Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đội ngũ viên chức trường Trung học cơ sở Lý Thường Kiệt, Quận Long Biên, Hà Nội

Giáo dục trung học cơ sở là bậc học nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục bậc tiểu học; có trình độ học vấn phổ thông cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kĩ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động. Để bậc học trung học cơ sở xứng đáng là bậc học giúp học sinh có kiến thức khoa học kĩ thuật cơ sở, có hiểu biết cơ bản về nghề nghiệp, năng lực bản thân, thì việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện là vấn đề then chốt. Trong nhà trường trung học cơ sở, đội ngũ viên chức (giáo viên) là lực lượng có vai trò quyết định đến chất lượng và hiệu quả giáo dục. Vì vậy, để có đội ngũ viên chức đủ tài, đủ đức và năng lực đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay thì phải quan tâm chăm lo, thường xuyên bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trung học cơ sở.

Trường Trung học cơ sở Lý Thường Kiệt - quận Long Biên – Hà Nội là đơn vị trường trung học cở sở nơi tôi đang công tác. Hàng năm, xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ viên chức được nhà trường quan tâm, chú trọng. Ngoài thực hiện kế hoạch chung của cấp trên, trường đều có kế hoạch bồi dưỡng cụ thể, sát với thực tế. Kết thúc mỗi năm, dựa trên kết quả học tập và công tác, nhà trường tổ chức cho viên chức và các tổ, nhóm kiểm điểm, đánh giá Chuẩn giáo viên trung học cơ sở theo Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông. 

docx 11 trang thuhoaiz7 20/12/2022 2601
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đội ngũ viên chức trường Trung học cơ sở Lý Thường Kiệt, Quận Long Biên, Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbao_cao_bien_phap_mot_so_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luong_hie.docx

Nội dung text: Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đội ngũ viên chức trường Trung học cơ sở Lý Thường Kiệt, Quận Long Biên, Hà Nội

