Báo cáo biện pháp Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non

Xuất phát từ mục têu chung của gáo dục mầm non hiện nay là  giáo dục lấy trẻ làm trung tâmGiáo dục lấy trẻ làm trung tâm là việc các nhà giáo dục không chỉ truyền đạt kiến thức cho học sinh một cách thụ động mà các nhà giáo dục tạo ra các điều kiện, các cơ hội để mọi đứa trẻ được chủ động, sáng tạo, tích cực hoạt động, tự chiếm lĩnh kiến thức và kinh nghiệm. Để đạt được điều này, các nhà giáo dục hay giáo viên cần nắm được hứng thú, nhu cầu, trình độ, khả năng của từng trẻ trong lớp, trên cơ sở đó lựa chọn được nội dung, phương pháp phù hợp với từng nhóm, từng cá nhân trẻ.

Trẻ mầm non “Học bằng chơi, chơi mà học”, việc học và việc dạy không tự nó diễn ra mà giáo viên cần tạo ra các điều kiện để thực hiện. Môi trường giáo dục được thiết kế tốt là điều kiện hỗ trợ hiệu quả nhất cho giáo viên và trẻ thực hiện hoạt động dạy và hoạt động học ở trường mầm non, cho phép trẻ tham gia một cách tích cực, chủ động và càng độc lập hơn. Cũng từ đặc điểm nhận thức của trẻ mầm non là nhận thức về thế giới xung quanh qua hình ảnh trực quan. 

Các nhà giáo dục đã nghiên cứu thực nghiệm và chứng minh: Trẻ lọt lòng mẹ đã sớm hình thành con đường học tập. Học tập với trẻ mầm non không phải cứ  là học “toán”, học “văn”…. học của trẻ mầm non rất đơn giản, học của trẻ mầm non là học để tiếp cận với nền văn minh của xã hội, học của trẻ mầm non: là học tên gọi của mọi người và đồ vật xung quanh; là học cách sử dụng đúng thiết bị đồ dùng hàng ngày; là học cách dùng, cách sử dụng thiết bị vệ sinh cá nhân, đồ dùng vệ sinh chung, đồ dùng sinh hoạt, đồ dùng phục vụ ăn ngủ sao cho đúng, phù hợp với kinh nghiệm của người lớn - dù chỉ là học cách mở vòi nước, tắt vòi nước; là học cách sắp xếp đồ dùng cá nhân trên giá hoặc trong tủ một cách nhanh nhất, gọn gàng nhất; học của trẻ mầm non là "Tái tạo" thực tế cuộc sống gần gũi xung quanh trẻ thông qua việc chơi các trò chơi vv.

doc 30 trang Đình Bảo 22/08/2023 2481
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_chi_dao_nang_cao_chat_luo.doc

Nội dung text: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non

  1. “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non” MỤC LỤC MỤC LỤC 1 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 2 1. Tên đề tài sáng kiến kinh nghiệm: 2 2. Lý do chọn đề tài 2 a. Cơ sở lý luận: 2 b. Cơ sở thực tiễn của sáng kiến 3 3. Mục đích của sáng kiến 4 4. Đóng góp của bản sáng kiến kinh nghiệm. 5 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 5 Phạm vi: 5 6. Đối tượng khảo sát: 5 7. Phương pháp nghiên cứu: 5 PHẦN II: QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 6 1. Thực trạng 6 1.1. Thuận lợi: 6 1.2. Khó khăn: 6 1.3. Khảo sát thực tế đầu năm học: 6 2. Nguyên nhân của thực trạng: 8 3. Những biện pháp chính: 8 4. Những biện pháp cụ thể 8 4.1. Biện pháp 1: 8 4.2. Biện pháp 2: 10 a. Thế nào là môi trường giáo dục trong trường mầm non 10 b. Nội dung của xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm 10 c. Ý nghĩa của môi trường lấy trẻ làm trung tâm trong trường MN: 10 d. Nguyên tắc xây dựng môi trường trong trường mầm non: 10 e. Các yêu cầu đối với việc chuẩn bị môi trường giáo dục: 11 f. Tổ chức cho trẻ hoạt động trong môi trường giáo dục: 12 4.3: Biện pháp 3:. 13 4.4: Biện pháp 4: 14 4.5: Biện pháp 5: 20 4.6: Biện pháp 6: 20 4.7. Biện pháp 7: 22 4.8.Biện pháp 8: 23 4.9. Biện pháp 9: 24 5. Kết quả so sánh có đối chứng sau khi thực hiện đề tài 26 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 28 1. Kết luận: 28 2. Hiệu quả thiết thực của sáng kiến kinh nghiệm. 28 3. Khuyến nghị. 29 1/29
