Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp trẻ ăn ngon miệng tại trường mầm non

          Trẻ chỉ có thể phát triển, khoẻ mạnh, thông minh có nề nếp, khi được sống trong môi trường thật sự yêu thương chăm sóc và chú ý khuyến khích giúp đỡ của người lớn. Dinh dưỡng là nhu cầu sống hàng ngày của con người, trẻ em cần dinh dưỡng để phát triển thể lực và trí lực, người lớn cần dinh dưỡng để duy trì sự sống và làm việc, hay nói cách khác sự sống quyết định sự tồn tại và phát triển của cơ thể. Mà nét đặc trưng cơ bản của sự sống là sinh trưởng, phát triển, sinh sản, cảm ứng, vận động, trao đổi chất và năng lượng, trong đó trao đổi chất và năng lượng là quan trọng nhất, nó chi phối tất cả các đặc trưng khác và nó là điều kiện tồn tại và phát triển của cơ thể sống. Đối với trẻ, năng lượng chủ yếu được tiếp nhận qua các bữa ăn. Vậy làm thế nào để trẻ tiếp nhận được tối đa các dưỡng chất và năng lượng để phục vụ cho các hoạt động hàng ngày và làm nền tảng cho sự phát triển của trẻ? Đó chính là mục đích cơ bản của sáng kiến kinh nghiệm mà tôi rât tâm huyết trong năm học 2017-2018 tại trường tôi, cụ thể như sau:

      - Giúp trẻ phát triển về thể chất, cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng về cân nặng và chiều cao.

     - Giúp cơ thể trẻ phát triển cân đối, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giảm nguy cơ mắc bệnh, giúp trẻ có sức khỏe tốt, ổn định sẵn sàng tham gia mọi hoạt động ở lớp.

    - Giúp trẻ ăn hết suất, ăn ngon miệng.

    - Giúp giáo viên chủ nhiệm các lớp có cách tổ chức bữa ăn cho trẻ một cách khoa học hợp lý hơn, tạo không khí vui tươi trong mỗi bữa ăn.

    - Giúp cô nuôi có kinh nghiệm xây dựng thực đơn hợp lý, phù hợp với nhu cầu và sở thích của trẻ, biết cách lựa chọn thực phẩm biết tính khẩu phần ăn để đảm bảo nhu cầu năng lượng của trẻ đồng thời chế biến món ăn sao cho ngon mắt, ngon miệng và đảm bảo vệ sinh dinh dưỡng đối với trẻ

    - Giúp phụ huynh học sinh có cái nhìn đúng đắn hơn về dinh dưỡng hợp lý, cân đối và mối liên hệ của việc ăn ngon miệng đối với chất lượng bữa ăn và quá trình hấp thu của hệ tiêu hóa.

doc 22 trang Đình Bảo 22/08/2023 2621
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp trẻ ăn ngon miệng tại trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_giup_tre_an_ngon_mieng_ta.doc

Nội dung text: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp trẻ ăn ngon miệng tại trường mầm non

