Báo cáo giải pháp Một số giải pháp phát huy tính tích cực của học sinh khi dạy môn Lịch sử lớp 5

Dân tộc Việt Nam có một nền văn hóa, một bề dày lịch sử lâu đời. Đó là những ngày đầu vua Hùng dựng  nước cho đến những năm tháng đấu tranh giữ nước và xây dựng Tổ quốc. Từng chặng đường, từng giai đoạn đã ghi lại những mốc son chói lọi, là niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam. Ai đã đi qua những chặng đường ấy luôn cảm thấy yêu quê hương và con người Việt Nam biết chừng nào. Thế hệ trẻ hôm nay sẽ viết tiếp những trang sử hào hùng cho dân tộc bằng tài năng, trí tuệ và nhiệt huyết của mình. Để làm được điều đó, trước tiên các em phải yêu thích lịch sử quê hương, bởi vì “ Yêu sử chính là làm cho tâm hồn ta luôn hướng về đất nước”.  Hơn thế nữa, người giáo viên còn cần phải có kiến thức, am  hiểu về lịch sử và bản thân giáo viên phải yêu mến, tự hào về lịch sử thì mới thực sự làm tròn trách nhiệm vẻ vang đó.

   Chương trình lịch sử lớp 5 giúp học sinh lĩnh hội được một số tri thức ban đầu và thiết thực về xã hội. Đó là các sự kiện và nhân vật tiêu biểu trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Từ đó hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng quan sát, mô tả, phân tích, so sánh, đánh giá mối quan hệ giữa các sự kiện trong xã hội, đồng thời vận dụng các tri thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. Qua đó khơi dậy và bồi dưỡng tình yêu đất nước, hình thành thái độ đúng đắn đối với bản thân, gia đình, cộng đồng, kích thích tính ham hiểu biết khoa học của học sinh.Từ đó các em có lòng tự hào dân tộc phát huy mọi khả năng xây dựng một tương lai xứng đáng với lịch sử của dân tộc. 

doc 42 trang Đình Bảo 22/08/2023 5920
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo giải pháp Một số giải pháp phát huy tính tích cực của học sinh khi dạy môn Lịch sử lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbao_cao_giai_phap_mot_so_giai_phap_phat_huy_tinh_tich_cuc_cu.doc

Nội dung text: Báo cáo giải pháp Một số giải pháp phát huy tính tích cực của học sinh khi dạy môn Lịch sử lớp 5

  1. ` Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp phát huy tính tích cực của học sinh khi dạy môn Lịch sử lớp 5 Môn: Lịch sử Cấp học: Tiểu học Năm học 2017 – 2018
  2. Một số giải pháp phát huy tính tích cực của học sinh khi dạy môn Lịch sử lớp 5. cần xác định rõ giờ học hôm nay mình cần phải giảng dạy như thế nào? cần truyền đạt những gì cho học sinh? Dạy làm sao cho học sinh dễ hiểu và dễ tiếp thu nhất. Có như vậy thì giờ học lịch sử mới thành công. Chính vì lẽ đó, trong năm học 2017-2018 này tôi mạnh dạn đưa ra: “ Một số giải pháp phát huy tính tích cực của học sinh khi dạy môn Lịch sử lớp 5” nhằm giúp cho học sinh học tốt hơn môn học Lịch sử cũng như các môn học khác để góp phần thúc đẩy phong trào dạy và học ở trường Tiểu học nơi tôi công tác ngày một đi lên. 2. Đối tượng và thời gian nghiên cứu: a. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 5A của tôi chủ nhiệm. b. Thời gian nghiên cứu: Năm học 2017 - 2018 3/20
