Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp trẻ 5- 6 tuổi có kỹ năng tham gia hoạt động góc

Với phương pháp dạy “Lấy trẻ làm trung tâm” có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát triển trí tuệ và tâm sinh lý của trẻ, hoạt động vui chơi vừa rèn luyện trí lực, vừa kích thích trí tò mò, trẻ được thể hiện ý thích của mình và khám phá những hiểu biết về xã hội thông qua hoạt động vui chơi. 

Với đặc điểm tâm lý của trẻ tuổi mầm non, đa phần trẻ nào cũng rất thích chơi, ngay từ khi trẻ mới được mấy tháng tuổi, trẻ đã biết chơi rồi, cho đến khi trẻ bước vào tuổi nhà trẻ, rồi lên mẫu giáo, thậm chí lên đến bậc Tiểu học hay Trung học thì trẻ vẫn thích chơi. Bởi vì vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ. Trong hoạt động vui chơi, hoạt động góc chính là một trong những hoạt động quan trọng, ở hoạt động này trẻ sẽ có cơ hội được đóng vai là một thành viên trong xã hội là một thế giới thu nhỏ. Ở đó trẻ tha hồ được tự thể hiện ý tưởng của mình và thỏa sức sáng tạo và trải nghiệm. Thông qua hoạt động góc trẻ được bồi dưỡng, rèn luyện trí nhớ, tính quan sát, kỹ năng phân biệt so sánh, khả năng bắt chước. Thông qua hoạt động này, trẻ còn được tự do thể hiện ý tưởng sáng tạo của mình, điều đó sẽ giúp phát triển ở trẻ khả năng mạnh dạn, tự tin, chủ động, từ đó hình thành nhân cách cho trẻ và phát triển các mặt: Thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, thẩm mỹ và kỹ năng giao tiếp xã hội. 

doc 23 trang Đình Bảo 21/08/2023 2520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp trẻ 5- 6 tuổi có kỹ năng tham gia hoạt động góc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_giup_tre_5_6_tuoi_co_ky_n.doc

Nội dung text: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp trẻ 5- 6 tuổi có kỹ năng tham gia hoạt động góc

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN ĐAN PHƯỢNG TRƯỜNG MẦM NON ĐAN PHƯỢNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 5- 6 TUỔI CÓ KỸ NĂNG THAM GIA HOẠT ĐỘNG GÓC Lĩnh vực: Giáo dục mẫu giáo Cấp học: Mầm non Tác giả : Nguyễn Thị Thúy Đơn vị công tác: Trường mầm non Đan Phượng xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng Chức vụ: Giáo viên Năm học 2019- 2020 NĂM HỌC 2019 – 2020
  2. Một số biện pháp giúp trẻ 5- 6 tuổi có kỹ năng tham gia hoạt động góc. Từ những lý do thực tế trên, với tư cách là một giáo viên phụ trách trẻ trong độ tuổi 5-6 tuổi, tôi nhận thấy mình cần phải có trách nhiệm hơn, để nghiên cứu tìm ra những biện pháp hữu hiệu, nhằm giúp cho các cháu tham gia hoạt động góc một cách tích cực. Vì vậy tôi đã mạnh dạn chọn đề tài kinh nghiệm “Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi có kĩ năng tham gia hoạt động góc”để thực hiện trong năm học 2019 – 2020. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Nghiên cứu vấn đề này là để tìm cách vận dụng các phương pháp giáo dục áp dụng vào bài dạy, hướng dẫn trẻ hứng thú với hoạt động góc đạt kết quả cao III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi có kĩ năng tham gia hoạt động góc” được thực hiện tại lớp A5, từ tháng 9/2019 đến hết tháng 3/2020. IV. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT- THỰC NGHIỆM Trẻ 5- 6 tuổi. Lớp 5 tuổi A5 V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết - Phương pháp quan sát - Phương pháp thực hành - Phương pháp dùng lời nói: tọa đàm, trao đổi - Phương pháp đánh giá. IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN - Phạm vi áp dụng: Trẻ 5- 6 tuổi. - Thời gian thực hiện: Từ tháng 9- 2019 đến tháng 3- 2020 B. BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Để thực hiện được mục tiêu trên, bước vào đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng của lớp mình, tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn như sau: 1. Tình trạng thực tế khi chưa thực hiện: Năm học 2019 - 2020 tôi được nhà trường phân công dạy lớp 5 tuổi A5. Tổng số cháu của lớp là: 39 cháu. Trong đó: + Số cháu nam: 20cháu + Số cháu nữ: 19 cháu a. Thuận lợi: Trường đặt ở khu trung tâm của huyện có nhiều học sinh gia đình trí thức vì vậy bố mẹ có điều kiện thời gian quan tâm chăm sóc con cái. 2/15
  3. Một số biện pháp giúp trẻ 5- 6 tuổi có kỹ năng tham gia hoạt động góc. Từ những thuận lợi và khó khăn trên, để giúp trẻ của lớp tôi hứng thú tham gia hoạt động góc, vào đầu năm học (tháng 9/2019), tôi tiến hành khảo sát, đánh giá thực tế trẻ trên lớp A5 do tôi phụ trách với tổng số trẻ là 39 cháu (Bảng minh chứng kèm theo) Xuất phát từ thực tế trên, là một giáo viên bản thân tôi luôn trăn trở suy nghĩ cần phải làm thế nào để tìm ra những biện pháp hữu hiệu, nhằm giúp cho trẻ của lớp tôi hứng thú hoạt động góc. II. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1. Biện pháp 1: Xây dựng môi trường trong lớp, sắp xếp, bố trí các góc hoạt động theo đúng nguyên tắc, đảm bảo phù hợp với mục tiêu giáo dục. Đối với trẻ mầm non, đặc biệt là trẻ 5-6 tuổi việc xây dựng môi trường trong lớp, sắp xếp, bố trí các góc hoạt động theo đúng nguyên tắc, đảm bảo phù hợp là việc làm vô cùng cần thiết đối với giáo viên. Khi xây dựng, sắp xếp và bố trí các góc đòi hỏi phải phù hợp với mục đích, yêu cầu giáo dục trên cơ sở đảm bảo thực hiện các phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục phù hợp với sự phát triển của trẻ lứa tuổi mẫu giáo lớn. Để đảm bảo tính nguyên tắc và khoa học, đòi hỏi quá trình tổ chức hoạt động góc cho trẻ phải mang tính kế hoạch, hệ thống, khoa học thông qua việc xây dựng và lựa chọn các nội dung hoạt động, phương pháp và hình thức thực hiện. Khi xây dựng môi trường trong lớp tôi đã thực hiện như sau: - Đặt tên góc sao cho dễ hiểu, giữa các góc chơi có ranh giới rõ ràng và tôi thường sử dụng các hộp to, các giá đồ chơi di động, kệ, đồng thời bố trí các lối đi lại cho trẻ đủ rộng trẻ di chuyển. - Bố trí các góc ồn ào xa những góc chơi yên tĩnh. VD: Góc tạo hình gần góc kĩ năng hoặc góc khám phá ở gần nhà vệ sinh để khi trẻ thực hiện xong đi rửa tay được dễ dàng. Hoặc góc âm nhạc ở bên ngoài góc để khi trẻ tham gia không ảnh hưởng đến góc bên cạnh - Các hoạt động tại góc chơi có nội dung phức tạp dần phù hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ. - Khi xây dựng môi trường tôi phải chú ý đến góc động- góc tĩnh để trẻ khuyến khích trẻ hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo. VD: Tôi chia một nửa lớp tạo các góc động như góc: Xây dựng, góc phân vai, góc sáng tạo , một nửa lớp còn lại tôi tạo góc tĩnh như: góc kĩ năng, góc học tập Trong khi tổ chức hoạt động góc cho trẻ, tôi luôn quan tâm đến việc tổ chức nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo trong hoạt động của trẻ, 4/15
  4. Một số biện pháp giúp trẻ 5- 6 tuổi có kỹ năng tham gia hoạt động góc. ngộ nghĩnh”, “Nhà toán học tài ba”. Hoặc chuẩn bị nhiều tranh ảnh về các loại hoa, con vật ép khô, vỏ các con vật thân mềm. * Tóm lại: Với biện pháp xây dựng môi trường trong lớp, sắp xếp, bố trí các góc hoạt động theo đúng nguyên tắc, đảm bảo phù hợp với mục tiêu giáo dục mà tôi thực hiện đã giúp các cháu của lớp tôi rất thích thú, tích cực tham gia hoạt động góc hàng ngày do cô giáo tổ chức. 2. Biện pháp 2: Quan sát theo dõi, đánh giá trẻ trong khi chơi, để điều chỉnh kế hoạch tổ chức và kích thích sự hứng thú của trẻ. Như chúng ta đều biết, muốn kích thích sự sáng tạo và hứng thú của trẻ trong khi chơi, thì cô giáo phải là người luôn theo dõi, quan sát để đánh giá trẻ trong khi trẻ đang chơi ở các nhóm chơi. Mục đích của việc quan sát, theo dõi là để giáo viên nắm bắt được kỹ năng chơi và mức độ hứng thú tham gia chơi của trẻ, nhằm điều chỉnh kế hoạch và cách thức tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ sao cho phù hợp. Do vậy trong các buổi chơi, tôi thường xuyên quan sát và theo dõi kỹ các nhóm chơi để tìm hiểu tâm lý, năng lực, mức độ suy nghĩ của từng trẻ để xem trẻ có khó khăn gì so với khả năng của trẻ và có cần sự giúp đỡ và gợi ý của cô giáo không Chính vì vậy tôi có lập phiếu hàng tháng để đánh giá theo dõi trẻ. Phiếu khảo sát có nội dung như sau: Họ và tên Qui định Chia sẻ ý Hợp tác Kỹ năng Điều chỉnh của lớp tưởng của chơi nội dung thực hiện trẻ chơi Nguyễn Văn A Ví dụ: Với chủ đề “Giao thông” ở góc sáng tạo khi cô đưa nguyên vật liệu ra thì trẻ lúng túng chưa biết làm gì chưa biết sáng tạo ra cái gì thì trước hết tôi phải hỏi xem ý định của trẻ đang định tạo ra loại phương tiện giao thông nào? Khi trẻ đã nêu được ý tưởng của mình rồi, tôi tiến hành gợi ý cho trẻ trả lời xem loại phương tiện đó có cấu tạo gồm những bộ phận nào? Từng bộ phận đó có dạng giống với khối hình gì mà các con đã được học? (Ví dụ: Ô tô tải: thì cần hai khối hộp hình chữ nhật nhỏ để làm đầu xe, thùng xe thì cần phải dùng khối hình chữ nhật to hơn, nút chai lavi để làm bánh xe ). Từ đó trẻ có thể tự tưởng tượng ra và định hướng cho mình nên phải sử dụng những vật liệu gì, để tạo được ra phương tiện mà mình định thiết kế. (Ảnh 2: Trẻ sử dụng các lịch cũ để chơi góc toán) Bất kỳ hoạt động nào muốn trẻ tập trung chú ý, thì việc đầu tiên tôi phải làm là gây hứng thú, kích thích tính mò mò của trẻ. Để giúp trẻ thực hiện tốt vai chơi của mình, trước tiên tôi phải đóng vai là người dẫn dắt trẻ tham gia chơi, 6/15
