SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường THCS trong giai đoạn 2018-2020

Trong những thập niên đầu của thế kỷ XXI, thế giới đã có những bước tiến dài, nhanh, mạnh, vững chắc trên con đường khoa học kỹ thuật và đưa nó vào phục vụ cuộc sống cho con người. Với sự phát triển như vũ bão cuả ngành khoa học công nghệ thông tin đã và đang đưa con người tiến vào lĩnh vực công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm giảm sức lao động và làm ra nhiều sản phẩm chất lượng cao, giá thành thấp, nâng cao đờì sống vật chất, tinh thần cho mọi người trong xã hội. Đảng, Nhà nước cũng như mọi người dân Việt Nam luôn mong ước và quyết tâm xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Muốn hoàn thành được sứ mệnh lịch sử và vinh quang đó chúng ta cần có những “ con người” - những con người xã hội chủ nghĩa. Những hạt giống đó phải được sự nuôi nấng, chăm sóc, uốn nắn, vun trồng lâu dài, gian khổ của toàn thể xã hội trong đó ngành giáo dục và đào tạo đóng vai trò then chốt. Trong thư gửi cho thầy cô giáo và học sinh nhân ngày khai trường - Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết “...non sông việt nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc việt nam có thể sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, phần lớn là nhờ ở công học tập của các em’- đó là lời căn dặn, là ước nguyện của vị Cha già dân tộc với thế hệ trẻ Việt Nam, đó cũng là vinh dự và trách nhiệm nặng nề của ngành giáo dục và đào tạo trong sự nghiệp “trồng người” cho đất nước.

Trong bối cảnh hiện nay, khi đất nước đang chuyển mình từng ngày, từng giờ theo cơ chế hội nhập, muốn bắt kịp những đổi thay như vậy, đất nước ta phải có những con người có đủ đạo đức, tri thức, kiến thức khoa học kỹ thuật, kỹ năng lao động... Nền giáo dục với sứ mệnh đào tạo ra nguồn lực có khả năng thích ứng với những thay đổi của nền khoa học công nghệ ,việc làm… hội nhập với nền giáo dục của thế giới, với nền văn hoá, văn minh tiên tiến để có cơ hội sử dụng kho tàng tri thức nhân loại, đáp ứng được yêu cầu, nhu cầu của đất nước hôm nay và ngày mai.

doc 22 trang thuhoaiz7 20/12/2022 3860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường THCS trong giai đoạn 2018-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_doi_ngu_giao_vien.doc

Nội dung text: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường THCS trong giai đoạn 2018-2020

  1. PHÒNG GD&ĐT HUYỆN TAM DƯƠNG TRƯỜNG THCS ĐỒNG TĨNH BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường THCS trong giai đoạn 2018-2020 Tác giả sáng kiến: Kim Đức Chính Số điện thoại: 0971.933.111 Email: chinhthcsdt@gmail.com
  2. Ban bí thư trung ương Đảng đã khảng định “Nâng cao chất lượng quản lý và nhà giáo vừa là nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu trước mắt vừa mang tính chiến lược lâu dài và chấn hưng đất nước, đảm bảo đủ số lượng, nâng cao chất lượng, cân đối về cơ cấu, đạt chuẩn đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới ”. Rõ ràng vấn đề bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là nhiệm vụ trọng tâm trong mỗi cơ sở giáo dục vì chất lượng giáo dục trước mắt và trong tương lai tuỳ thuộc vào mỗi nhà giáo. Vai trò, nhiệm vụ của nhà giáo đã được nêu trong điều 15 luật giáo dục: “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục. Nhà giáo không ngừng học tập , nêu gương tốt cho người học”. Nếu không có đội ngũ nhà giáo thì không có nhà trường, không có nhà trường thì không có sự