian - Yêu cầu HS làm bài: Quãng đường 80 km 80 km 80 km Vận tốc 40 km/giờ 25 km/giờ 20 km/giờ Thời gian 2 giờ 3,2 giờ 4 giờ + Em hãy so sánh quãng đường đi của 3 trường hợp trên? ( quãng đường như nhau) + So sánh vận tốc và thời gian đi trên quãng đường ở bài trên? (thời gian ngắn thì vận tốc nhanh, thời gian dài thì vận tốc chậm) - GV kết luận: Khi đi cùng quãng đường thì thời gian ngắn thì vận tốc nhanh, thời gian dài thì vận tốc chậm. Như vậy ta nói: Trên cùng một quãng đường thì vận tốc tỉ lệ nghịch với thời gian. Ghi nhớ: + Với cùng một vận tốc thì quãng đường tỉ lệ thuận với thời gian. + Trong cùng thời gian thì quãng đường tỉ lệ thuận với vận tốc. + Trên cùng một quãng đường thì vận tốc tỉ lệ nghịch với thời gian. Bài tập áp dụng: Trên quãng đường AB nếu đi xe máy với vận tốc 36 km/giờ thì hết 3 giờ. Hỏi nếu đi xe đạp với vận tốc 12km/giờ thì hết bao nhiêu thời gian? - Với bài toán trên, HS có thể giải theo 2 cách: Cách 1: Theo các bước. + Tính quãng đường AB. + Tính thời gian xe đạp đi hết quãng đường. Cách 2: Hướng dẫn HS dựa vào mối quan hệ giữa vận tốc và thời gian khi đi trên cùng một quãng đường. Nếu vận tốc nhanh thì thời gian đi hết ít, ngược lại vận tốc chậm thì thời gian đi hết nhiều. Vận tốc giảm đi bao nhiêu lần thì thời gian tăng lên bấy nhiêu lần. Các bước thực hiện: + Tính vận tốc xe máy gấp bao nhiêu lần vận tốc xe đạp. + Tính thời gian xe đạp đi. 13/38