  5. Một số biện pháp giúp trẻ 5- 6 tuổi có kỹ năng tham gia hoạt động góc. liên kết giữa các nhóm chơi, tôi đã gợi ý để một số trẻ chơi ở góc sáng tạo, mục đích là để trẻ sẽ sử dụng các nguyên phế liệu tạo ra những món quà nhỏ hoặc về góc văn học để làm tranh truyện tặng để tặng Với cách gây hứng thú này trẻ lớp tôi đã rất thích thú tham gia hoạt động, trẻ được tự tạo ra các sản phẩm mà mình thích và thể hiện tình cảm quan tâm của mình với các bạn trong lớp, thông qua hoạt động này mục đích của tôi còn rèn cho trẻ các kỹ năng như cắt, vẽ, tô màu, kỹ năng bọc quà, rót nước, bày biện , đồng thời còn giúp kỹ năng giao tiếp cho trẻ cũng được phát triển. (Ảnh 3: Trẻ xây “ Khu nhà của bé”) Ở góc khám phá tôi đã chuẩn bị cho trẻ rất nhiều các đồ dùng để cho trẻ được khám phá, làm thí nghiệm Trước khi cho trẻ hoạt động, tôi cho trẻ quan sát những đồ dùng, đồ chơi ở góc, đồng thời gợi ý hỏi trẻ xem với những đồ dùng đó trẻ sẽ chơi và sử dụng làm gì với những đồ chơi đó? hỏi trẻ từ những đồ chơi này các con có thể chơi trò chơi gì? Làm được thí nghiệm gì? Những đồ dùng, đồ chơi mà tôi cần sưu tầm cho trẻ chơi, luôn được thay đổi để tạo cảm giác mới lạ, kích thích tính tò mò, khám phá ở trẻ. Ví dụ: Tôi cho trẻ quan sát chậu nước và một số vật chìm, vật nổi để bên ngoài để trẻ thích thú muốn được chơi dưới sự gợi mở, đặt câu hỏi của giáo viên. Hoặc các cốc nước đã pha mầu và nước không có mầu, giấy vệ sinh để trẻ làm thí nghiệm giấy hút nước, thí nghiệm pha mầu nước * Tóm lại: Để đánh giá trẻ, trong quá trình quan sát và giám sát trẻ chơi, tôi luôn theo sát để nắm được sở thích, nhu cầu và đánh giá được kỹ năng hoạt động của từng trẻ, từ đó đưa ra các biện pháp điều chỉnh và hình thức hướng dẫn trẻ hoạt động góc phù hợp, nhằm điều chỉnh kế hoach tổ chức và kích thích sự hứng thú của trẻ trong quá trình trẻ hoạt động. Với biện pháp thường xuyên quan sát theo dõi, đánh giá trẻ trong khi chơi, để điều chỉnh kế hoach tổ chức và kích thích sự hứng thú của trẻ mà tôi đã áp dụng, qua đánh giá tôi thấy trẻ của lớp tôi đã có kỹ năng chơi rất tốt, ngôn ngữ của trẻ được phát triển, trong khi chơi trẻ đã rất sáng tạo khi thể hiện vai chơi của mình trong các nhóm chơi, đồng thời trẻ còn rất hứng thú khi tham gia chơi hoạt động góc. 3. Biện pháp 3: Hướng dẫn kĩ năng cho trẻ trong các góc chơi. Với trẻ mầm non, hoạt động vui chơi ở trường là một trong những hoạt động chủ đạo và quan trọng của trẻ được người lớn tổ chức, hướng dẫn nhằm giúp trẻ thỏa mãn các nhu cầu học tập, vui chơi và nhận thức, đồng thời nhằm giáo dục và phát triển toàn diện cho trẻ. Bên cạnh đó còn là phương tiện giáo dục và phát triển trí tuệ cho trẻ, góp phần củng cố, làm phong phú vốn hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh, đồng thời thông qua chơi còn giáo dục và phát triển đạo đức cho trẻ, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tâm tư, tình cảm, đạo đức của 8/15