  1. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Giáo dục trung học cơ sở là bậc học nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục bậc tiểu học; có trình độ học vấn phổ thông cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kĩ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động. Để bậc học trung học cơ sở xứng đáng là bậc học giúp học sinh có kiến thức khoa học kĩ thuật cơ sở, có hiểu biết cơ bản về nghề nghiệp, năng lực bản thân, thì việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện là vấn đề then chốt. Trong nhà trường trung học cơ sở, đội ngũ viên chức (giáo viên) là lực lượng có vai trò quyết định đến chất lượng và hiệu quả giáo dục. Vì vậy, để có đội ngũ viên chức đủ tài, đủ đức và năng lực đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay thì phải quan tâm chăm lo, thường xuyên bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trung học cơ sở. Trường Trung học cơ sở Lý Thường Kiệt - quận Long Biên – Hà Nội là đơn vị trường trung học cở sở nơi tôi đang công tác. Hàng năm, xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ viên chức được nhà trường quan tâm, chú trọng. Ngoài thực hiện kế hoạch chung của cấp trên, trường đều có kế hoạch bồi dưỡng cụ thể, sát với thực tế. Kết thúc mỗi năm, dựa trên kết quả học tập và công tác, nhà trường tổ chức cho viên chức và các tổ, nhóm kiểm điểm, đánh giá Chuẩn giáo viên trung học cơ sở theo Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu, thực tế cho thấy đội ngũ viên chức hiện nay chưa thực sự ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ của sự nghiệp đổi mới. Điều đó là do nhiều nguyên nhân, nhưng một trong những nguyên nhân chính là do những bất cập trong việc tuyển dụng, sử dụng, đào tạo đội ngũ viên chức. Cụ thể là tình trạng hẫng hụt về cơ cấu, chất lượng viên chức còn một số bộ phận chưa đáp ứng được yêu cầu công việc; công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ viên chức chưa gắn với việc sử dụng, đồng thời chưa có chính sách thoả đáng để thu hút đội ngũ trẻ có trình độ cao. Xuất phát từ thực tiễn, cũng như yêu cầu phát triển lực lượng viên chức ở trường Trung học cơ sở Lý Thường Kiệt, tôi chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đội ngũ viên chức trường Trung học cơ sở Lý Thường Kiệt, quận Long Biên, Hà Nội. I. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận 1.1.Khái niệm viên chức Luật Viên chức số 26/VBHN – VPQH ngày 16/12/2019 quy định: “Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật”. 1.2. Khái niệm viên chức quản lí Viên chức quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và được hưởng phụ cấp chức vụ quản lý. 1
  2. Trong đó: Lãnh đạo: 02; Giáo viên: 36; Nhân viên: 10 Nam: 6 , có độ tuổi từ 24 đến 50. Nữ : 42, có độ từ 25 đền 51. + Về tổ chức bộ máy: Thể hiện cụ thể ở các bảng số liệu dưới đây: Trình độ chuyên môn Số Đại Cao Trung Hợp đồng Các chức danh lượng Khác học đăng cấp trường Thạc sĩ Cán bộ quản lý 2 2 quản lí giáo dục Giáo viên văn hoá 29 28 2 Giáo viên Ngoại ngữ 5 5 Giáo viên Tin học 1 1 1 Giáo viên Thể dục 2 2 Giáo viên Âm nhạc 1 1 1 Giáo viên Mỹ thuật 1 1 Giáo viên 1 1 1 Tổng phụ trách Thư viện - Đồ dùng 1 0 1 1 Nhân viên hành 3 0 1 3 chính Nhân viên bảo vệ 4 0 4 4 Nhân viên nhà bếp 0 0 0 0 0 Cộng 48 39 0 6 3 13 * Tổ chuyên môn: Số lượng Tên thành Họ và tên STT tổ chuyên Ghi chú viên Tổ trưởng môn trong tổ 1 Tổ Tự nhiên 18 Phan Thị Xuân Mai 2 Tổ Xã hội 13 Phạm Thị Mai Hương 3 TổNăng khiếu 11 Bùi Thị Nguyên Ngọc 4 Tổ hành chính 6 NguyễnThị Hồng Vân Qua bảng số liệu trên cho thấy trình độ chuyên môn của viên chức khá cao: 100% đội ngũ giáo viên có trình độ chuẩn và trên chuẩn. Trong đó 100 % có trình 3
  3. chức 100% đạt chuẩn và trên chuẩn từ mức đại học đến thạc sĩ. Có được điều này, là do công tác đào tạo bồi dưỡng viên chức được nhà trường quan tâm, tạo điều kiện tham gia học tập nâng cao trình độ các lớp bồi dưỡng chuyên môn do cấp trên tổ chức. 2.2.1.6. Công tác đánh giá, phân loại viên chức Hiện nay việc đánh giá viên chức trong Thành phố Hà Nội thực hiện hàng tháng, hàng năm hoặc đột xuất, có tiêu chí rõ ràng. Tuy nhiên, trong đánh giá còn nể nang, né tránh làm cho sự nhận xét, đánh giá không phản ánh chính xác. 2.2.1.7. Cơ sở vật chất của trường Trung học cơ sở Lý Thường Kiệt Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương, nhà trường đã được xây dựng mới hoàn toàn trên nền đất cũ của trường Trung học cơ sở Ngọc Thụy giai đoạn 1 với đầy đủ trang thiết bị và thiết kế hiện đại khoa học và đạt chuẩn quốc gia mức độ I . Trường có khuôn viên rộng, với 28 phòng học và phòng chức năng và đầy đủ các phòng hành chính. Thiết bị dạy học đáp ứng được tương đối đầy đủ các yêu cầu dạy học; công tác xã hội hóa giáo dục được thực hiện tốt.So với các trường trong cùng địa bàn, trường Trung học cơ sở Lý Thường Kiệt là trường có nhiều lợi thế về cơ sở vật chất. Tuy nhiên, do sĩ số học sinh vắng (khoảng từ 960 đến 970 học sinh), mức thu học phí giảm do dịch bệnh