Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc xây dựng tập thể lớp đoàn kết, tiến bộ

Như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy:

“Vì lợi ích mười năm trồng cây

Vì lợi ích trăm năm trồng người”

        Ngoài công việc giảng dạy thì giáo viên còn đảm nhận một nhiệm vụ, một trọng trách hết sức cao cả đó là việc quản lý, tổ chức và hình thành nhân cách cho học sinh thông qua công tác chủ nhiệm lớp. Từ đó nhằm xây dựng lớp học thành một tập thể đoàn kết, tích cực trong mọi hoạt động, mang tính chất giáo dục toàn diện, phát huy khả năng tự quản, tự giác của HS dưới sự chỉ đạo thống nhất về công tác chủ nhiệm của nhà trường. Công tác chủ nhiệm lớp thường vẫn được coi là vừa “khó”, lại vừa “khổ”. Giáo viên chủ nhiệm lớp không đơn thuần quản lý học sinh mà phải biết phối hợp với các giáo viên bộ môn, với tổ giám thị trong nhà trường, với hội cha mẹ học sinh để quản lý theo dõi việc học tập, tinh thần thực hiện nội quy của nhà trường. 

       Nhiệm vụ chính trị quan trọng của nhà trường phổ thông là giáo dục HS phát triển toàn diện nhằm đáp ứng yêu cầu mà Đảng ta đã đặt ra là xây dựng con người mới có sự phát triển cao về trí tuệ, có đạo đức trong sáng, cường tráng về thể chất và phong phú về tâm hồn. Công tác chủ nhiệm lớp là một vấn đề không mới nhưng nó luôn được yêu cầu đổi mới cho phù hợp với sự phát triển của nhà trường nói riêng và của xã hội nói chung. GVCN có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển nhân cách HS và các phong trào hoạt động của một tập thể lớp.     

doc 30 trang thuhoaiz7 20/12/2022 19462
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc xây dựng tập thể lớp đoàn kết, tiến bộ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_vai_tro_cua_giao_vien_chu_nhi.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc xây dựng tập thể lớp đoàn kết, tiến bộ

