Báo cáo biện pháp Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm

  • Giáo dục mầm non có một ý nghĩa quan trọng đối với việc chuẩn bị tâm thế sẵn sàng đi học cũng như tập cho trẻ làm quen với những sinh hoạt gần gũi với hoạt động học tập. Để có thể mạnh dạn, tự tin tham gia các hoạt động và học tập tốt hơn ở các bậc học tiếp theo, trẻ cần phải có sự rèn luyện một cách tích cực về vận động, về trí óc, có sự hiểu biết về bản thân, gia đình, môi trường xung quanh...Vì vậy việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo viên khi thực hiện chương trình giáo dục mầm non, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, khi mà cả hệ thống giáo dục đang quyết tâm thực hiện Nghị quyết 29 của Đảng (Nghị quyết TW 8 khóa XI) về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”.Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là xây dựng một môi trường an toàn, thân thiện và ấm cúng, trình bày đẹp mắt, thu hút sự chú ýcủa trẻ, giúp trẻ chủ động tham gia vào các hoạt động tạo điều kiện cho trẻ chơi mà học, học bằng chơi, có cơ hội trải nghiệm và giao tiếp một cách tíchcực, tự nhiên. Môi trường giáo dục gồm có hai bộ phận không thể tách rời, có liên quan chặt chẽ và bổ sung lẫn nhau đó là môi trườngvật chất và môi trường xã hội.
  • Môi trường vật chất bao gồm toàn bộ phương tiện vật chất kể cả trong nhà và ngoài trời có liên quan đến diện tích, phòng học, nhiệt độ, ánh sáng, đồ dùng, đồ chơi...
  • Môi trường xã hội là toàn bộ các mối quan hệ giúp trẻ hình thành phát triển nhân cách, hay nói cách khác môi trường xã hội chính là bầu không khí giao tiếp giữacô và trẻ, giữa trẻ với trẻ, nó được tạo ratrong quá trình tương tác.
  • Vì thế đối với trẻ mầm non, việc thiết lập, xây dựng và khai thác có hiệuquả môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm được xem như một trong những nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự hình thành và phát triển nhân cách toàn diện của trẻ. Nhưng trên thực tế, việc thực hiện xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm vẫn tồn tại nhiều khó khăn, bất cập. Mỗi đơn vị, mỗi giáo viên thực hiện theo cách thức và quan điểm riêng của mình cho nên việc thực hiện chưa thật sự đi vào chiều sâu và đúng hướng. Mặt khác, vẫn còn một số giáoviên mầm non chưa đầu tư suy nghĩ, tìm tòi, còn ngại đổi mới, ngại sáng tạo nên hiệu quả thực hiện xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm chưa cao.
docx 21 trang Đình Bảo 22/08/2023 1660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_chi_dao_giao_vien_xay_dun.docx
  • pdfSKKN_Ngo_Thi_Hanh_19-20_c7395ec471(1).pdf

Nội dung text: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm

  1. UBND QUẬN HOÀN KIẾM TRƯỜNG MẪU GIÁO HOA HỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO GIÁO VIÊN XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM Lĩnh vực/ Môn: Quản lý Cấp học: Mầm non Họ và tên: Ngô Thị Hạnh Chức vụ: Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn ĐT: 0904365590 Email: hanhhoahong@gmail.com Đơn vị công tác: Trường Mẫu giáo Hoa Hồng Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội Hoàn Kiếm, tháng 2 năm 2020
  2. I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài - Giáo dục mầm non có một ý nghĩa quan trọng đối với việc chuẩn bị tâm thế sẵn sàng đi học cũng như tập cho trẻ làm quen với những sinh hoạt gần gũi với hoạt động học tập. Để có thể mạnh dạn, tự tin tham gia các hoạt động và học tập tốt hơn ở các bậc học tiếp theo, trẻ cần phải có sự rèn luyện một cách tích cực về vận động, về trí óc, có sự hiểu biết về bản thân, gia đình, môi trường xung quanh Vì vậy việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo viên khi thực hiện chương trình giáo dục mầm non, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, khi mà cả hệ thống giáo dục đang quyết tâm thực hiện Nghị quyết 29 của Đảng (Nghị quyết TW 8 khóa XI) về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”.Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là xây dựng một môi trường an toàn, thân thiện và ấm cúng, trình bày đẹp mắt, thu hút sự chú ýcủa trẻ, giúp trẻ chủ động tham gia vào các hoạt động tạo điều kiện cho trẻ chơi mà học, học bằng chơi, có cơ hội trải nghiệm và giao tiếp một cách tíchcực, tự nhiên. Môi trường giáo dục gồm có hai bộ phận không thể tách rời, có liên quan chặt chẽ và bổ sung lẫn nhau đó là môi trường vật chất và môi trường xã hội. - Môi trường vật chất bao gồm toàn bộ phương tiện vật chất kể cả trong nhà và ngoài trời có liên quan đến diện tích, phòng học, nhiệt độ, ánh sáng, đồ dùng, đồ chơi - Môi trường xã hội là toàn bộ các mối quan hệ giúp trẻ hình thành phát triển nhân cách, hay nói cách khác môi trường xã hội chính là bầu không khí giao tiếp giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ, nó được tạo ra trong quá trình tương tác. - Vì thế đối với trẻ mầm non, việc thiết lập, xây dựng và khai thác có hiệuquả môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm được xem như một trong những nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự hình thành và phát triển nhân cách toàn diện của trẻ. Nhưng trên thực tế, việc thực hiện xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm vẫn tồn tại nhiều khó khăn, bất cập. Mỗi đơn vị, mỗi giáo viên thực hiện theo cách thức và quan điểm riêng của mình cho nên việc thực hiện chưa thật sự đi vào chiều sâu và đúng hướng. Mặt khác, vẫn còn một số giáoviên mầm non chưa đầu tư suy nghĩ, tìm tòi, còn ngại đổi mới, ngại sáng tạo nên hiệu quả thực hiện xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm chưa cao. - Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt, chúng khác nhau về thể chất, tình cảm, xã hội, trí tuệ, hoàn cảnh gia đình, văn hóa và tâm lý. Do đó, mỗi trẻ em có hứng thú, cách học và tốc độ học tập khác nhau và chúng đều có thể thành công. Trẻ học bằng chơi tốt nhất khi có người lớn hỗ trợ và mở rộng những gì chúng đang hứng thú và đang thực hiện. Song song với việc lập kế hoạch giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, mỗi nhà trường cũng cần phải xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ được trải nghiệm. Môi trường giáo dục trong trường mầm non là tổ hợp 2 / 21
  3. dụcmầm non theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm phù hợp điều kiện cụ thể của nhóm, lớp và địa phương. - Giúp đội ngũ giáo viên và học sinh xây dựng môi trường giáo dục mang tính “mở”, kích thích sự tập trung chú ý, tư duy và cảm xúc tích cực của trẻ,thúc đẩy trẻ tham gia hiệu quả vào các hoạt động chơi và trải nghiệm đa dạng. - Tạo cho trẻ cơ hội học tập qua chơi và bằng nhiều cách khác nhau phù hợpvới nhu cầu, hứng thú và khả năng của bản thân trẻ. - Huy động sự tham gia của nhà trường, gia đình và xã hội, tạo sự thống nhất cùng quan tâm xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ trong trường mầm non góp phần thực hiện có hiệu quả chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”. 3. Đối tượng nghiên cứu - Biện pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm với trường có diện tích nhỏ hẹp. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp quan sát: + Quan sát thực tiễn xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm của giáo viên. + Quan sát quá trình tham gia xây dựng môi trường giáo dục và hoạt động của học sinh. - Phương pháp đàm thoại. + Đàm thoại trực tiếp với giáo viên và học sinh. + Thảo luận qua các buổi sinh hoạt chuyên môn - Phương pháp thực hành. + Thực hành trực tiếp tại các nhóm lớp. + Thực hành qua các đợt triển khai chuyên đề, các đợt phát động thi đua. - Phương pháp kiểm tra, đánh giá. II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm - Chúng ta có thể khẳng định rằng yếu tố môi trường có tính chất quyết định đến sự phát triển cả về thể chất cũng như tinh thần của trẻ. Trẻ được sống và học tập, sinh hoạt trong môi trường giáo dục tích cực sẽ có một cơ thể khoẻmạnh, thông minh, nhanh nhẹn, hình thành nên nhân cách lành mạnh làm nền móng cho các giai đoạn phát triển sau này của trẻ. Đối với nhà giáo dục, việc xây dựng môi trường giáo dục phù hợp sẽ là phương tiện, là điều kiện để họ phát triển phù hợp với từng trẻ và từng lứa tuổi. Đối với phụ huynh và xã 4 / 21