  1. UBND QUẬN HOÀN KIẾM TRƯỜNG MẪU GIÁO TUỔI THƠ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Một số biện pháp giúp trẻ ăn ngon miệng tại trường mầm non Lĩnh vực/ Môn: Chăm sóc nuôi dưỡng Cấp học: Mầm non Họ và tên: Hoàng Thị Tuyết Nhung Chức vụ: Cấp dưỡng Điện thoại: 01688337922 Email: Đơn vị công tác: Trường Mẫu giáo Tuổi Thơ Quận Hoàn Kiếm – Hà Nội Hoàn kiếm, tháng 4 năm 2018
  2. SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ ăn ngon miệng tại trường mầm non I.ĐẶT VẤN ĐỀ Trẻ chỉ có thể phát triển, khoẻ mạnh, thông minh có nề nếp, khi được sống trong môi trường thật sự yêu thương chăm sóc và chú ý khuyến khích giúp đỡ của người lớn. Dinh dưỡng là nhu cầu sống hàng ngày của con người, trẻ em cần dinh dưỡng để phát triển thể lực và trí lực, người lớn cần dinh dưỡng để duy trì sự sống và làm việc, hay nói cách khác sự sống quyết định sự tồn tại và phát triển của cơ thể. Mà nét đặc trưng cơ bản của sự sống là sinh trưởng, phát triển, sinh sản, cảm ứng, vận động, trao đổi chất và năng lượng, trong đó trao đổi chất và năng lượng là quan trọng nhất, nó chi phối tất cả các đặc trưng khác và nó là điều kiện tồn tại và phát triển của cơ thể sống. Đối với trẻ, năng lượng chủ yếu được tiếp nhận qua các bữa ăn. Vậy làm thế nào để trẻ tiếp nhận được tối đa các dưỡng chất và năng lượng để phục vụ cho các hoạt động hàng ngày và làm nền tảng cho sự phát triển của trẻ? Đó chính là mục đích cơ bản của sáng kiến kinh nghiệm mà tôi rât tâm huyết trong năm học 2017-2018 tại trường tôi, cụ thể như sau: - Giúp trẻ phát triển về thể chất, cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng về cân nặng và chiều cao. - Giúp cơ thể trẻ phát triển cân đối, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giảm nguy cơ mắc bệnh, giúp trẻ có sức khỏe tốt, ổn định sẵn sàng tham gia mọi hoạt động ở lớp. - Giúp trẻ ăn hết suất, ăn ngon miệng. - Giúp giáo viên chủ nhiệm các lớp có cách tổ chức bữa ăn cho trẻ một cách khoa học hợp lý hơn, tạo không khí vui tươi trong mỗi bữa ăn. - Giúp cô nuôi có kinh nghiệm xây dựng thực đơn hợp lý, phù hợp với nhu cầu và sở thích của trẻ, biết cách lựa chọn thực phẩm biết tính khẩu phần ăn để đảm bảo nhu cầu năng lượng của trẻ đồng thời chế biến món ăn sao cho ngon mắt, ngon miệng và đảm bảo vệ sinh dinh dưỡng đối với trẻ - Giúp phụ huynh học sinh có cái nhìn đúng đắn hơn về dinh dưỡng hợp lý, cân đối và mối liên hệ của việc ăn ngon miệng đối với chất lượng bữa ăn và quá trình hấp thu của hệ tiêu hóa. II.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Nội dung lý luận: - Đưa ra được một số đặc điểm về hệ tiêu hóa của trẻ lứa tuổi mẫu giáo, mối liên hệ của việc ăn ngon miệng và chất lượng của quá trình hấp thu, trao đổi chất trong cơ thể trẻ. 3/21
  3. SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ ăn ngon miệng tại trường mầm non Nhu cầu ngủ, nhu cầu hoạt động của trẻ cũng rất cao, trẻ thường hiếu động thích chạy nhảy. Đặc biệt hoạt động vui chơi đóng vai trò là hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non. Nếu như trẻ được người lớn chăm sóc nuôi dưỡng tốt ngay từ đầu, ngay từ khi rất nhỏ thì khi trẻ mới được vào trường mẫu giáo thì trẻ luôn được khoẻ mạnh thông minh, hồn nhiên, ít ốm đau, sẵn sàng tham gia vào mọi hoạt động một cách chủ động, sáng tạo. Riêng bậc học mầm non những năm trở lại đây được sự quan tâm của Đảng và nhà nước nên việc chăm sóc giáo dục trẻ đã có những bước tiến đáng kể, góp phần nâng cao chất lượng chuyên đề vệ sinh dinh dưỡng an toàn thực phẩm cho trẻ. Bên cạnh đó, việc dạy cho