  3. Một số giải pháp phát huy tính tích cực của học sinh khi dạy môn Lịch sử lớp 5. 2. Khảo sát thực tế đầu năm: Khi mới nhận các em lớp 5A, qua trao đổi và thông qua một số tiết dạy của 3 tuần đầu tháng 9. Tôi nhận thấy thực trạng học phân Môn Lịch sử thật đáng báo động. Cụ thể số liệu điều tra và khảo sát đầu năm được thể hiện rõ qua bảng sau: Tổng số học sinh lớp 5A : 35 em Kết quả điều tra khảo sát đầu năm Sĩ số học sinh Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành SL TL SL TL SL TL 35 2 5,7% 20 57,2% 13 37,1% 3. Thực trạng của vấn đề: Trong những năm gần đây được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các cấp quản lý mà chất lượng giáo dục nói chung ở các trường đang ngày một đi lên. Song bên cạnh những kết quả đã đạt được đó thì từ thực tế cho thấy chất lượng dạy và học phân môn Lịch sử nói riêng ở Tiểu học vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục, nguyên nhân dẫn đến hạn chế đó bởi: - Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường còn nghèo nàn, đặc biệt là trang thiết bị phục vụ cho một tiết dạy. - Do điều kiện kinh tế còn hạn hẹp nên nhà trường chưa thường xuyên tổ chức cho giáo viên và học sinh khối lớp 5 đi tham quan các di tích hay bảo tàng. - Giáo viên phần lớn còn chưa chú tâm nhiều đến việc dạy phân môn Lịch sử, có chăng chỉ là ở những tiết chuyên đề, thao giảng hay thẩm định. - Đa số giáo viên đều nắm chắc về chuyên môn cũng như phương pháp giảng dạy song vốn kiến thức về lịch sử còn hạn chế do không có cơ hội tham quan học tập. - Đa số HS là con em gia đình nông thôn, điều kiện kinh tế còn khó khăn, ngoài giờ học trên lớp về nhà các em phải làm nhiều việc nhà giúp bố mẹ nên các em ít có thời gian được trau dồi kiến thức lịch sử qua việc đọc sách báo, truyện hay tìm hiểu thông tin trên mạng, - Do vốn hiểu biết của cha mẹ các em còn hạn chế nên sự quan tâm cũng như việc đầu tư trang thiết bị phục vụ việc học của con em mình còn ít. 5/20
  4. Một số giải pháp phát huy tính tích cực của học sinh khi dạy môn Lịch sử lớp 5. đều hỗ trợ cho nhau và cùng giúp nhau đi đến một mục đích chung cuối cùng là hiểu được ý nghĩa lời khẳng định của Bác trong bản Tuyên ngôn Độc lập. - Giáo viên nên tạo cơ hội cho các em cùng tham gia vào quá trình tìm hiểu, hình thành kiến thức thông qua các nhiệm vụ như: tổ chức thảo luận, phân tích vấn đề, sắm vai tái hiện lại sự việc đã diễn ra, thu thập tư liệu và trình bày những hiểu biết của mình qua trò chơi lớp học nhằm tạo sự hứng thú, phát huy tính tích cực vốn có ở học sinh. Ví dụ khi dạy bài : Quyết chí ra đi tìm đường tìm đường cứu nước, để học sinh chú ý hơn và nhận biết nhanh hơn về ý chí quyết tâm tìm đường cứu nước của anh Thành thì tôi cho học sinh đóng vai anh Thành và anh Tư Lê trong cuộc trò chuyện giữa hai người để gây sự chú ý và hưng phấn hơn cho học sinh. Sau khi kết thúc cuộc trò truyện đó tôi lại cho học sinh trao đổi nêu ý kiến nhận xét về ý chí cũng như tính cách giữa anh Thành và anh Tư Lê. - Khi phải truyền đạt tường thuật lại một vấn đề lịch sử, giáo viên cần chú ý cách diễn đạt, giọng kể sao cho phù hợp, hấp dẫn thu hút sự chú ý của học sinh, lồng