  4. - Cơ sở vật chất trang thiết bị và đồ dùng đồ chơi của nhà trường tươngđối đầy đủ và đặc biệt ưu tiên cho các chuyên đề đang triển khai và tổ chứcthực hiện. 2. 2. Khó khăn - Đội ngũ giáo viên có một số đồng chí trên 50 tuổi nên còn hạn chế về vấn đề ứng dụng CNTT trong giảng dạy, một số giáo viên chưa phát huy được khả năng sáng tạo linh hoạt. - Trình độ phụ huynh không đồng đều, đa số là dân buôn bán nhỏ nên nhận thức chưa cao, vì vậy cũng gặp khó khăn trong công tác phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường. - Diện tích các lớp chật hẹp, không có sân chơi ngoài trời nên khó khăn khi tổ chức các hoạt động cho trẻ. - Một bộ phận phụ huynh còn quá nuông chiều con nên thường để trẻ tiếp cận nhiều với máy tính, điện thoại, những trò chơi điện tử dẫn đến việc trẻ không hứng thú với đồ chơi theo lứa tuổi ở trường mầm non, do đó việc giáo dục trẻ theo khoa học gặp phải không ít khó khăn. 2.3. Kết quả, hiệu quả của thực trạng - Từ thực trạng trên của trường, bản thân tôi nhận thấy rằng mặc dù công tác xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đã được thực hiện song còn mang tính hình thức, thiếu tính sáng tạo,chưa mang lại hiệu quả cao, cụ thể qua khảo sát như sau: - Bảng khảo sát giáo viên trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: - Tổng số giáo viên được khảo sát: 15 giáo viên STT Tiêu chí khảo sát Tốt Khá Trung bình Yếu 1 Đổi mới hoạt động chăm sóc 7 8 0 0 giáo dục trẻ và đánh giá sự phát triển của trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. 2 Sáng tạo trong việc thiết lập 5 10 0 0 môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm phù hợp với chủ đề. 3 Tổ chức, hướng dẫn trẻ khai 4 6 5 0 thác và sử dụng môi trường giáo dục có hiệu quả. 6 / 21
  5. môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm phù hợp với thực tế của nhà trường, bản thân tôi là người trực tiếp chỉ đạo giáo viên thực hiện chuyên đề, tôi đã tiến hành đánh giá thực trạng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm của nhà trường trên các mặt sau: - Đánh giá tổng thể cảnh quan chung của nhà trường (từ khâu thiết kế mặt bằng, bố trí các phòng, sân chơi, phòng chức năng, ban công, cây cảnh ) - Đánh giá xếp loại việc sắp xếp, trang trí, sử dụng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm của từng nhóm lớp. - Đánh giá môi trường xã hội của nhà trường ( bao gồm các mối quan hệ giao tiếp, ứng xử giữa cán bộ giáo viên với nhau, giữa giáo viên với trẻ, giữa trẻ với trẻ và giữa giáo viên với phụ huynh). - Từ kết quả đánh giá này bản thân tôi đã thấy được những điểm làm được và chưa làm được của việc xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong nhà trường, do đó tôi đã xây dựng kế hoạch chỉ đạo cụ thể cho từng độ tuổi, từng chủ đề trình lên hiệu trưởng và được hiệu trưởng phê duyệt để thực hiện. Từ đó tôi triển khai đến giáo viên và tổ chức cho giáo viên thực hiện. Để xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện đạt hiệu quả, tôi đã lập một kế hoạch cụ thể như sau: - Trước hết tôi lên kế hoạch hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng nhóm, lớp và thiết lập môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm phù hợp với từng độ tuổi phát triển của trẻ. - Trực tiếp xuống các nhóm lớp để quan sát việc thiết lập, bố trí, sắp xếp các phương tiện phục vụ cho việc giáo dục