tồn tại và phát triển giáo dục. Bậc trung học cơ sở, về kiến thức văn hoá - nó là nền móng cực kỳ quan trọng cho sự phát triển sau này của các em. Giáo dục ở bậc trung học cơ sở là tiền đề trong hệ thống giáo dục quốc dân, đây là bậc học tạo nền móng vững chắc cả về kiến thức cũng như phát triển nhân cách học sinh, tri phối hướng phát triển nhân cách của một con người,vì vậy việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là một nhiệm vụ cấp bách, bởi giáo viên là người truyền đạt kiến thức, kỹ năng, lối sống ”dạy chữ-dạy người” đồng thời là tấm gương mẫu mực để các em học tập và làm theo. b. Thực tiễn: Sau nhiều năm công tác tại trường THCS Đồng Tĩnh, tôi nhận thấy bên cạnh những mặt mạnh, tích cực vẫn còn những hạn chế, yếu kém nhất định, chất lượng giáo dục toàn diện chuyển biến chưa nhiều, phương pháp giảng dạy còn chậm đổi mới, chưa phát huy được tính chủ động sáng tạo của người học. Một bộ phận giáo viên còn ngại sử dụng thiết bị dạy học. Một bộ phận giáo viên trình độ chuyên môn còn hạn chế do cơ chế đào tạo. Một số giáo viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn nhưng yếu về phương pháp sư phạm. Chất lượng học sinh đại trà và chất lượng học sinh giỏi qua kết quả khảo sát trong những năm học gần đây cho thấy: chất lượng thực chưa cao, chất lượng đại trà nằm khoảng giữa cuối các trường trong huyện ( lấy kết quả thi vào THPT làm căn cứ: năm học 2010-2011 xếp 115/147(11/14); Năm học 2011-2012 xếp 122/147(12/14), năm học 2012-2013 xếp thứ 68/147(6/14) , năm học 2013-2014 xếp thứ 83/147(7/14) , Về học sinh giỏi: Nhiều năm đạt 01 giải cấp tỉnh/năm, năm học 2011-2012 xếp thứ 11/14, năm học 2012-2013 xếp thứ 2/14; Năm 2013-2014 xếp thứ 2/14, năm học 2014-2015 xếp thứ 4/14( riêng lớp 7 xếp thứ 1/14) học sinh giỏi tỉnh lớp 9: 2017-2018 xếp thứ 3/14, 2018-2019 xếp thứ 3/14. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới kết quả trên, nhưng với chất lượng hiện tại của nhà trường thì nhiệm vụ của người làm cán bộ quản lý là phải tìm ra giải pháp khả thi nhằm bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên để nâng cao chất lượng đại trà và chất lượng học sinh giỏi đi lên, đây là một việc phải làm và làm ngay đối với mỗi nhà trường .
  3. Việt Nam là xây dựng một xã hội mà ở đó con người được giải phóng, nhân dân lao động làm chủ đất nước, như mong ước của Bác “ nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Muốn tiến tới mục tiêu đó trước hết phải “ phát triển con người, với tư cách vừa là động lực, vừa là mục đích của cách mạng. “ nội dung cốt lõi là lý tưởng độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nhằm mục tiêu tất cả vì con người, vì hạnh phúc và sự phát triển phong phú, tự do toàn diện của con người.” Từ quan điểm, nhận thức về vai trò của Con người trên ta thấy: Con người không chỉ là trung tâm của sự phát triển kinh tế - xã hội với tư cách là mục tiêu mà còn là động lực và là nhân tố bảo đảm cho sự phát triển của đất nước theo con đường ta đã chọn. Yếu tố đầu tiên về nguồn lực con người ta cần xây dựng đó là tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng lực, trình độ quản lý, bí quyết hành nghề. Trong thời đại khoa học kỹ thuật hiện đại, khoa học công nghệ tiên tiến thì con người không chỉ yêu cầu chăm chỉ, nhiệt tình lao động mà phải lao động có trí tuệ chứ không thuần tuý là lao động cơ bắp. Phải nhanh nhậy, tiếp cận có chọn lọc với khoa học tiên tiên của nhân loại, biến kiến thức đó thành của mình và