giáo dục ý nghĩa lịch sử, khơi gợi niềm tự hào về truyền thống đấu tranh của dân tộc. Ví dụ khi giới thiệu về nhân vật lịch sử, cụ thể là tấm gương chiến đấu của anh La Văn Cầu trong trận chiến thắng Biến Giới thu- đông 1950 giọng kể của giáo viên cần thể hiện rõ sự sâu lắng, nhấn giọng khi nhắc đến tình huống hy sinh anh dũng của anh. Trong khi kể tôi phát hiện ra được cảm xúc khâm phục hiện rõ qua từng nét mặt của các em. Khi kể xong tôi lại cho các em suy nghĩ và nêu xem mình đã học được điều gì từ anh? Hay khi kể về một sự kiện lịch sử nào đó, giáo viên cần trình bày với giọng nói rõ ràng, mang tính chất tường thuật, lưu ý những mốc thời gian gắn với sự kiện diễn ra tại địa điểm nào, kết hợp phương tiện trực quan để làm rõ ý cần minh họa. - Không chỉ thế giáo viên còn cần dành ít thời gian để có những cuộc trao đổi nhỏ với các em, để từ đó sẽ giúp bản thân định hướng thêm trong bài dạy của mình. Chẳng hạn sau mỗi bài học giáo viên trao đổi với học sinh qua một số câu hỏi như: + Sau bài học này, em có suy nghĩ gì? + Bài học hôm nay, em tâm đắc nhất điều gì? + Ý kiến của em về vấn đề này như thế nào? Một trong những yếu tố quyết định thành công của một giờ dạy lịch sử nói riêng cũng như giờ dạy các môn học khác đó chính là phương pháp dạy học 7/20
  5. Một số giải pháp phát huy tính tích cực của học sinh khi dạy môn Lịch sử lớp 5. Giải pháp 3: Khai thác phương tiện dạy học. Như chúng ta đã biết nếu trong một tiết dạy mà giáo viên và học sinh có chuẩn bị những đồ dùng hay những phương tiện dạy học một cách đầy đủ và sinh động nhưng trong quá trình giảng dạy lại không biết nên sử dụng chúng vào những lúc nào, vào những thời điểm nào cho phù hợp thì dù có chẩn bị kĩ và đầy đủ đến mấy cũng trở nên vô nghĩa và thất bại mà thôi. Do vậy, tất cả những hình ảnh, lược đồ, sơ đồ, đoạn phim tư liệu làm phương tiện trực quan phục vụ trong từng tiết dạy phải rõ ràng, chính xác và làm nổi bật được nội dung bài dạy, nội dung tìm hiểu. Một điều đáng lưu ý hơn nữa là ngoài việc sử dụng đồ dùng đúng lúc, đúng thời điểm và phù hợp với nội dung bài ra thì đối với những bài mà ta cần sử dụng lược đồ để nêu diễn biến một chiến dịch hay bất kì một trận đánh nào, chúng ta nên làm những mũi tên động, màu sắc phù hợp nhằm thu hút sự chú ý và ghi nhớ ở các em. Ví dụ dạy bài “ Chiến thắng Biên giới Thu- đông 1950” khi chỉ đường quân ta tiến công chặn đánh để chiếm cụm cứ điểm Đông Khê thì giáo viên nên sử dụng mũi tên động màu đỏ để nhằm gây sự chú ý theo dõi của học sinh. Đồng thời học sinh nhìn cũng được rõ hơn. Ngoài những phương tiện dạy học truyền thống đã rất quen thuộc đối với các thầy cô giáo đứng lớp thì ta nhận thấy rằng việc ứng dụng công nghệ thông tin để soạn giáo án luôn đem lại hiệu quả cao trong việc giảng dạy.Tuy rằng việc 9/20