  2. “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non” xã hội (bao gồm: bầu không khí giao tiếp trong trường mầm non, phong cách làm việc, mối quan hệ giữa con người với con người, giữa trường mầm non với các tổ chức kinh tế, xã hội, văn hóa khác ). Một quan điểm khác lại phân chia môi trường giáo dục thành môi trương vật chất và môi trường xã hội. Môi trường vật chất trong trường mầm non bao gồm các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, không gian phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động sinh hoạt hằng ngày của trẻ. Môi trường vật chất tạo cho trẻ những cơ hội tốt để trẻ thỏa mãn nhu cầu hoạt động và phát triển toàn diện về mặt thể chất, trí tuệ thẩm mĩ, đạo đức, xã hội. Môi trường xã hội được hiểu là toàn bộ những điều kiện xã hội như chính trị, văn hóa, các mối quan hệ giúp trẻ hình thành nhân cách của mình. Môi trường xã hội đặc biệt được nhấn mạnh ở đây là môi trường giao tiếp trong trường mầm non, bao gồm sự giao tiếp giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với những người xung quanh. Môi trường này vừa mang tính chất sư phạm, vừa mang tính chất gia đình. Việc phân loại môi trường có thể khác nhau, song đều quan trọng đối với giáo dục mầm non. Theo tôi, môi trường đó cần phải cung ứng các điều kiện cần thiết để kích thích và phục vụ trẻ hoạt động một cách tích cực, chăm sóc trẻ tốt qua đó, nhân cách trẻ sẽ được phát triển tốt. Với quan điểm của tôi trong sáng kiến kinh nghiệm này xin đề cập đến vấn đề xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm có: Môi trường vật chất và môi trường xã hội. b. Cơ sở thực tiễn của sáng kiến. Giáo dục Mầm Non có một ý nghĩa quan trọng đối với việc chuẩn bị tâm thế sãn sàng đi học cho trẻ, cũng như tập cho trẻ làm quen với những sinh hoạt gần gũi với hoạt động học tập. Để trẻ có thể mạnh dạn, tự tin tham gia các hoạt động và hòa nhập tốt hơn ở các bậc học tiếp theo. Trẻ cần phải có sự rèn luyện một cách tích cực về vận động, về trí óc, có sự hiểu biết về bản thân và gia đình, môi trường xung quanh Vì vậy việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là một nhiệm vụ quan trọng của giáo viên khi thực hiện chương trình giáo dục mầm non, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi mà cả hệ thống giáo dục đang quyết tâm thực hiện Nghị quyết 29 của Đảng, Nghị quyết TW 8 khóa XI về “ Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”. Do đó xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là xây dựng một môi trường giáo dục an toàn, thuận tiện, gần gũi, thu hút sự chú ý của trẻ, giúp trẻ chủ động tham gia vào các hoạt động, tạo cho trẻ học mà chơi, chơi bằng học, có cơ hội trải nghiệm và giao tiếp một cách tích cực, tự nhiên. Có thể nói việc xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non là thực sự cần thiết và quan trọng. Nó được ví như người giáo viên thứ hai trong công tác tổ chức, hướng dẫn cho trẻ nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt 3/29
  3. “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non” Tích cực hoá hoạt động của trẻ, trẻ được tự khám phá, trẻ được trải nghiệm bằng các giác quan, chú trọng giáo dục cá nhân kết hợp giáo dục trong nhóm, lớp giữa hoạt động chung và hoạt động góc, tăng cường giao tiếp giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ. Giáo viên linh hoạt, sáng tạo, không bị gò bó khi tổ chức các hoạt động vui chơi trải nghiệm cho trẻ, giáo viên có thể sử dụng tối đa nguồn nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để làm phong phú môi trường giáo duc của trẻ, gây được sự chú ý của trẻ, trẻ ham học, nghiên cứu, tìm tòi, khám phá, giao tiếp ngôn ngữ tình cảm phát triển. Nâng cao chất lượng chăm sóc giáo, dục trẻ trong trường mầm non. 4. Đóng góp của bản sáng kiến kinh nghiệm. * §ãng gãp vÒ mÆt khoa häc: Xây dựng môi trường giáo dục theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm trong giáo dục mầm non. * §ãng gãp vÒ mÆt thùc tÕ: Giúp giáo viên linh hoạt, sáng tạo, không bị gò bó khi xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ nhất là môi trường trong lớp, giáo viên có thể sử dụng tối đa nguồn nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để làm phong phú các góc chơi của trẻ, gây được sự chú ý của trẻ, trẻ ham học, nghiên cứu, tìm tòi, khám phá, phát triẻn khả năng giao tiếp, phát triển ngôn ngữ và tình cảm. Tập thể giáo viên đã nhận thức được việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là rất cần thiết trong việc thực hiện đổi mới chương trình giáo dục bậc học mầm non. Trẻ hứng thú tham gia hoạt động không mệt mỏi và hăng say khám phá, sáng tạo kết quả các mặt giáo dục trẻ được nâng lên rõ rệt. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng: Nghiên cứu xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trường mầm non. Phạm vi: Tại trường mầm non: Từ tháng 9/2017 đến tháng 5/2018 6. Đối tượng khảo sát: - Môi trường trong lớp học và ngoài lớp học. - Nhận thức và hứng thú của trẻ khi hoạt động với môi trường. - Nhận thức của cán bộ, giáo viên, nhân viên về xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. - Khảo sát về cơ sở, vật chất đồ dùng, đồ chơi. 7. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp điều tra khao sát - Phương pháp thực hành 5/29
  4. “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non” *Về môi trường giáo dục trong và ngoài lớp. Số lớp học là 16 nhóm, lớp. STT Nội dung khảo sát Số lớp % 1 Môi trường trong lớp học trang trí tạo được góc mở 12/16 75% cho trẻ hoạt động. 2 Môi trường trong lớp học trang trí chưa tạo được 4/16 25% góc mở cho trẻ hoạt động. 3 Khai thác và tận dụng môi trường ngoài lớp học. 11/16 70% * Đội ngũ giáo viên: Tổng số nhà trường 37 giáo viên: Số giáo STT Nội dung khảo sát % viên 1 Giáo viên có kiến thức và kỹ năng xây dựng môi 12/37 32% trường giáo dục. 2 Giáo viên biết đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục 15/37 40,5% trẻ và đánh giá sự phát tiển của trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. 3 Giáo viên sáng tạo trong xây dựng môi trường giáo 10/37 27% dục. 4 Tổ chức và hướng dẫn trẻ khai thác và sử dụng môi 15/37 40,5% trường giáo dục có hiệu quả. 5 Giáo viên biết tận dụng và xây dựng môi trường ngoài 15/37 40,5% lớp học để trẻ tìm tòi, khám phá và trẻ nghiệm. * Kh¶o s¸t về mức độ nhận thức và sự hứng thú cña trÎ Tõ môc ®Ých lµ xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm t«i ®· tiÕn hµnh kh¶o s¸t mức độ hứng thú, nhận thức của trẻ khi trẻ hoạt động với môi trường trong lớp và môi trường ngoài lớp học cụ thể là: Tổng số trẻ toàn trường là 555 học sinh; Trong đó Mẫu giáo là 489 và nhà trẻ là 66. Trẻ có kiến thức, kỹ năng, thái độ và Kết quả khả năng hứng thú, trải nghiệm khi STT hoạt động trong môi trường giáo dục Số lượng Tỷ lệ % theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm . 1 Loại tốt 140/555 25,2% 2 Loại khá 203/555 36,5% 3 Loại TB 150/555 27% 4 Loại yếu 66/555 11,8% 7/29
  5. “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non” ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Người thầy cần giỏi về chuyên môn, đồng thời lại phải tốt về nhân cách, mới thực hiện được nhiệm vụ của mình, thực sự là những “Kỹ sư tâm hồn”. Từ nhận thức về ý nghĩa của việc tự học, tự bồi dưỡng, nên bản thân tôi luôn tham gia đầy đủ các buổi tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn do Sở, Phòng giáo dục và đào tạo tổ chức. Song song với đó là việc tự học, tự nghiên cứu tài liệu, thực hiện tốt chương trình bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn của cán bộ quản lý và giáo viên thực hiện đúng kế hoạch, có chú trọng đến việc bồi dưỡng về chuyên đề xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Qua việc bản thân tôi được tập huấn các chuyên đề về xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm do Sở, Phòng giáo dục tổ chức, tôi đã đúc rút kinh nghiệm về lý thuyết và truyền đạt lại tới 100% giáo viên trong trường. Cùng với đó tôi tổ chức cho giáo viên được thảo luận, trao đổi đưa ra những ý tưởng mới về xây dựng môi trường giáo dục lất trẻ làm trung tâm ở trong nhóm, lớp và môi trường ngoài lớp học, trình bày những đề xuất, kiến nghị những khó khăn ở các nhóm, lớp. Năm học 2016-2017 trường tôi được Phòng giáo dục chỉ đạo thực hiện điểm chuyên đề xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, đó cũng là điều kiện thuận lợi là nền tảng cho cán bộ quản lý và giáo viên trong trường về xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong năm học 2017-2018. Ảnh: Bồi dưỡng chuyên môn kiến thức xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. 9/29
  6. “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non” e. Các yêu cầu đối với việc chuẩn bị môi trường giáo dục: * Yêu cầu đối với việc xây dựng môi trường xã hội: Cần đặc biệt quan tâm đến các mối quan hệ: + Giáo viên với Giáo viên; Giáo viên với Trẻ; Giáo viên với Cha mẹ trẻ; Trẻ với Trẻ. Trong quan hệ giữa cô và trẻ, giữa trẻ với nhau cần đảm bảo để trẻ có được: Cảm giác an toàn; Yêu thương, ấm cúng; Vui vẻ, hứng thú, thoải mái; Động viên, khen ngợi; Cổ vũ, khích lệ; Lắng nghe, chia sẻ; Tự tin; Cởi mở, Tự do;Bình đẳng với bạn; Có cơ hội tích cực giao tiếp, hoạt động. - Tạo tâm lý tin cậy, mong muốn chia sẻ: gần gũi, lắng nghe trẻ, gọi tên trẻ. - Tạo mối quan hệ thân thiện giữa trẻ với nhau thông qua tổ chức các hoạt động tập thể. - Chú trọng phát triển các kỹ năng xã hội trong các hoạt động nhóm: - Khuyến khích trẻ bộc lộ cảm xúc, ý nghĩ và tự tin diễn đạt chúng bằng lời nói. - Dạy trẻ thoải mái tự tin trước đám đông. -Tôn trọng sự phát triển tự nhiên, đăc điểm tâm lý lứa tuổi, đặc điểm cá nhân. - Động viên sự lạc quan, tự tin vào bản thân khi trẻ gặp thất bại. - Kiên nhẫn với trẻ. Tránh thúc ép, căng thẳng khi luyện tập các kỹ năng cho trẻ. Biết chờ đợi. - Chấp nhận sự khác biệt, tôn trọng ý kiến cá nhân, tránh áp đặt, từ đó hình thành thói quen suy nghĩ một cách độc lập. - Không định kiến với trẻ. - Chỉ cấm đoán những việc không an toàn. - Hạn chế mệnh lệnh, tăng cường khích lệ - Rất cẩn trọng trong việc đánh giá trẻ. Nên đánh giá sự tiến bộ của mỗi trẻ so với bản thân và đối chiếu với yêu cầu chung của lứa tuổi. - Đánh giá với mục đích giúp đỡ trẻ phát triển tốt hơn. - Tránh việc so sánh trẻ với nhau. Luôn nhìn nhận, khen ngợi bất cứ sự tiến bộ nào, dù là nhỏ nhất, và của những trẻ khó dạy nhất. - Tạo cơ hội cho trẻ tự phục vụ và giúp đỡ nhau những gì phù hợp với khả năng. - Dạy trẻ giúp đỡ trẻ khuyết tật học hòa nhập. * Yêu cầu đối với môi trường trong lớp và môi trường ngoài lớp học khi lựa chọn trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi : 11/29