trẻ ở các chủ đề. - Kiểm tra việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm và việc khai thác có hiệu quả môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.Ví dụ: + Đối với môi trường giáo dục trong lớp học: tôi khảo sát việc thiết lập, bố trí các góc hoạt động cho trẻ của giáo viên như: nơi treo các bảng biểu, khu vực giới thiệu chủ đề, khu vực trung bày đồ chơi, học liệu tất cả phải được sắp đặt một cách khoa học, tương đồng và hấp dẫn trẻ song phải đảm an toàn trong quá trình trẻ sử dụng. - Từ việc sắp xếp, bố trí môi trường giáo dục trong lớp một cách hợp lí,khoa học mà không gian trong lớp học được cải thiện hơn, lớp học không còn bị tù túng, chật chội như trước nữa mà trẻ đã có thể đi lại giao tiếp với nhau trong khi hoạt động, tạo cho trẻ sự tự tin, thoải mái để tham gia một cách chủ động tích cực các hoạt động trong ngày. + Đối với môi trường ngoài lớp học như: vị trí các chậu cây xanh, nơi đặt đồ chơi ngoài trời, bố trí góc thiên nhiên, khu vực hoạt động, vui chơi Tôi trực tiếp hướng dẫn giáo viên cách bố trí, sắp đặt sao cho đẹp mắt, có tính khoa học và đặc biệt là thuận tiện trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục của giáo 8 / 21
  6. và đồ chơi an toàn, đẹp và hấp dẫn trẻ như: xích đu, thang leo, bộ trống, bộ rối dẹt,cổng chui thể dục, các đồ dùng trưng bày và sử dụng trong các góc hoạt động:các con vật, giỏ hoa, luống rau, bộ dụng cụ, sản phẩm của các nghề sau đótôi cho từng nhóm tác giả trình bày ý tưởng của nhóm mình, cách thức khaithác đồ dùng, học liệu mang lại hiệu quả cao. 3.2.2. Chỉ đạo thí điểm thực hành xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. - Việc thiết lập, xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm không chỉ là việc làm một sớm, một chiều mà cần phải được thực hiện thường xuyên theo kế hoạch hoạt động của trẻ ở từng độ tuổi khác nhau và phải phù hợp, sáng tạo theo từng nội dung của chủ đề. Để tổ chức cho giáo viên thực hành xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đạt hiệu quả cao, tô đã tiến hành chỉ đạo điểm ở 3 lớp điểm của trường, sau đó sẽ nhân rộng ra đại trà các nhóm lớp trong nhà trường.Tôi chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm dựa trên các tiêu chí: + Đảm bảo an toàn về mặt tâm lí cho trẻ và trẻ thường xuyên được giao tiếp, thể hiện mối quan hệ thân thiện giữa trẻ với trẻ và trẻ với những người xung quanh. + Giáo viên là người thể hiện hành vi, cử chỉ, lời nói, thái độ của mìnhvới trẻ và mọi người xung quanh một cách mẫu mực để trẻ noi theo. + Đồ dùng, đồ chơi, học liệu trong lớp và ngoài lớp đáp ứng được nhu cầu, hứng thú chơi của trẻ, tạo điều kiện để tất cả mọi trẻ có thể chơi mà học,học bằng chơi,phù hợp với điều kiện của nhà trường. + Các khu vực trong trường, lớp học cần phải được tận dụng không gian để trẻ hoạt động một cách linh hoạt, đa dạng, phong phú, các góc hoạt động mang tính mở giúp trẻ dễ dàng lựa chọn và sử dụng đồ dùng, đồ chơi để thực hành, trải nghiệm. + Cần khuyến khích sự sáng tạo của trẻ trong hoạt động để giúp trẻ trải nghiệm, khám phá sự vật, hiện tượng theo nhiều chiều hướng khác nhau giúptrẻ phát triển một cách toàn diện. Ví dụ: Đối với chủ đề thế giới thực vật: - Đây là một chủ đề rất đa dạng về đối tượng, do đó trước khi thực hiện,tôi chỉ đạo giáo viên sưu tầm nguyên vật liệu, phế thải tận dụng như: giấy góihoa, vỏ hộp sữa chua, băng tua, mạt cưa, sách báo cũ, len gỡ ra từ áo cũ, giấylau tay, giấy xốp - Khi đã sưu tầm được nguyên vật liệu, tôi hướng dẫn giáo viên cùng học sinh làm tranh chủ đề trang trí lớp học; làm các luống hoa, luống rau từ giấy gói hoa, xốp và giấy lau tay, làm dàn cây dây leo từ vỏ chai và len cũ, sử dụng hộp sữa để làm chậu cây, hàng rào để minh hoạ cho các bài thơ, câu chuyện và sử dụng trong các góc hoạt động tạo hứng thú cho trẻ khi tham gia các hoạt động. 10 / 21