  6. Một số giải pháp phát huy tính tích cực của học sinh khi dạy môn Lịch sử lớp 5. nghiệm và vốn hiểu biết của người thân luôn được các em lắng nghe bằng cả sự háo hức và đầy tin tưởng. Giáo viên cũng hãy tạo điều kiện cho trẻ khai thác môi trường học tập này nếu các em chưa có cơ hội. Giải pháp 5: Gây hứng thú học môn Lịch sử: - Sử dụng âm nhạc tạo cảm hứng: sử dụng các bài hát gắn với các sự kiện lịch sử để vào bài. - Kết hợp văn chương với lịch sử: Qua câu văn, câu thơ sẽ có ấn tượng và hiểu rõ hơn về lịch sử. - Sử dụng các tư liệu lịch sử, qua tranh ảnh, bài viết, video clip, hay các nhân chứng sống về lịch sử ( mời các bác đã từng tham gia chiến tranh kể lại chuyện lịch sử) Ví dụ minh họa bài dạy LỊCH SỬ Tiết 23: Sấm xét đêm giao thừa A.Mục tiêu: Giúp học sinh có: 1) Kiến thức: + Tết Mậu Thân1968, quân và dân miền Nam đồng loạt tổng tiến công và nổi dậy ở khắp các thành phố và thị xã. + Cuộc chiến đấu ở Sứ quán Mĩ diễn ra quyết liệt và là sự kiện tiêu biểu của cuộc tổng tiến công.- Cuộc tiến công và nổi dậy đã gây cho địch nhiều thiệt hại, tạo thế thắng lợi cho quân ta. 2) Kĩ năng: Học sinh nhớ được sự kiện lịch sử, kể lại được trận đánh vào Đại sứ quán Mĩ. 3) Thái độ: Học sinh hiểu về lịch sử của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, và thêm tự hào về tinh thần chiến đấu của cha ông ta. B. Đồ dùng dạy - học: GV: Ảnh tư liệu về cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968); Lược đồ về cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968 HS: Sưu tầm tranh, ảnh liên quan đến cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân năm 1968 C. Các hoạt động dạy- học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I.Ổn định: II. Bài cũ: 11/20
  7. Một số giải pháp phát huy tính tích cực của học sinh khi dạy môn Lịch sử lớp 5. Hàng triệu thanh niên miền Bắc vào miền Nam chiến đấu 4/17/2017 Vận chuyển lương thực, vũ khí trên đường Trường Sơn vào chiế4/1n7/2t0r17ường => Gv chốt và ghi bảng : Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968. - Khi lời chúc Tết năm 1968 của Bác vang - HS nêu. lên thì quân giải phóng tiến đánh vào những nơi nào? => Chốt lược đồ. 7 * Đánh vào Sài Gòn: - Trong cuộc Tổng tiến công vào Tết Mậu - Sài Gòn 13/20
  8. Một số giải pháp phát huy tính tích cực của học sinh khi dạy môn Lịch sử lớp 5. - Các con có biết Nhà Trắng, Lầu Năm - HS giải thích theo chú giải. Góc là những nơi nào không? - Trận đánh của quân giải phóng vào Sứ - Hs trả lời. quán Mĩ đã làm cho những kẻ đứng đầu Nhà Trắng và Lầu Năm Góc như thế nào? -Vì sao những kẻ đứng đầu Nhà trắng và Lầu Năm Góc lại sửng sốt? - Kể lại trận đánh vào Tòa sứ quán Mĩ - HS đọc sgk và kể trong nhóm 4 về trận đánh của quân ta vào Sứ => GV kể một nhân vật lịch sử: Đây là quán Mĩ. hình ảnh anh Ngô Thành Vân thời còn - HS lắng nghe. trẻ, 4/17/2017 Ngô Thành Vân - Cùng với cuộc tiến công ở Sài Gòn vào Tết Mậu Thân năm 1968, quân giải phóng còn tiến công vào nơi nào? - Y/c HS đọc sgk và trả lời. - Học sinh đọc sgk: “Cùng với cuộc tiến công vào Sài Gòn .hoang mang lo sợ”. - quân giải phóng tiến công đồng loạt ở hầu khắp các thành phố, thị xã miền Nam như: Nha Trang, Cần Thơ, Huế, Đà Nẵng, - Cùng với cuộc tiến công ở Sài Gòn vào Tết Mậu Thân năm 1968, quân giải phóng còn tiến công đồng loạt ở rất nhiều nơi cụ thể hơn các con hãy theo dõi đoạn phim sau. - Hs xem phim. => Chốt theo lược đồ: 15/20