Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đọc sách trong thư viện trường học bằng việc tạo hứng thú và kỹ năng đọc sách cho học sinh

Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, sự quan tâm, chỉ đạo, hướng dẫn để sự nghiệp giáo dục ngày càng lớn mạnh, nâng cao chất lượng trong việc dạy và học, đào tạo những con người mới phát triển toàn diện, góp phần xây dựng đất nước. Trong đó, thư viện trường học và các trung tâm thông tin – tư liệu có một vị trí quan trọng trong việc tham gia vào sự nghiệp phát triển giáo dục. Thư viện góp phần bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học, xây dựng thói quen tìm tòi, tự học, nghiên cứu của giáo viên và học sinh, xây dựng văn hóa trong nhà trường, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Đây là nơi cung cấp cho bạn đọc các loại: sách giáo khoa, sách tham khảo… phục vụ cho học tập các bộ môn; truyện cổ tích, truyện tranh, các tác phẩm văn học, các cuốn từ điển tra cứu, sách báo, tạp chí, các tài liệu văn bản pháp luật về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước… Ngày nay, cùng với sự bùng nổ của thông tin trên tất cả các phương tiện truyền thông đại chúng. Việc ngồi đọc một cuốn sách hay đã không còn thu hút mọi người như trước kia nữa và chỉ cần một cái “click chuột” thì vô số thông tin hiện ra trước mắt, mọi người không cần đến thư viện tìm kiếm hoặc ngồi hàng giờ trước một đống sách, báo để tìm kiếm một thông tin nào đó mà họ cần. Thư viện hoạt động hiệu quả chính là việc làm sao càng thu hút nhiều bạn đọc đến đọc và nghiên cứu tài liệu càng tốt. Có như vậy tri thức mới được truyền bá một cách rộng rãi, tài liệu được sử dụng một cách có hiệu quả. Nhưng làm được điều này không dễ bởi hiện nay có quá nhiều các trò chơi giải trí chiếm phần lớn thời gian rảnh của các em. Nghiện Internet, đánh bài, đánh xèng… thu hút các em nhiều hơn là việc đọc sách. Bên cạnh đó nhu cầu đọc, hứng thú đọc của học sinh ngày càng giảm do thư viện không đáp ứng một cách phù hợp và kịp thời: bổ sung sách mới, tài liệu mới, các hình thức phục vụ còn hạn chế… Các em học sinh thường chỉ mấy tiết đầu đọc sách thấy hứng thú, sau đó cảm thấy chán và không muốn đọc tiếp, nhiều em không muốn lên thư viện vì không tìm thấy niềm vui, sự thích thú nữa. Số lượt sách giáo viên và học sinh đến mượn chưa cao. Ngoài ra việc đọc sách của các em học sinh đều mang tính thụ động, thấy thích mắt cuốn sách nào thì đọc, việc nắm bắt thông tin và rút ra bài học kinh nghiệm chưa được chủ động.  Qua công tác tại trường tôi tự nhận thấy hiệu quả hoạt động thư viện chưa cao và còn nhiều thiếu xót. Vì vậy tôi mạnh dạn đề xuất sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đọc sách trong thư viện trường học bằng việc tạo hứng thú và kỹ năng đọc sách cho học sinh.”