trẻ có những thói quen nề nếp trong ăn uống là một việc làm vô cùng quan trọng trong việc nuôi dạy, giáo dục trẻ ở trường. Thông qua việc làm này đã góp phần giúp trẻ có một thói quen tốt trong ăn uống, trong sinh hoạt, đồng thời giúp trẻ phát triển, củng cố những tố chất vận động, sự khéo léo, tính kiên trì, kỷ luật. Qua đó góp phần quan trọng trong việc hình thành nhân cách mới cho trẻ. Nếu trẻ có một thói quen ăn uống xấu không những ảnh hưởng đến ham muốn ăn uống mà còn ảnh hưởng đến sự hấp thụ dinh dưỡng cho nên khi trẻ đến lớp, giáo viên nhất thiết phải chú ý, bồi dưỡng thói quen ăn uống tốt cho trẻ từ nhỏ. 2. Thực trạng vấn đề: - Sáng kiến đã đề cập đến sự cần thiết và vai trò của dinh dưỡng cân đối đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. - Đưa ra một số giải pháp giúp trẻ ăn ngon miệng ở trường mẫu giáo và cách thực hiện các giải pháp có hiệu quả. - Đưa ra một số giải pháp kết hợp với giáo viên trong việc tổ chức bữa ăn cho trẻ tại trường mẫu giáo, nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn, giảm áp lực giờ ăn cho cả giáo viên và học sinh. - Đưa ra một số lời khuyên đối với phụ huynh học sinh để phụ huynh có cái nhìn đúng đắn hơn về việc tổ chức bữa ăn trong gia đình hợp lý, khoa học, kết hợp với giáo viên cùng rèn thói quen tốt trong ăn uống. - Phương pháp lựa chọn thực phẩm hợp lý trong trường mẫu giáo, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. - Cách sử dụng vườn rau trong các hoạt động của trẻ để kết hợp vừa dạy trẻ về kiến thức vừa lồng ghép giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe trẻ đồng thời tạo cho trẻ hứng thú, mong muốn được thưởng thức các món ăn được chế biến từ thực phẩm đó. 5/21
  4. SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ ăn ngon miệng tại trường mầm non phù hợp theo mùa, phải cân đối về dinh dưỡng nghĩa là phải đủ chất, đủ lượng, cân đối giữa các chất và 4 nhóm thực phẩm: nhóm cung cấp chất đạm (Prôtêin), nhóm cung cấp chất béo (Lipit), nhóm cung cấp chất bột đường (Gluxit), nhóm cung cấp Vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên việc lên thực đơn như thế nào đề phù hợp với đa số trẻ và dễ thực hiện nhất? Tôi đã tiến hành theo các bước sau: - Lựa chọn thực phẩm: Để lựa chọn được thực phẩm hợp lý, trước hết tôi lên danh sách các loại thực phẩm thường có tại địa phương vào thời điểm xây dựng thực đơn, phân loại từng nhóm thực phẩm, tôi ưu tiên lựa chọn những thực phẩm dễ tiêu hóa, phù hợp với đặc điểm sinh lý của trẻ mẫu giáo. Sau đó tôi khảo sát, tìm hiểu nhu cầu hứng thú của trẻ đối với từng loại thực phẩm, cuối cùng là tôi chọn thực phẩm được nhiều trẻ yêu thích nhất. Tuy nhiên, nguồn thực phẩm cung cấp phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Thực phẩm phải đảm bảo tươi ngon, thực hiện nghiêm ngặt việc giao nhận thực phẩm với các bên cung cấp thực phẩm. Hình ảnh: một số loại thực phẩm tươi ngon 7/21
  5. SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ ăn ngon miệng tại trường mầm non 3.2 Biện pháp thứ 2: Tạo cảm giác muốn cho trẻ ăn Muốn cho trẻ ăn ngon và bữa ăn có chất lượng thì trong các bữa ăn trẻ phải có cảm giác thèm ăn khi đó trẻ mới hứng thú ăn và ăn hết xuất. Như vậy, để tạo cảm giác muốn ăn của trẻ thì một trong những phương pháp đó là thành lập ở trẻ những phản xạ ăn uống có điều kiện. Muốn tạo ra cảm giác muốn ăn của trẻ thì cần phải hình thành ở trẻ những phản xạ ăn uống có điều kiện và đặc biệt cần hình thành phản xạ có điều kiện ăn uống về thời gian. Khi phản xạ này được thành lập một cách bền vững thì chỉ đến các giờ ăn quen thuộc các cơ quan tiêu hoá bắt đầu tiết dịch trước khi ăn. Chính vì vậy mà việc tuân thủ nghiêm túc thời gian biểu một ngày của trẻ ở trường mầm non là rất quan trọng trong việc hình thành thói quen ăn uống cho trẻ, nó có ảnh hưởng không nhỏ đến cảm giác thèm ăn và chất lượng bữa ăn của trẻ. Hiểu được điều này, tôi đã tham mưu, phối hợp cùng Ban giám hiệu nhà trường và giáo viên chủ nhiệm các lớp thực hiện đúng chế độ sinh hoạt của trẻ khi ở trường tạo cho trẻ thói quen ăn đúng giờ, hết xuất, ăn ngon miệng. Việc sử dụng các đồ dùng ăn uống sạch sẽ, hợp vệ sinh cũng có ảnh hưởng lớn tới cảm giác thèm ăn của trẻ. Chẳng thế mà ông bà ta đã có câu nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm , món ăn sẽ trở lên hấp dẫn hơn khi được chứa đựng trong những chiếc bát, thìa sạch sẽ, xinh xắn, được bày biện gọn gàng, khoa học, lịch sự. Mùi thơm của thức ăn có tác động mạch mẽ đến việc kích thích sự tiết dịch tiêu hóa làm cho trẻ có cảm giác thèm ăn hơn, trong quá trình chế biến các món ăn tôi rất quan tâm đến mùi vị của các món ăn vì thế nên khi nấu ăn tôi sử dụng thêm các loại gia vị thích hợp để tạo nên sự hấp dẫn cho các món ăn. Ví dụ : món xào rau củ quả có hương vị thơm và hấp dẫn trẻ Hình ảnh: Thịt lợn băm xào củ quả Khi chế biến món ăn cho trẻ, tôi thường xuyên kết hợp nhiều loại thực phẩm trong cùng một món ăn để tạo ra sự đa dạng về màu sắc, gây ảnh hưởng đến thị 9/21
  6. SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ ăn ngon miệng tại trường mầm non Hình ảnh: Canh khoai tây thập cẩm Hình ảnh: Canh cua rau mồng tơi 11/21
  7. SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ ăn ngon miệng tại trường mầm non Hình ảnh: Hoa quả ăn tráng miệng Hình ảnh: Sơ chế thực phẩm 13/21
  8. SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ ăn ngon miệng tại trường mầm non Hình ảnh: Chia thực phẩm Bầu không khí trước và trong khi ăn có ảnh hưởng rất lớn đến cảm giác thèm ăn của trẻ. Khi tâm trạng vui vẻ, trẻ sẽ có cảm giác ăn ngon miệng hơn, ăn được nhiều hơn vì thế tạo được bầu không khí khi ăn uống có tác dụng không nhỏ đến chất lượng bữa ăn của trẻ. Nhưng để làm được điều này cần sự phối hợp, kết hợp của giáo viên chủ nhiệm bằng tổ chức giờ ăn một cách hợp lý khoa học, trang trí bàn ăn đơn giản, đẹp mắt, trước khi trẻ ăn giáo viên có thể nhẹ nhàng nhắc trẻ về nề nếp bằng một câu chuyện, một bài thơ, một bài hát làm cho trẻ hứng thú. Trong khi trẻ ăn giáo viên có thể mở nhạc không lời hoặc những bài hát nhẹ nhàng để tạo không khí cho trẻ ăn. Đồng thời giáo viên cũng động viên trẻ để trẻ ăn hết suất mà không tạo áp lực cho trẻ. 15/21
  9. SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ ăn ngon miệng tại trường mầm non Hình ảnh: trang trí món ăn tự chọn Tôi phối hợp các giáo viên trang trí lớp bằng những bức tranh ngộ nghĩnh có hình ảnh trẻ đang ngồi ăn rất ngoan, hay ở chủ điểm thực vật trang trí lớp bằng những bức tranh rau hoa quả đẹp có màu sắc hấp dẫn trẻ. Chính vì vậy đã góp phần giáo dục trẻ rất tốt trong bữa ăn. + Xây dựng góc tuyên truyền của lớp: Nội dung tuyên truyền thay đổi theo mùa đặc biệt là rất phong phú về nội dung các bài, gần gũi với cuộc sống. Qua đó đã giúp phụ huynh hiểu rõ hơn tầm quan trọng của bữa ăn đối với trẻ về mọi mặt (chất lượng - số lượng) và bổ sung thêm kiến thức về nuôi dạy con. - Vận động phụ huynh không cho con mang quà vào lớp, cô giáo tìm hình thức khác nhau để dỗ trẻ như: trò chuyện chơi cùng trẻ như một người bạn, gần gũi trao đổi để đáp ứng nhu cầu chơi mà học của trẻ. 17/21