  1. UBND HUYỆN GIA LÂM TRƯỜNG THCS LỆ CHI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM TRONG VIỆC XÂY DỰNG TẬP THỂ LỚP ĐOÀN KẾT, TIẾN BỘ Tác giả: Vũ Thị Lý Lĩnh vực: Chủ nhiệm Cấp học: Cấp THCS NĂM HỌC 2018 – 2019
  2. Nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc xây dựng tập thể lớp đoàn kết, tiến bộ. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 1. Giáo viên chủ nhiệm: GVCN 2. Học sinh: HS 3. Học sinhh giỏi: HSG 4. Giáo viên bộ môn: GVBM 5. Ban giám hiệu: BGH 6. Trung học cơ sở: THCS 2
  3. Nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc xây dựng tập thể lớp đoàn kết, tiến bộ. cũng chẳng phải là người lớn. Tính nết của các em rất dễ thay đổi, sáng nắng, chiều mưa. Xuất phát từ thực trạng đạo đức của học sinh hiện nay ngày càng sa sút. Biểu hiện phẩm chất đạo đức trước thời cuộc, trước sự thay đổi của đất nước tư tưởng đạo đức của nhiều HS bị xuống cấp, tình yêu với thiên nhiên không có, tình cảm giữa người với người, giữa các em với nhau thiếu tình yêu thương, đoàn kết nhân ái, các em không quan tâm những người xung quanh hoặc không đồng cảm với những người nghèo, người rủi ro, bất hạnh. Rất hiếm thấy những tình cảm bạn bè cao đẹp sẵn sàng giúp đỡ san sẻ với bạn một cách vô điều kiện. Mặt khác, trong tình hình hiện nay đất nước đang chuyển mình vào xu thế hội nhập toàn cầu, các nhà trường cũng đang tiến đến mục tiêu trường chuẩn quốc gia và khẳng định thương hiệu trong tương lai, đổi mới phương pháp đào tạo nhằm phát huy tính tích cực trong học tập cũng như hoạt động của HS là một trong các phương hướng cải cách giáo dục nhằm tạo ra những con người lao động sáng tạo, làm chủ bản thân, làm chủ đất nước - có cả đức lẫn tài. Song song với việc “dạy chữ” cho các em, chúng ta cần hết sức quan tâm đến việc “dạy người”. Vì đây là sự nghiệp giáo dục của toàn Đảng, toàn dân mà trong đó ngành sư phạm giữ vai trò then chốt. Xuất phát từ những lí do trên đây, tôi quyết định chọn đề tài “Nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc xây dựng tập thể lớp đoàn kết, tiến bộ” nhằm đóng góp một chút kinh nghiệm cùng đồng nghiệp học hỏi trao đổi và làm tốt hơn nữa vai trò chủ nhiệm của mình. II. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu chủ yếu là đối tượng ở bậc THCS. III. Phạm vi nghiên cứu Vì điều kiện và thời gian có hạn nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu và ứng dụng vào thực tế HS lớp 8, 9 của nhà trường. IV. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp quan sát: Quan sát các hoạt động học tập và sinh hoạt tập thể của HS. - Phương pháp điều tra: Trò chuyện, trao đổi với các GVBM, với HS, với hội cha mẹ HS. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tham khảo những bản báo cáo, tổng kết hàng năm của trường; tham khảo những kinh nghiệm của các GVCN lớp khác trong trường. 4
  4. Nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc xây dựng tập thể lớp đoàn kết, tiến bộ. c) Nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học, đề nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh, đề nghị danh sách học sinh được lên lớp thẳng, phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp, hoàn chỉnh việc ghi vào sổ điểm và học bạ học sinh; d) Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng. 1.4. Quyền hạn của GVCN lớp: Giáo viên chủ nhiệm ngoài các quyền hạn của một GV, còn có những quyền sau đây: a) Được dự các giờ học, hoạt động giáo dục khác của học sinh lớp mình; b) Được dự các cuộc họp của Hội đồng khen thưởng và Hội đồng kỷ luật khi giải quyết những vấn đề có liên quan đến học sinh của lớp mình; c) Được dự các lớp bồi dưỡng, hội nghị chuyên đề về công tác chủ nhiệm; d) Được quyền cho phép cá nhân học sinh nghỉ học không quá 3 ngày; e) Được giảm giờ lên lớp hàng tuần theo quy định khi làm chủ nhiệm lớp. 1.5. Các yêu cầu đối với GVCN lớp hiện nay: - GVCN phải có đạo đức nghề nghiệp. - GVCN cần quán triệt đường lối, chính sách, mục tiêu, nguyên lý giáo dục . - Thu thập và xử lý thông tin đa dạng về lớp chủ nhiệm. - GVCN phải biết lập kế hoạch năm học và các kế hoạch giáo dục ngắn hạn - Xây dựng tập thể học sinh lớp chủ nhiệm. - Tổ chức các hoạt động giáo dục và các hình thức giao lưu đa dạng. - Phát hiện kịp thời và ngăn ngừa những xung đột trong lớp. - Đánh giá kết quả tu dưỡng, học tập và sự tiến bộ của học sinh về các mặt giáo dục. - Phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. - Cập nhật hồ sơ công tác GVCN và hồ sơ học sinh. 1.6. Những phẩm chất chủ yếu của GVCN: - GVCN phải hết lòng yêu thương học sinh. Biết vui mừng, hạnh phúc với những tiến bộ hay thành công trong học tập của học sinh. Biết buồn hay lo lắng với những khuyết điểm mà học sinh mắc phải. GVCN phải có những tìm tòi sáng tạo mong muốn đến đến những gì tốt đẹp nhất cho học sinh. - GVCN phải có lòng yêu nghề, tận tâm với nghề và có tinh thần trách nhiệm cao, có ý chí vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. - Luôn khiêm tốn học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp và không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. 6
  5. Nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc xây dựng tập thể lớp đoàn kết, tiến bộ. - Nhà trường tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất để học sinh được học hành, vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động đoàn thể. b) Khó khăn: - Tôi mới được phân công chủ nhiệm các em được một năm, từ năm học 2017- 2018. - Sự hiểu biết giữa học sinh và GVCN chưa có nhiều. - Trong lớp học sinh chia bè chia phái mà không có sự đoàn kết, lí do là vì em thì học rất giỏi, rất ham học chỉ tập trung cho việc học như em Nguyễn Thành Đạt, em Nguyễn Thị Minh Nguyệt; em thì học trung bình và còn yếu ở một số môn như em Đinh Trung Anh, em Vũ Đức Quyết. - Đa số phụ huynh các em còn trẻ đều đi làm từ sáng đến tối mới về hoặc bố mẹ đều đi làm ăn xa phải ở nhà với ông bà nội nên các em ít nhiều cũng thiếu đi sự quan tâm sát sao của các bậc phụ huynh. - Nhiều em đã có dấu hiệu lún sâu vào chuyện tình cảm hoặc có em nghiện chơi game III. Các biện pháp tiến hành 1. Ổn định tổ chức lớp học. 1.1. Lựa chọn ban cán sự lớp: a) Cơ sở lựa chọn: Một ngôi nhà muốn chắc chắn thì trước tiên phải có khung nhà vững chắc. Một lớp học cũng như một ngôi nhà, muốn vững chắc trong mọi hoạt động và thực sự là ngôi nhà của mọi thành viên thì cần có một đội ngũ ban cán sự lớp có năng lực, nhiệt tình, năng động được các bạn tin yêu để điều hành duy trì mọi hoạt động của lớp. Để thực hiện ý định trên tôi dựa vào các căn cứ sau: - Dựa vào kết quả học tập của năm học trước. - Dựa vào sự tín nhiệm của tập thể lớp thông qua bầu dân chủ qua đại hội Chi đội đầu năm học. - Gần gũi trao đổi với những em mà tôi tin tưởng để tìm hiểu thông tin về những học sinh trong dự kiến làm cán bộ lớp. b) Thành lập sơ đồ cơ cấu tổ chức lớp học: Căn cứ vào các cơ sở trên tôi quyết định thành lập cơ cấu tổ chức lớp học như sau: 8
  6. Nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc xây dựng tập thể lớp đoàn kết, tiến bộ. và buổi chiều, ghi các mục: học sinh vắng, bỏ tiết, không học bài, không làm bài tập ; thống kê học sinh bị ghi vào sổ đầu bài cuối học kì cho GVCN. - Lớp phó văn thể mĩ: Phụ trách văn nghệ, thể dục thể thao, chủ trì các cuộc thi và các phong trào thi đua của lớp. - Bốn tổ trưởng: Theo dõi mọi hoạt động của tổ mình, xét thi đua hàng tuần học sinh trong tổ theo tiêu chí đánh giá và tổng kết lại cho lớp trưởng vào ngày thứ sáu. c) GVCN lập sổ theo dõi và giao lại cho từng bộ phận *Ví dụ: Phụ lục 1.2. Lập sơ đồ lớp học: - Căn cứ vào học lực của học sinh, chia đều số học sinh trung bình vào mỗi tổ và xen kẽ với học sinh có học lực khá, giỏi. - Căn cứ vào tình trạng sức khỏe: chiều cao của học sinh, có tật khúc xạ - Căn cứ vào nhiệm vụ của ban cán sự lớp, cán sự lớp phải có mặt rải rác ở khắp các tổ và ở vị trí dễ kiểm soát các thành viên trong lớp cũng như tiện cho hoàn thành công việc được giao. - Các học sinh hiếu động, hay mất trật tự được xếp ở đầu bàn, đầu dãy. * Ví dụ: phụ lục 2. Lập kế hoạch chủ nhiệm: 2.1. Kế hoạch năm: - Căn cứ kế hoạch, nhiệm vụ của nhà trường. - Căn cứ đặc điểm tình hình lớp (thuận lợi, khó khăn). - Căn cứ vào chủ đề các đợt thi đua của trường, của Đoàn- Đội. - Căn cứ vào các nhiệm vụ công tác chủ nhiệm từng tháng và trong năm học. 2.2. Kế hoạch hoạt động tuần, tháng: - Nêu những công việc hoạt động trong tuần. - Có đối tượng tham gia. - Biện pháp thực hiện. - Kết quả đạt được. - Nhận xét, rút kinh nghiệm. 3. Phối hợp thống nhất biện pháp giáo dục học sinh với BGH, với giáo viên bộ môn, với Đoàn - Đội, với gia đình học sinh. 3.1 Phối hợp với Ban giám hiệu: - GVCN lấy chủ trương hoạt động của nhà trường do BGH cung cấp để lên kế hoạch hoạt động của lớp mình, chịu trách nhiệm truyền đạt cho phụ huynh và học sinh về chủ trương của trường, của sở. 10
  7. Nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc xây dựng tập thể lớp đoàn kết, tiến bộ. Với học sinh sự công bằng là vô cùng cần thiết. GVCN thể hiện tình yêu thương học sinh của mình có thể chỉ đơn giản là thực hiện sự công bằng với học sinh. Với mọi việc trong lớp, tôi đều xử lí trên quan điểm công bằng, học sinh ngoan thì được khen, học sinh vi phạm nội quy thì có hình thức phạt. Nhưng trước khi xử phạt các em, tôi đều phân tích cho các em hiểu cái đúng, cái sai của mình. Ví dụ như em Đinh Trung Anh một học sinh trung bình yếu của lớp. Em thường xuyên không học bài và làm bài tập về nhà. Tôi tìm hiểu nguyên nhân bằng cách trò chuyện với em. Để từ đó em tự nhận ra cái sai của mình và để em tiến bộ hơn tôi giao cho bạn ngồi cùng bàn với em là em Nguyễn Thành Đạt- một học sinh giỏi của lớp- giúp đỡ em trong việc làm bài tập về nhà vào cuối buổi học. Bằng những việc làm này tôi nhận thấy tình cảm bạn bè của học sinh trong lớp có sự biến chuyển. Các em biết giúp đỡ và yêu thương lẫn nhau. 5. Xử lí khéo léo các tình huống sư phạm và dạy học sinh kĩ năng sống. Điều này rất quan trọng nếu muốn các em tâm phục, khẩu phục và làm theo những gì GVCN nói. Ta phải xử lí thật công bằng, khéo léo, thông minh mà không được phạm vào lòng tự trọng của các em.Ví dụ khi có một học sinh tinh nghịch đã đổ nước vào cặp bạn làm ướt cặp của bạn. Tôi có hỏi các em là bạn nào mà nghịch dại như vậy, nghịch như vậy có thể làm ướt sách vở của bạn, nếu đã lỡ tay làm thì đứng lên xin lỗi bạn. Khi không có ai đứng lên nhận, tôi lại nói: dám làm thì phải dám chịu, con người phải có bản lĩnh và đừng ngại nói lời xin lỗi. Đừng để trò đùa vô tâm của mình làm cho tình bạn bị sứt mẻ. Sau đó có bạn đã đứng dậy nhận lỗi và xin lỗi các bạn trước cả lớp. Tôi cũng đã gặp riêng và nói chuyện để các em hiểu ra lỗi sai của mình và lần sau không tái phạm. Có những học sinh trong lớp đã xuất hiện tình cảm khác giới. Tôi cũng gặp riêng hai em để nói chuyện tâm sự như những người bạn. Tôi phân tích để các em hiểu việc gì là quan trọng nhất lúc này và việc các em cần làm lúc này là gì cũng như việc các em làm bây giờ chỉ sai ở chỗ chưa đúng lúc, chưa đúng thời điểm còn việc các em có tình cảm với nhau không có gì là sai. Dần dần các em hiểu ra qua vài buổi nói chuyện như vậy nên cũng đã hạn chế dần tình cảm của các em phát triển mà chỉ dừng lại ở mức tình bạn bè thân thiết biết gúp đỡ nhau và cùng phấn đấu trong học tập. Nói chung khi xử lí bất kì việc gì tôi cũng thường đặt địa vị mình là các em để hiểu các em hơn. Với học sinh lười học, lười chuẩn bị bài hay không tập trung trong giờ học thì trong giờ ra chơi hoặc là cuối buổi học em đó phải ở lại học bù, để cho em thấy được giá trị giờ nào việc ấy.Với những em nào trực nhật không sạch, sẽ 12