doc 22 trang thuhoaiz7 20/12/2022 4041
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đọc sách trong thư viện trường học bằng việc tạo hứng thú và kỹ năng đọc sách cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_hoa.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đọc sách trong thư viện trường học bằng việc tạo hứng thú và kỹ năng đọc sách cho học sinh

  1. UBND HUYỆN GIA LÂM TRƯỜNG THCS LỆ CHI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐỌC SÁCH TRONG THƯ VIỆN TRƯỜNG HỌC BẰNG VIỆC TẠO HỨNG THÚ VÀ KỸ NĂNG ĐỌC SÁCH CHO HỌC SINH Tác giả: Hoàng Thị Thu Nhàn Lĩnh vực: Thư viện Cấp học: THCS NĂM HỌC 2017- 2018
  2. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đọc sách trong thư viện trường học bằng việc tạo hứng thú và kỹ năng đọc sách cho học sinh A.ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, sự quan tâm, chỉ đạo, hướng dẫn để sự nghiệp giáo dục ngày càng lớn mạnh, nâng cao chất lượng trong việc dạy và học, đào tạo những con người mới phát triển toàn diện, góp phần xây dựng đất nước. Trong đó, thư viện trường học và các trung tâm thông tin – tư liệu có một vị trí quan trọng trong việc tham gia vào sự nghiệp phát triển giáo dục. Thư viện góp phần bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học, xây dựng thói quen tìm tòi, tự học, nghiên cứu của giáo viên và học sinh, xây dựng văn hóa trong nhà trường, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Đây là nơi cung cấp cho bạn đọc các loại: sách giáo khoa, sách tham khảo phục vụ cho học tập các bộ môn; truyện cổ tích, truyện tranh, các tác phẩm văn học, các cuốn từ điển tra cứu, sách báo, tạp chí, các tài liệu văn bản pháp luật về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Ngày nay, cùng với sự bùng nổ của thông tin trên tất cả các phương tiện truyền thông đại chúng. Việc ngồi đọc một cuốn sách hay đã không còn thu hút mọi người như trước kia nữa và chỉ cần một cái “click chuột” thì vô số thông tin hiện ra trước mắt, mọi người không cần đến thư viện tìm kiếm hoặc ngồi hàng giờ trước một đống sách, báo để tìm kiếm một thông tin nào đó mà họ cần. Thư viện hoạt động hiệu quả chính là việc làm sao càng thu hút nhiều bạn đọc đến đọc và nghiên cứu tài liệu càng tốt. Có như vậy tri thức mới được truyền bá một cách rộng rãi, tài liệu được sử dụng một cách có hiệu quả. Nhưng làm được điều này không dễ bởi hiện nay có quá nhiều các trò chơi giải trí chiếm phần lớn thời gian rảnh của các em. Nghiện Internet, đánh bài, đánh xèng thu hút các em nhiều hơn là việc đọc sách. Bên cạnh đó nhu cầu đọc, hứng thú đọc của học sinh ngày càng giảm do thư viện không đáp ứng một cách phù hợp và kịp thời: bổ sung sách mới, tài liệu mới, các hình thức phục vụ còn hạn chế Các em học sinh thường chỉ mấy tiết đầu đọc sách thấy hứng thú, sau đó cảm thấy chán và không muốn đọc tiếp, nhiều em không muốn lên thư viện vì không tìm thấy niềm vui, sự thích thú nữa. Số lượt sách giáo viên và học sinh đến mượn chưa cao. Ngoài ra việc đọc sách của các em học sinh đều mang tính thụ động, thấy thích mắt cuốn sách nào thì đọc, việc nắm bắt thông tin và rút ra bài học kinh nghiệm chưa được chủ động. Qua công tác tại trường tôi tự nhận thấy hiệu quả hoạt động thư viện chưa cao và còn nhiều thiếu xót. Vì vậy tôi mạnh dạn đề xuất sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đọc sách trong thư viện trường học bằng việc tạo hứng thú và kỹ năng đọc sách cho học sinh.” 2
  3. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đọc sách trong thư viện trường học bằng việc tạo hứng thú và kỹ năng đọc sách cho học sinh B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. I. CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN VÀ THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG ĐỌC SÁCH TẠI THƯ VIỆN. 1. Cơ sở lý luận của đề tài. Các nhà văn nổi tiếng đã nói: “Phải đọc sách báo để thu thập từ trong đó kiến thức loài người đã tích luỹ được" (M. Go-rơ-ki) “Sách cung cấp cho ta mọi sự hiểu biết, mà hiểu biết là một sức mạnh lớn lao.” (N. Crup-kai-a) Việc tổ chức phục vụ tài liệu cho người đọc là một hoạt động của thư viện nhằm thúc đẩy, phát triển và thoả mãn nhu cầu, hứng thú đọc tài liệu thông qua việc tuyên truyền, hướng dẫn và cung cấp tài liệu dưới nhiều hình thức. Các hình thức tổ chức và phương pháp phục vụ người đọc ở trong và ngoài thư viện sẽ giúp nâng cao hiệu quả hoạt động đọc sách, vốn tài liệu của thư viện được khai thác, sử dụng và thư viện có thể tìm hiểu và nắm được nhu cầu đọc, nhu cầu nắm bắt thông tin của người đọc, chính điều đó là cơ sở các hoạt động khác trong thư viện. Kỹ năng đọc sách tốt sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được thông tin một cách nhanh nhất. Tìm ra những thông tin có tính chọn lọc cao phục vụ mục đích, yêu cầu của mình. Hiện nay sống giữa một xã hội công nghệ thông tin, mọi người có thể tìm hiểu, tra cứu bất kỳ lĩnh vực nào của xã hội đều diễn ra rất thuận lợi nhờ các công cụ tìm kiếm trên Internet, báo mạng, các tạp chí ra hàng ngày, tin tức cập nhật từng phút - Điều 2 trong “Quy chế về tổ chức và hoạt động thư viện trường phổ thông” (Viết tắt: QCTC&HĐTVTPT) ban hành kèm theo quyết định số 61/1998/QĐ/BGD&ĐT ngày 6/11/1998 của Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định nhiệm vụ chủ yếu của thư viện trường học là “Cung ứng cho giáo viên và học sinh đầy đủ các loại sách giáo khoa, sách tham khảo, sách nghiệp vụ, các loại tự điển và các sách báo cần thiết khác. Tổ chức thu hút toàn thể giáo viên, học sinh tham gia hoạt động thư viện.” Do đó, thư viện được phép thực hiện các hình thức phục vụ khác nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, kể cả việc phục vụ bạn đọc ngoài thư viện nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đọc sách. - Điều 8 của QCTC&HĐTVTPT cho phép “mỗi trường vào đầu năm học thành lập một tổ công tác thư viện” trong đó gồm có “ một số học sinh có khả năng hoạt động thư viện do giáo viên chủ nhiệm lớp giới thiệu” để chủ động thực hiện nhiệm vụ của thư viện được quy định tại điều 9 của quy chế. - Điều 10 của Quy định về tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông ban hành kèm theo quyết định số 01/2003/QĐ/BGD&ĐT ngày 02/01/2003 của Bộ Giáo dục và Đào tạo bắt buộc “thư viện phải có mạng lưới cộng tác viên trong giáo viên, học sinh” “để giúp cán bộ thư viện hoạt động khai thác, phát triển phong trào đọc sách, báo, tài liệu của trường”. - Điều 7 của QCTC&HĐTVTPT quy định giáo viên phụ trách thư viện phải “hướng dẫn đọc” và “hướng dẫn phương pháp sử dụng sách báo, tư liệu và giảng dạy kiến thức thư viện cho học sinh”. 2. Cơ sở thực tiễn. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện là nhiệm vụ bất kỳ của mỗi nhà trường. Tổ chức thu hút mọi thành viên trong nhà trường tham gia hoạt động thư 4
  4. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đọc sách trong thư viện trường học bằng việc tạo hứng thú và kỹ năng đọc sách cho học sinh để hướng dẫn học sinh biết cách đọc sách có hiệu quả, chưa khơi dậy được niềm yêu thích đọc sách, phát huy tác dụng của sách, thấy được các giá trị lợi ích to lớn mà sách mang lại. Chưa huy động được các nguồn lực trong nhà trường, các tổ chức đoàn thể địa phương, chưa làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục để góp phần xây dựng thư viện vững mạnh và đầy đủ vốn tài liệu hơn. II. NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐỌC SÁCH. 1. Những vấn đề đặt ra. Bằng nhiều nguồn lực: của các cấp, các ban ngành đoàn thể, của nhà trường, của công tác xã hội hoá thư viện (tập thể, cá nhân tài trợ, học sinh ủng hộ ) đầu tư, bổ sung các loại sách báo hàng năm, đảm bảo về số lượng, chất lượng theo yêu cầu của thư viện, nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin, tính mới, tính đa dạng của tài liệu gây hứng thú đọc. Cán bộ thư viện người chuyên trách, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, là người có tâm huyết với nghề, sáng tạo hơn nữa các hình thức phục vụ bạn đọc, các hình thức tuyên truyền giới thiệu sách tạo điều kiện bạn đọc được gần sách hơn nữa. Khi đã có thư viện, có tổ cộng tác viên thì việc tổ chức đọc sách, khai thác sách báo của giáo viên, học sinh như thế nào để đạt mục đích và có hiệu quả. Cán bộ thư viện, giáo viên cần phải hướng dẫn như thế nào để nâng cao các kỹ năng đọc sách của học sinh, giúp các em tiếp nhận thông tin một cách có chọn lọc và nhanh nhất. Xây dựng được phần mềm quản lý thư viện, lắp đặt hệ thống máy tính phục vụ cho việc tra cứu tài liệu có trong thư viện, ngoài thư viện và trên Internet. 2. Giải pháp thực hiện. 2.1. Để thư viện hoạt động tốt, đầu năm học thành lập tổ mạng lưới cộng tác viên thư viện. Tổ mạng lưới bao gồm đại diện học sinh của các khối lớp và một số giáo viên chủ nhiệm. Tổ mạng lưới thư viện giúp cán bộ thư viện trong nhiều hoạt động của thư viện mà đặc biệt là trong công tác tuyên truyền, giới thiệu sách. Những thành viên trong tổ mạng lưới là những người tích cực, nhiệt tình, bởi các thành viên này thành phần là những học sinh giỏi, rất uy tín với bạn mà lại siêng đọc sách và có điều kiện thời gian tiếp cận với bạn nhiều nên những nội dung hay, nội dung cần của sách sẽ đến với bạn đọc một cách nhanh nhất và rộng rãi khắp trường: Mang sách, báo, tài liệu của thư viện đến phục vụ cho tập thể lớp, tổ, nhóm ngay tại lớp học qua mạng lưới cộng tác viên thư viện. Thời gian phục vụ là thời gian cho phép trong các buổi học (giờ truy bài đầu buổi học, giờ sinh hoạt, giờ giải lao, giờ trống không có tiết học ). Nhờ vậy, thư viện trường đã sử dụng phòng học như phòng đọc sách tập thể, giải quyết được tình trạng thiếu chỗ ngồi trong thư viện và qua đó bạn đọc có thể tiếp cận với sách: “Đọc và xem sách nhưng không cần đến thư viện”. Thứ nhất, các cộng tác viên có thể lựa chọn bất kỳ tài liệu nào mình thích để giới thiệu đến cả lớp bằng cách đọc to, tóm tắt nội dung. Thời gian có thể vào giờ sinh hoạt mỗi tuần. Qua đó, giáo viên chủ nhiệm và học sinh có thể trình bày ý kiến, cảm nghĩ của mình khi nghe xong tóm tắt tài liệu, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho mình. Như vậy thư viện trường đã giải quyết được tình trạng thiếu tài liệu để phục vụ cùng lúc 6