COVID-19 và học trực tuyến, số lượng viên chức có tuổi tương đối nhiều nên kinh phí chi cho các hoạt động nhà trường còn hạn chế. Để thực hiện tốt công tác giáo dục và chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho viên chức ban lãnh đạo nhà trường đã phải suy nghĩ và tìm ra nhiều giải pháp khắc phục. 2.2.2. Ưu điểm và hạn chế về chất lượng, hiệu quả hoạt động của đội ngũ viên chức - Ưu điểm Đội ngũ viên chức nhà trường thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo. Tham mưu với cấp trên về các giải pháp phát triển nhà trường để nâng cao chất lượng giáo dục theo các tiêu chí trường Trung học cơ sở đạt chuẩn. Đảm bảo về số lượng, cơ cấu bộ môn, nhiệt tình giảng dạy, yêu nghề và chuẩn hóa về trình độ đào tạo. Thường xuyên nêu cao tinh thần tự học, tự bồi dưỡng. Chất lượng giảng dạy đã có nhiều chuyển biến tích cực. - Hạn chế Qua đánh giá chất lượng viên chức hàng năm cho thấy phần lớn viên chức đều hoàn thành chức trách nhiệm vụ được giao, có tinh thần cầu tiến như tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tuy nhiên vẫn còn những bất cập chính của đội ngũ viên chức như: trình độ lý luận chính trị còn thấp, một số ít viên chức ngại va chạm và còn nể nang nên nhiều việc chưa giải quyết dứt điểm; Nhận thức của viên chức chưa đồng đều, thiếu chủ động tìm tòi, sáng tạo để phấn đấu vươn lên, còn vi phạm nội qui làm việc như đi muộn, về sớm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động chung của nhà trường Công tác đào tạo bồi dưỡng còn bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Đó là, đào tạo chưa gắn với yêu cầu tiêu chuẩn và quy hoạch sử dụng viên chức, chưa có những chương trình bồi dưỡng thích hợp cho mỗi ngạch viên chức để xây dựng đội ngũ lãnh đạo quản lý các cấp. 5
  4. tìm ra những hạn chế và nguyên nhân của chúng để nâng cao chất lượng, công tác đào tạo, bồi dưỡng. - Chủ động lập kế hoạch, tổ chức, vận động đội ngũ viên chức nghiêm túc, tích cực tham gia các khóa đào tạo và chủ động tự đào tạo bằng nhiều hình thức. Thường xuyên quán triệt và triển khai kịp thời các Nghị quyết, Chỉ thị, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, các văn bản hướng dẫn của ngành, nội quy, quy chế dân chủ trong nhà trường, nhằm tạo nên sự hiểu biết thống nhất trong nhận thức của đội ngũ viên chức trong toàn trường. - Tổ chức bồi dưỡng vào thời gian, thời điểm cho phù hợp như: Bồi dưỡng chu kỳ và chuyên đề vào thời điểm học sinh nghỉ hè, thông qua phong trào hội thi, hội giảng. Thông qua các hoạt động, đội ngũ viên chức càng thấy rõ tầm quan trọng của chuyên môn. Tăng cường dự giờ, thăm lớp để rút kinh nghiệm, tư vấn cho viên chức về việc chuẩn bị bài, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, cũng từ kết quả đó làm căn cứ để xếp loại viên chức. - Khuyến khích viên chức tự nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ, tự bồi dưỡng: đọc sách, báo của ngành, tài liệu, tập san Cần đưa công tác tự học tập, tự bồi dưỡng vào tiêu chuẩn thi đua của viên chức. 4.2. Nâng cao phẩm chất đạo đức của đội ngũ viên chức Trong trường Trung học cơ sở, đội ngũ viên chức nòng cốt chủ yếu chính là đội ngũ giáo viên. Vì thế, việc nâng cao uy tín, phẩm chất đạo đức của đội ngũ viên chức chính là tập trung nâng cao chất lượng, uy tín, phẩm chất đạo đức của đội ngũ giáo viên những con người trực tiếp tham gia vào sự nghiệp trồng người. Giai đoạn nào cũng vậy, sự nghiệp trồng người của ngành giáo dục luôn đòi hỏi người giáo viên luôn gắn trên mình trọng trách lớn lao, vì thế, để hoàn thành trọng trách ấy không chỉ cần có trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm mà hơn hết phải luôn ý thức được tầm quan trọng của việc thường xuyên trau dồi về phẩm chất đạo đức, nâng cao được uy tín của bản thân trước đồng nghiệp, học sinh và phụ huynh. Để thực hiện được điều đó, viên chức luôn chấp hành, thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, tận tụy, sáng tạo, có ý thức tổ chức kỷ luật cao, có đạo đức trong sáng, lối sống lành mạnh, luôn cố gắng phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; tích cực tham gia học tập, nghiên cứu, không ngừng nâng cao trình độ về lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ và năng lực công tác, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của xã hội; giữ gìn tư cách đạo đức, nhân cách và hình mẫu “mô phạm” của người thầy. Nhà trường cần phải tạo ra phong trào tôn vinh rộng rãi trong xã hội; tích cực đấu tranh, ngăn chặn những nhận thức, hành vi không đúng về nghề dạy học. Đặc biệt là đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII; Chỉ thị số 27/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tập trung thực hiện xây dựng môi trường sư phạm để tạo ra những giá trị chân, thiện, mỹ; giúp cho các nhà giáo thêm yêu quý, gắn bó, toàn tâm toàn ý với nghề, có hứng thú trong giảng dạy, khơi dậy khả năng lao động sáng tạo của thầy và trò, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. 4.3. Công tác bố trí sử dụng viên chức 7