Tư vấn học sinh có hành vi lệch chuẩn

•Nghiên cứu được Viện nghiên cứu Y học - Xã hội học phối hợp với tổ chức từ thiện Plan Việt Nam thực hiện từ tháng 3 đến tháng 9/2014 với 3.000 học sinh của 30 trường trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT) ở Hà Nội. Theo đó, có khoảng 80% học sinh cho biết từ trước đến nay đã bị bạo lực giới trong trường học ít nhất một lần, 71% bị bạo lực trong vòng 6 tháng qua. Trong đó, bạo lực tinh thần (mắng chửi, đe dọa, bắt phạt, đặt điều, sỉ nhục…) chiếm tỷ lệ cao nhất là 73%, bạo lực thể chất (tát, đá, xô đẩy, kéo tóc, bạt tai, đánh đập…) chiếm 41%; và bạo lực tình dục (tin nhắn với nội dung tình dục, sờ, hôn, hiếp dâm, yêu cầu chạm vào bộ phận sinh dục, lan truyền tin đồn tình dục…) chiếm 19% (Lam Ngọc, 2016).
pptx 60 trang Đình Bảo 22/08/2023 12700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tư vấn học sinh có hành vi lệch chuẩn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxtu_van_hoc_sinh_co_hanh_vi_lech_chuan.pptx

Nội dung text: Tư vấn học sinh có hành vi lệch chuẩn

  1. MODUL 5 TƯ VẤN HỌC SINH CÓ HÀNH VI LỆCH CHUẨN
  2. • Nghiên cứu được Viện nghiên cứu Y học - Xã hội học phối hợp với tổ chức từ thiện Plan Việt Nam thực hiện từ tháng 3 đến tháng 9/2014 với 3.000 học sinh của 30 trường trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT) ở Hà Nội. Theo đó, có khoảng 80% học sinh cho biết từ trước đến nay đã bị bạo lực giới trong trường học ít nhất một lần, 71% bị bạo lực trong vòng 6 tháng qua. Trong đó, bạo lực tinh thần (mắng chửi, đe dọa, bắt phạt, đặt điều, sỉ nhục ) chiếm tỷ lệ cao nhất là 73%, bạo lực thể chất (tát, đá, xô đẩy, kéo tóc, bạt tai, đánh đập ) chiếm 41%; và bạo lực tình dục (tin nhắn với nội dung tình dục, sờ, hôn, hiếp dâm, yêu cầu chạm vào bộ phận sinh dục, lan truyền tin đồn tình dục ) chiếm 19% (Lam Ngọc, 2016).
  3. • Viện Sức khỏe sinh sản và gia đình chỉ ra tình trạng nạo phá thai ở vị thành niên Việt Nam cao hơn nhiều nước trong khu vực và đứng thứ 5 trên thế giới. Hàng năm, khoảng 300.000 nữ giới từ 12-19 tuổi phá thai. • Điều tra Quốc gia về “Vị thành niên và thanh niên Việt Nam” cho thấy, có tới 36% thanh thiếu niên ở nhóm tuổi từ 14 - 17 đã quan hệ tình dục. Cá biệt, có những em từ 10-12 tuổi có quan hệ tình dục và hoàn toàn tự nguyện.
  4. 2. Các nguyên nhân • Nguyên nhân do tâm lý - Nguyên nhân này cho rằng hành vi lệch chuẩn là do những vấn đề tâm lý không ổn định. • Sự không hiểu biết, hiểu biết không đúng, không chính xác các quy tắc, yêu cầu của chuẩn mực xã hội. Trong trường này, đa số các hành vi sai lệch xảy ra chủ yếu là do các cá nhân, tập thể thiếu thông tin, kiến thức, hiểu biết về các chuẩn mực xã hội, thiếu kinh nghiệm thực tế; do họ không hiểu hoặc hiểu không đúng các quy tắc, yêu cầu của các chuẩn mực xã hội như pháp luật, đạo đức do đó họ đã thực hiện những hành vi sai lệch nhất định.
  5. • Việc củng cố, tiếp thu các quy tắc, yêu cầu của các chuẩn mực xã hội không còn phù hợp, không còn được cộng đồng xã hội thừa nhận hoặc không ăn khớp với các nguyên tắc, quy định của pháp luật hiện hành. Đây cũng là một cơ chế dẫn tới hành vi sai lệch. Tức là, trong xã hội có những chuẩn mực xã hội như chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực phong tục tập quán đã được hình thành do nhu cầu điều chỉnh, điều hòa các quan hệ xã hội nhất định; đã thể hiện được vai trò, hiệu lực của nó.
  6. • Các khuyết tật về tâm – sinh lý con người là cơ chế dẫn tới hành vi sai lệch Trong xã hội có những cá nhân do dị tật bẩm sinh hoặc các tai nạn mắc phải ( tai nạn giao thông, tai nạn lao động ) khiến cho họ phải mang trên mình những khuyết tật nhất định về tâm – sinh lí. Đó có thể là những khuyết tật về cơ thể như biểu hiện ở những người bị mù, câm, điếc hoặc mắc các khuyết tật ngoại hình khác
  7. • Hậu quả của hành vi sai lệch Khi xem xét hậu quả của hành vi sai lệch nào đó, chúng ta cần phải căn cứ vào một số yếu tố, từ đó giúp ta có thể nhận thức và đánh giá đúng đắn hậu quả của một hành vi sai lệch. Hậu quả của hành vi sai lệch có thể được nhìn nhận trên hai phương diện sau: • Thứ nhất, hậu quả của hành vi sai lệch có thể mang nội dung, tính chất tích cực, tiến bộ, cách tân nếu như nó vi phạm, phá vỡ hiệu lực, sự chi phối của các chuẩn mực xã hội đã lỗi thời, lạc hậu, phản động, đang kìm hãm sự phát triển của các cá nhân và xã hội. Khi đó hành vi sai lệch có thể góp phần làm thay đổi nhận thức chung của cộng đồng xã hội và thúc đẩy sự tiến bộ xã hội trong cộng đồng.
  8. • Phân loại hành vi sai lệch Các hành vi sai lệch thường được phân loại theo hai tiêu chí : • Thứ nhất, căn cứ vào nội dung, tính chất của các chuẩn mực xã hội bị xâm hại • Hành vi sai lệch tích cực là những hành vi (có thể là cố ý hoặc vô ý) vi phạm, phá vỡ hiệu lực của các chuẩn mực xã hội đã lạc hậu, lỗi thời, không còn phù hợp với thực tế xã hội.
  9. • Hành vi sai lệch chủ động là hành vi có ý thức, có tính toán, cố ý (trực tiếp hay gián tiếp) vi phạm, phá vỡ hiệu lực của các chuẩn mực xã hội, dù chuẩn mực đó đã lạc hậu, lỗi thời hay còn đang tiến bộ. Họ có thể nhận thức được yêu cầu của cộng đồng nhưng họ cứ hành động theo ý họ mặc dù biết không phù hợp. (Ví dụ, học sinh biết đánh bạn là xấu, không được phép nhưng vẫn cứ đánh.)
  10. Có các cách phân loại HVLC khác • Lệch chuẩn dạng sáng kiến: cá nhân dùng mọi phương thức để đạt được mục đích • Lệch chuẩn dạng nghi thức: Nhìn nhận và thực hiện theo quy tắc, phương tiện xã hội mà không quan tam đến mục đích cần đạt • Lệch chuẩn dạng thoát ly: Khi cá nhân từ chối mục đích văn hoá lẫn phương tiện xã hội được nhìn nhận • Lệch chuẩn dạng nổi loạn: chối bỏ mục đích xã hội và phương tiện xã hội để thay thế bằng mục đích, phương tiện khác
  11. • Nguyên tắc thống nhất tâm lý, ý thức với hoạt động: Nguyên tắc này khẳng định tâm lý, ý thức không tách rời khỏi hoạt động, đồng thời điều khiển điểu chỉnh hoạt động. Vì vậy khi tìm hiểu đánh giá hành vi lệch chuẩn phải thông qua hoạt động, diễn biến và các sản phẩm của hoạt động
  12. • Nghiên cứu hành vi lệch chuẩn trong sự vận động và phát triển. Sự phát triển tâm lý, ý thức, hành vi là quá trình liên tục tạo ra những nét tâm lý mới đặc trưng cho các giai đoạn phát triển nhất định cho nên khi tìm hiểu, đánh giá hành vi lệch chuẩn của học sinh phải thấy được sự biến đổi đó
  13. • Qua các nghiên cứu có thể thấy những yếu tố chính tác động tới hành vi lệch chuẩn của học sinh tại trường học là: 1. Gia đình bao gồm mối quan hệ giữa cha mẹ - con cái; phong cách giáo dục con, môi trường sống 2. Nhà trường bao gồm mối quan hệ giữa thầy/cô giáo – học sinh, môi trường học đường, kỷ luật trong trường học, mối quan hệ với bạn bè đồng đẳng trong trường học 3. Sự kiểm soát của xã hội bao gồm hệ thống pháp luật, hoạt động ngoài xã hội của trẻ 4. Truyền thông
  14. - Nghiện chất kích thích (ngại giao tiếp, không quan tâm đến diện mạo, trầm nhược, hung tính, ngại vận động, biểu cảm thất thường, học sút kém, trộm cắp, kém tập trung, chán ăn ) - Tự xâm hại (tự làm tổn thương bản thân) - Rối loạn cư xử và thách thức chống đối (thờ ơ, xung động, cảm xúc thất thường, gây hấn, không tuân thủ nói dối, nổi giận, cãi cọ, đổ lỗi, cố tình trái ý người khác )
  15. Bạo lực học đường • Đặc điểm của trẻ gây bạo lực - Trẻ có vấn đề về tâm lý như rối loạn về nhận thức, cảm xúc - Là đứa trẻ có tính cách độc đoán, hung tính, khó kiểm soát bản thân, chấp nhận sự tàn nhẫn - THích được khẳng định bản thân, nổi bật, có nhu cầu kiểm soát, muốn gây ảnh hưởng đến người khác, muốn được nể phục - Có niềm tin sai lệch: bạo lực phải đáp trả bằng bạo lực - Có xu hướng ít quý trọng bản thân
  16. - Có sự đè nén sự tức giận, có sự thù địch tức giận với kẻ bắt nạt mình - Cảm thấy suy sụp: bắt nguồn từ cảm giác mình là kẻ vô dụng khi để người khác bắt nạt - Thường có sự khác biệt vể hình thể, sắc tộc, khoảng cách giàu nghèo, có năng lực khác biệt trong học tập (học giỏi, dốt) - Thiếu tự tin - Không có kỹ năng nhận biết/ cảnh báo về dấu hiệu bạo lực và phòng tránh
  17. • Niềm tin phóng chiếu, đổ lỗi cho người khác - Mình đánh nó vì nó nhìn đểu mình - Mình đánh nó vì nó coi thường mình - Mọi người luôn chỉ trích mình - Vì bố mẹ luôn cãi nhau nên mình • Niềm tin thiếu khoan dung - Nó cố tình làm hại em - Nó cố tình biến mình thành trò hề trước mặt người khác - Nó cố tình chọc tức mình - Cần phải dạy cho nó một bài hoc
  18. • Kỹ năng giải quyết vấn nạn bạo lực học đường - Hỏi chuyện để khám phá vấn đề của trẻ (có chuyện gì đã xảy ra cháu kể cho cô nghe nào? Cháu cảm thấy thế nào sau chuyện này? ) - Phân tích các niềm tin sai lệch cho trẻ + phát hiện ra những niềm tin sai lệch như ở trên để nói chuyện với trẻ + giải thích cho trẻ hiểu niềm tin đó không phù hợp VD: cháu cho rằng mình đánh bạn vì bạn nhìn đểu cháu nhưng nếu các anh chị lớn hơn cháu cũng đánh cháu vì lý do đó thì cháu cảm thấy thế nào?
  19. • Nhà tham vấn phân tích các cảm giác cảm xúc tiêu cực - SỬ dụng các kỹ năng tham vấn (thấu cảm ) - Giúp trẻ nhận biết cơ thể mình thay đổi khi cảm xúc của mình thay đổi (VD:khi tức giận cháu cảm thấy mình thế nào) • Xác đinh nguồn gốc gây ra tức giận - Những vấn đề nào khiến em hay giận dữ - Điều gì khiến em hay tức giận - Khi giận dữ em thường có những biểu hiện nào? - Hậu quả nào sau khi cơn tưc giận của em xảy ra?
  20. Nghiện game • Hiểu về các triệu chứng về nghiện game: - Mức độ quan tâm đến game - Thời gian chơi - Đã thử giảm, dừng game nhưng không thành công - Cảm giác khi bị dừng chơi game - Không dừng việc chơi theo thời gian quy định - Có ảnh hưởng xấu đến các hoạt động khác - Nói dối - Sử dụng game như một cách thoát khỏi những khó khăn tâm lý, khó khăn cuộc sống - Kéo dài trên 6 tháng
  21. • Tham vấn: - Hỏi chuyện để khám phá vấn đề của trẻ - Nâng cao giá trị của bản thân trẻ, nhấn mạnh những ưu điểm, giá trị, ươc mơ - Phân tích về niềm tin sai lệch, không phù hợp - Giúp trẻ đưa ra những nhận diện về tác hại - Nhận diện những cảm giác khi bỏ game - Cùng trẻ bàn luận về bỏ game (Lên kế hoạch bỏ game, Thực hiện kế hoạch, Giám sát, Đánh giá ) - Cùng trẻ thảo luận tháo gỡ những nguyên nhân, khó khăn của trẻ
  22. Các nội dung tham vấn cho trẻ bị xhtd • Đánh giá ban đầu - Thu thập thông tin qua hỏi chuyện - Sử dụng kỹ năng thấu cảm - Sử dụng kỹ năng phản hồi - Đánh giá nhanh những biểu hiện rối loạn về cảm xúc, nhận thức và hành vi • Cung cấp kỹ năng, kiến thức (trẻ, gia đình) - Trẻ từ 15 hỏi về mong muốn của trẻ đối với kẻ xh (lưu ý đối tượng xhtd là người nhà) Cung cấp thông tin về pháp luật, kỹ năng phòng tránh • Chuyển tuyến
  23. Những biểu hiện • Khó có thể đưa ra được những biểu hiện. Tuy nhiên thường có một tiến trình tự tử cụ thể - Có ý định - Có điệu bộ ám chỉ muốn tự tử - Có hành động mạo hiểm (kiểu thách thức: đưa ra hành động và tin rằng họ được cứu sống kịp thời) - Người tự tử quan sát xem thái độ của người thân về ý định của mình (cư xử như thế nào nếu mình có ý định tự tử )