  5. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đọc sách trong thư viện trường học bằng việc tạo hứng thú và kỹ năng đọc sách cho học sinh khối 6, 7 nên chọn loại sách nội dung mang tính đơn giản, ít trừu tượng, nhiều hình ảnh, nhiều nhân vật anh hùng để các em noi gương, học tập. Chọn các loại tạp chí: Thiếu niên nhi đồng, Học trò cười, vì ở những loại tạp chí này có rất nhiều câu đố hay, kích thích trí tìm tòi, giải đáp; những mẩu truyện cười giúp bạn đọc bớt căng thẳng sau giờ học. Học sinh khối 8, 9 nên chọn những loại sách mang tính tham khảo phục vụ cho việc học tập, đặc biệt là những bài thi, ôn thi học sinh giỏi được tổ chức vào mỗi năm. Các tác phẩm văn học của các tác giả nổi tiếng Việt Nam và nước ngoài, giúp các em tiếp cận thông tin về tác giả, tác phẩm, về cuộc sống nhiều hơn, qua đó phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc mình. Các cuốn sách về nghệ thuật cũng nên được đưa vào danh mục sách bổ sung vì sẽ giúp đời sống tinh thần của các em có nhiều màu sắc hơn, thú vị hơn. 2.4. Đổi mới hình thức phục vụ bạn đọc. Để rút ngắn thời gian tra tìm tài liệu, chờ mượn tài liệu, giảm bớt công sức của cán bộ thư viện và đồng thời kích thích nhu cầu đọc, nhu cầu thông tin, tạo điều kiện cho người đọc được tiếp xúc trực tiếp với tài liệu, thư viện nên chuyển từ hình thức phục vụ thông qua phiếu yêu cầu (Kho đóng) sang hình thức phục vụ tự chọn (Kho mở). Đây là hình thức phục vụ có nhiều ưu điểm, rất phù hợp với việc lưu thông tài liệu (mượn và trả tài liệu). Khi dựa vào ký hiệu mô tả của cuốn sách, những thông tin được viết trong phích mô tả, các em học sinh chỉ hình dung ra được một phần nội dung trong cuốn sách, có thể cần và giúp ích được nhưng có thể là không. Vì vậy việc mượn ra rồi lại cất hạn chế về khả năng đọc, mất thời gian, mất công sức của cả thủ thư và học sinh, nhiều lần mượn không phù hợp sẽ dẫn đến tình trạng chán nản và không muốn tiếp tục đọc nữa. Sau đây là một trong số những hình thức được trường tôi sử dụng nhiều trong việc khơi dậy thói quen và niềm say mê đọc sách của học sinh. Đổi mới phương pháp tuyên truyền giới thiệu sách. * Cách làm một bài giới thiệu sách như sau: + Phải xác định được đề tài mà mình giới thiệu . + Tìm sách đảm bảo về chính trị, tính thời sự nóng hổi, có tính giáo dục cao và có giá trị về nghệ thuật sâu sắc. Ví dụ : Hướng tới ngày kỷ niệm trong tháng, vấn đề đang được quan tâm hiện nay thông qua cuốn sách: năm 2015 vấn đề quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa trở nên nóng hổi hơn bao giờ hết + Nêu vị trí, tầm quan trọng của vấn đề chính được trình bày trong tác phẩm. Nêu một số thông tin đặc điểm hình thức của sách: Gồm có lời nói đầu, giới thiệu về tác giả, nhà xuất bản, năm xuất bản, số trang, khổ sách, giá tiền. Quyển sách gồm có bao nhiêu chương, phần, tập nêu bật cho độc giả hiểu rõ nội dung của tác phẩm. Từ đó sẽ gây cho họ sự tò mò, lòng say mê hứng thú và độc giả muốn tìm đọc ngay cuốn sách đó. + Giới thiệu, phân tích nội dung và nghệ thuật cuốn sách: Đây là phần chính của tác phẩm. + Phần kết của tác phẩm: Nêu bật được giá trị nghệ thuật, tính giáo dục. Hướng dẫn độc giả có thể tìm đọc sách ở đâu, thời gian nào. 8