vận dụng vào lao động làm ra nhanh, nhiều sản phẩm có chất lượng tốt cho xã hội. lao động có tri thức là yếu tố quyết định tới sự tăng trưởng kinh tế xã hội. Yếu tố thứ hai ta cần xây dựng là đạo đức lao động - Đó là lương tâm, trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật trong lao động. sự nghiệp Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước là một quá trình cải biến xã hội sâu sắc ở nước ta; Nó đòi hỏi con người phải có ý chí lớn, tình cảm lớn, tư tưởng lớn thì mới giành được thắng lợi. Vì vậy cần xây dựng một ý chí quyết tâm vượt khó khăn, phát huy tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, ý thức cộng đông trách nhiệm cao mới có thể lao động sáng tạo làm cho “ dân giàu, nước mạnh” tạo một xã hội “ công bằng, dân chủ, văn minh”. đó là hai yếu tố cơ bản bắt buộc phải có ở con người trong thời đại mới để “ làm nhân tố cho sự phát triển nhanh chóng và bền vững “ ở nước ta. Xây dựng con người là mục tiêu của sự nghiệp Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nên nó phải là kết quả tổng hợp của tất cả những hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội và văn hoá trong đó” hệ tư tưởng là cốt lõi, vốn tri thức là hành trang bắt buộc phải mang theo. Đảm nhận vinh dự và trách nhiệm nặng nề đó là nhiệm vụ của toàn xã hội trong đó vai trò của ngành Giáo dục & Đào tạo là then chốt. Trong giai đoạn hiện nay, phát triển sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo là “ quốc sách hàng đầu “ 1.2.Nhiệm vụ cơ bản bậc THCS: Bậc trung học cơ sở – Bậc học mà ở đó gồm các em lứa tuổi 11 – 15. Khoa học tâm lý lứa tuổi cho thấy đây là lứa tuổi chuyển tiếp giữa trẻ em và người lớn. là thời kỳ dậy thì của các em nữ và giai đoạn “ vỡ tiếng” của các em nam. đây là giai đoạn có sự biến đổi rất lớn về tâm sinh lý con người. Các em rất
  4. trương, chính sách của Đảng và Nhà nước tới giáo viên, công nhân viên, học sinh ( cùng các lực lượng xã hội xung quanh đơn vị mình) đồng thời hướng dẫn, tổ chức cho họ thực hiện các đường lối, chủ trương, chính sách ấy. Người cán bộ quản lý giáo dục có đủ năng lực trên các lĩnh vực có liên quan đến công tác quản lý, có đủ phẩm chất đạo đức cách mạng mới có thể đưa phong trào nhà trường đi lên, điều ngược lại chắc chắn không sai. Từ đó có thể khảng định rằng: nhà trường có đi lên được hay không, phần lớn đều do cán bộ quản lý tốt hay kém. Trong công tác quản lý, xây dựng đội ngũ giáo viên, người cán bộ quản lý tổ chức tuyên truyền, học tâp thường xuyên các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các chỉ thị, hướng dẫn của ngành giúp giáo viên hiểu rõ, nhận thức đúng về “kỷ cương, tình thương, trách nhiệm” của mình đối với xã hội, nhà trường và học sinh. Kết hợp tốt với sự quản lý chặt chẽ, tạo điều kiện đúng mức của cán bộ quản lý, làm cho đội ngũ giáo viên sẽ tâm huyết với nghề, đem hết khả năng, tận tình giảng dạy, áp dụng triệt để các yêu cầu của phương pháp mới. Từ đó gây được hứng thú học tập cho học sinh, phát huy khả năng tìm tòi kiến thức, sáng tạo trong tiếp thu kiến thức của các em. Trong công tác tổ chức giáo dục học sinh, người cán bộ quản lý thường xuyên tổ chức tuyên truyền, học tập, giáo dục hướng nghiệp để học sinh nhận thức đúng động cơ, thái độ học tập, định hướng được con đường đi trong tương lai. Giúp các em chăm chỉ học hành, tự luyện rèn để hoàn thiện bản thân, với các việc làm trên chất lượng học tập của học sinh nâng lên là điều tất yếu. Như vậy ta có thể khảng định: Công tác quản lý quyết định đến chất lượng đội ngũ giáo viên và kết quả học tập của học sinh và ngược lại,chất lượng học tập của học sinh phản ánh đúng phần lớn trình độ, năng lực, phẩm chất của người cán bộ quản lý. Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng. Trong ngành Giáo dục & Đào tạo, người cán bộ quản lý giáo dục nói chung và người cán bộ quản lý giáo dục THCS nói riêng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nói chung của học sinh. Hiện tại ngành Giáo dục & Đào tạo đã và đang thực hiện cuộc cải cách về chương trình, sách giáo khoa, kiên quyết chống tiêu cực trong việc giảng dạy, đánh giá sai về chất lượng học sinh. Chống các hiện tượng vị thành tích mà báo cáo sai sự thật. Đó thực sự là một cuộc cách mạng trong ngành giáo dục khi mà làm không tốt nhưng báo cáo lại hay. Tệ nạn chạy theo thành tích đã ăn sâu vào nếp nghĩ, việc làm của mọi người trong nhiều năm. Thật là khó khi phải thay đổi hẳn cách nghĩ, cách làm, nhưng đó là công việc mà Đảng, Nhà nước và nhân dân đã giao phó cho ngành giáo dục. Mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên trong ngành giáo dục phải thấy được vinh dự và trách nhiệm của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng cao cả đó. Đối với lứa tuổi trung học cơ sở, người cán bộ quản lý cần phải làm gì, tác động đến các đối tượng nào và tác động như thế nào để hoàn thành nhiệm vụ của cấp học trong chiến lược xây dựng con người của Đảng trong giai đoạn mới. Đó là nội dung cơ bản mà sáng kiến này đề cập tới, trọng tâm là nâng cao chất lượng đại trà và chất lượng học sinh giỏi ở bậc THCS. 1.3.3. Phương pháp nghiên cứu:
  5. 3. Thực trạng chất lượng dạy học ở trường THCS Đồng Tĩnh trong những năm gần đây cùng các yếu tố tác động tới thực trạng đó: Trường THCS Đồng Tĩnh - Hiện tại là trường có số lớp và số học sinh nhiều nhất của huyện Tam Dương. Thời điểm hiện tại trường có 14 lớp với 555 học sinh; cán bộ, giáo viên hai mươi bốn người. Hiện tại, cán bộ, giáo viên 100% đạt trình độ chuẩn đào tạo (73,1% đạt trình độ đại học). Về giáo dục đạo đức cho học sinh trong những năm gần đây, với sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, Chính quyền, đoàn thể và sự kết hợp tốt giữa gia đình với nhà trường, hầu hết học sinh có đạo đức tốt, khá (bình quân đạt hơn 90% ). Thể hiện ở kết quả trong hai năm vừa qua không có học sinh nào vi phạm pháp luật, mắc các tai tệ nạn xã hội, không có học sinh có những biểu hiện vô lễ với thầy cô giáo; Các hiện tượng đánh chửi nhau thi thoảng mới xẩy ra ở mức độ nhẹ. Tỷ lệ xếp loại hạnh kiểm khá, tốt của nhà trường phù hợp bình quân chung của huyện Tam Dương. Về chất lượng học tập của học sinh, Trường THCS Đồng Tĩnh đứng trong khoảng giữa của huyện Tam Dương trong hai năm gần đây. Hàng năm nhà trường đều tổ chức khảo sát chất lượng thực ở tất cả các môn học và các khối lớp . 4. Kết quả: Những việc mà nhà trường đã làm được trong những năm qua: - Đối với đội ngũ giáo viên, nhân viên: + Khảo sát đội ngũ giáo viên nhà trường: Tư tưởng chính trị Tổng số GV tham gia đánh giá :21 Trung Tốt Khá Yếu bình Đạo đức, lối sống 19 2 Chấp hành đường lối chủ trương 21 chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Chấp hành các quy chế của ngành, 16 5 quy định của trường Trung thực trong công tác, đoàn kết 15 4 2 nội bộ Tinh thần đấu tranh phê và tự phê 16 5 Tín nhiệm của đồng nghiệp và phụ 15 3 3 huynh học sinh Tư tưởng công tác lâu dài tại đơn 16 2 3 vị Trình độ đào tạo: