Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm tổ chức các hoạt động cho trẻ mẫu giáo lớn đi thăm quan thực tế theo chủ đề

Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một.( Điều 22 – Luật giáo dục, 2005 ).
Mục đích của chương trình giáo dục mầm non mới là đứa trẻ được hoạt động một cách tích cực, không gò bó, không có sự áp đặt của giáo viên mà thông qua các hoạt động như: Luyện tập có chủ đích, hoạt động vui chơi…Hình thức tổ chức các hoạt động của giáo viên mang tính tích hợp phù hợp với các lĩnh vực nội dung giáo dục ( phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội và thẩm mĩ ) trong chương trình và theo chủ đề để giúp trẻ phát triển một cách toàn diện. Song song với các hoạt động của nhà trường, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện – Học sinh tích cực”. Hoạt động tổ chức cho trẻ di thăm quan thực tế là một trong những tiêu chí đánh giá kết quả của phong trào thi đua. Hoạt động này được nhà trường tổ chức 2 năm học gần đây. Ngoài việc tổ chức các hoạt động giáo dục tại lớp giáo viên còn đưa ra các hoạt động trải nghiệm hay tổ chức cho trẻ đi thực tế nhằm giúp trẻ tự mình khám phá, tự mình tìm tòi trải nghiệm các kiến thức mà mình thu lượm một cách tự nhiên.Chính vì vậy, khi tổ chức cho trẻ đi thực tế theo các chủ đề trong chương trình tôi thấy:
_ Trẻ rất hứng thú khi được tham gia vào hoạt động đi thực tế.
_ Trẻ được vận động một cách thoải mái, không bị gò ép như các hoạt động học tập ở lớp.
_ Trẻ được trải nghiệm các kiến thức một cách hoàn toàn tự nhiên và hứng thú với các kiến thức mà mình thu lượm được nên trẻ dễ nhớ và những kiến thức đó được trẻ ghi nhớ lâu hơn và ấn tượng hơn.
_ Tổ chức cho trẻ đi thực tế là một hình thức giúp trẻ giao lưu tốt nhất.Trẻ được gặp gỡ với nhiều người, giao tiếp và tiếp xúc với nhiều người nên kĩ năng sống của trẻ cũng dần dần được hình thành.
doc 16 trang Đình Bảo 22/08/2023 1400
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm tổ chức các hoạt động cho trẻ mẫu giáo lớn đi thăm quan thực tế theo chủ đề", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_kinh_nghiem_to_chuc_cac_hoat_dong_c.doc

Nội dung text: Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm tổ chức các hoạt động cho trẻ mẫu giáo lớn đi thăm quan thực tế theo chủ đề

  1. phòng giáo dục và đào tạo quận hoàn kiếm. trường mẫu giáo tuổi thơ Đề cương: Đề tài:Một số kinh nghiệm tổ chức các hoạt động cho trẻ mẫu giáo lớn đi thăm quan thực tế theo chủ đề. Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thu Hà. Lớp : Mẫu giáo lớn A3. Năm học 2010 - 2011.
  2. phải chuẩn bị rất nhiều từ việc lựa chọn địa điểm đi thực tế sao cho phù hợp với chủ đề đang thực hiện, đảm bảo an toàn cho trẻ, phương tiện đi lại, liên hệ với điểm đi thực tế . lại phải đảm bảo hiệu quả cao nhất cho chuyến đi. Tôi đã suy nghĩ và đưa trẻ đi thực tế, tôi thấy rằng: Để tổ chức cho trẻ đi thực tế đạt hiệu quả phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: từ việc chuẩn bị, liên hệ và tổ chức cho trẻ đi cần sự chuẩn bị rất nhiều của giáo viên. Tuy nhiên, khi tổ chức cho trẻ đi như vậy lại đem lại cho trẻ rất nhiều ý nghĩa: Đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu và khám phá của trẻ, các chuyến đi thực tế được thay đổi theo chủ đề nên không tạo cho trẻ sự nhàm chán mà ngược lại trẻ hào hứng và kích thích được sự khám phá của trẻ với thế giới xung quanh mà trẻ ít được tiếp xúc. Đồng thời đây cũng là một hình thức giáo viên làm mới các hoạt động giảng dạy của mình tại trường tạo cơ hội cho trẻ được giao lưu và tiếp xúc với nhiều người khác nhau.Sau đây tôi xin chia sẻ kinh nghiệm qua sáng kiến kinh nghiệm “Một số kinh nghiệm tổ chức cho trẻ mẫu giáo lớn đi thực tế theo chủ đề”. II.giải quyết vấn đề: Xã hội đang ngày càng phát triển, trẻ tiếp nhận các thông tin không chỉ từ trường, lớp hay cô giáo mà trẻ tiếp nhận thông tin từ rất nhiều nguồn khác nhau: ti vi, Intetnet hay từ người lớn (những người xung quanh trẻ) nhưng để những thông tin đến được với trẻ một cách có hệ thống phù hợp với sự phát triển của trẻ thì vai trò của người giáo viên là vô cùng lớn.Ngoài vai trò tổ chức các hoạt động kích thích sự tìm tòi , khám phá của trẻ giáo viên phải hệ thống những thông tin mà trẻ thu lượm từ thế giới xung quanh với mục đích biến những thông tin đó thành kiến thức của trẻ. Chính vì vậy, khi tổ chức cho trẻ đi trải nghiệm thực tế, giáo viên không chỉ tổ chức cho trẻ đi mà còn là người sẽ giúp trẻ củng cố lại những điều mình quan sát được, mình tìm hiểu được thành những kiến thức, vốn sống của mình, kinh nghiệm sống của mình.Vì vậy, tôi xin trình bày những nội dung sau để giúp cho việc tổ chức cho trẻ mẫm giáo lớn đi thực tế đạt hiệu quả và phù hợp với chủ đề trong chương trình: _ Lựa chọn các chủ đề cho trẻ đi thực tế. _ Lựa chọn địa điểm đi thực tế. _ Tổ chức cho trẻ đi thực tế.
  3. Từ kế hoạch dự kiến tổ chức cho trẻ đi thực tế, giáo viên cần: _ Liên hệ với các địa điểm cho trẻ đi thực tế: Giáo viên cần khảo sát trước các địa điểm đi thực tế để đảm bảo các yêu cầu sau: + Địa điểm đi thực tế có phù hợp với nội dung mà giáo viên cần chuyển tải trong chủ đề không. + Có không gian để giáo viên tổ chức cho trẻ quan sát và triển khai các hoạt động không. + Giao thông đi lại có tiện lợi không. + Địa điểm đi thực tế có an toàn với trẻ không. + Địa điểm đi thực tế có rộng rãi không, có chỗ cho trẻ ngồi nghỉ không. + Đối với những địa điểm có hướng dẫn viên, có cần thiết thuê HDV không, kinh phí là bao nhiêu. _ Báo cáo với BGH nhà trường để có kế hoạch phân công giáo viên đi hỗ trợ. _ Lên lịch cho trẻ đi thực tế. 3.Tổ chức cho trẻ đi thực tế: Để 1 buổi đi thực tế của trẻ đạt hiệu quả, giáo viên cần: 3.1 Chuẩn bị cho trẻ đi thực tế: _ Lên kế hoạch chi tiết cho buổi đi thực tế. _ Thông báo với phụ huynh và học sinh từ những hôm trước về buổi đi thực tế. _ Máy ảnh, các phương tiện như: giấy màu, giấy vẽ, bút sáp, bút dạ để phục vụ cho các hoạt động mà giáo viên cần tổ chức tại địa điểm đi thực tế. _ Giáo viên cần chuẩn bị một số phương tiện cho trẻ khi đi thực tế.( Khăn mặt, nước uống, một số dụng cụ y tế ) 3.2 Kế hoạch chi tiết: Việc lên kế hoạch chi tiết cho buổi đi thực tế tương tự như việc giáo viên soạn giáo án cho một hoạt động học có chủ đích ở trường. Giáo viên đưa ra các hình thức tổ chức
  4. _ Trẻ quan sát xem nhà bếp nằm ở khu vực nào trong trường, gần với khu vực nào, cạnh lớp nào? 2.Thăm quan nhà bếp. _ Trẻ chào hỏi và trò chuyện với các bác, các cô nhà bếp. _ Giáo viên gợi ý để trẻ tự đặt câu hỏi: + Các bác, các cô làm việc ở nhà bếp có tên gọi là gì? + Hằng ngày các bác làm những công việc gì?( kể theo thứ tự ) + Các bác cần những đồ dùng, dụng cụ gì?dùng như thế nào? + Khi làm việc việc các bác mặc những trang phục gì? _ Giáo viên hướng dẫn trẻ quan sát cách sắp xếp đồ dùng ở trong bếp. _ Giới thiệu cho trẻ về bếp ăn một chiều. 3.Tập làm bác cấp dưỡng. _ Cô cho trẻ tập làm các bác cấp dưỡng. _ Trẻ được thử sức mình trong các công việc như: Vo gạo, rửa rau, nhặt rau, chia bát Tổ chức tham quan Nhà cổ 87 Mã mây Địa điểm: Nhà cổ 87 Mã Mây Chủ đề: Quê hương - đất nước. I.Mục đích – yêu cầu: 1. Kiến thức: _ Trẻ biết ngôi nhà số 87 Mã mây là ngôi nhà được xây theo kiến trúc nhà Hà Nội xưa. _ Trẻ biết các không gian sinh hoạt của người Hà Nội xưa. _ Trẻ biết kiểu nhà hình ống. 2. Kỹ năng: _ Rèn cho trẻ óc quan sát khi tham quan. 3. Thái độ:
  5. 5.Chụp ảnh lưu niệm cùng Ông Đồ. Tổ chức tham quan Cửa hàng rau sạch Địa điểm: Chủ đề: Thực vật I.Mục đích – yêu cầu: 1. Kiến thức: _ Trẻ nhận biết , phân biệt được một số loại rau. _ Trẻ được làm quen với cách trồng rau sạch. 2. Kỹ năng: _ Trẻ biết sắp xếp các loại rau. _ Trẻ cách sơ chế một số loại rau. 3. Thái độ: _ Trẻ biết quý trọng những người trồng rau. II. Chuẩn bị: * Chuẩn bị của cô: _ Liên hệ cho trẻ tham quan một của hàng rau sạch _ Máy ảnh. * Chuẩn bị của trẻ: _ Găng tay – tạp dề – khăn lau tay. III. Tiến hành: 1.Thăm quan của hàng rau sạch _ Cô cho trẻ thăm quan toàn bộ cửa hàng rau và cho trẻ quan sát các loại rau được bày và sắp xếp trong cửa hàng.
  6. - Trẻ nắm được để vẽ được 1 bức tranh thì các chú họa sỹ phải làm những bước gì và làm như thế nào 2. Kỹ năng : - Trẻ trả lời câu hỏi của cô đúng cấu trúc câu - Trẻ thực hành làm họa sỹ bằng cách thể hiện trên bức tranh của chính trẻ dưới sự giúp đỡ của các chú họa sĩ 3. Thái độ : - Trẻ biết yêu quý và giữ gìn những bức tranh là những sản phẩm của các chú họa sỹ làm ra cũng như sản phẩm của trẻ và của các bạn II. Chuẩn bị: 1. Chuẩn bị của cô: _ Liên hệ cho trẻ tham quan 1 xưởng vẽ _ Giấy trắng. 2. Chuẩn bị của trẻ: _ Bút dạ - bút sáp – bút chì - Màu nước, bút lông III. Tiến hành: 1. ổn định tổ chức - Cô cho trẻ đi tham quan phong tranh của các chú họa sỹ, trò chuyện với trẻ : + Con thấy bức tranh vẽ gì ? + Màu sắc các bức tranh như thế nào ? + Các con có biết những bức tranh này được vẽ bằng chất liệu gì không ? Và ai là người đã vẽ được nên những bức tranh đẹp như vậy ? + Vậy bây giờ chúng ta hãy cùng cô vào thăm xưởng vẽ của các chú họa sỹ nhé 2. Tham quan xưởng vẽ _ Giáo viên gợi ý để trẻ quan sát toàn bộ quang cảnh của xưởng vẽ . + Các con nhìn thấy trong xưởng vẽ có những gì ?
  7. + Giáo viên có thể cho trẻ kể lại những điều trẻ quan sát được hạy những điều trẻ ấn tượng trong buổi đi thực tế thông qua những bức ảnh giáo viên ghi lại trong chuyến đi thực tế. VD: Thăm quan nhà cổ 87 Mã Mây Cô và cháu đang bước vào Nhà cổ và đây là vị trí giếng trời. Cô và cháu gặp người đầu tiên trong nhà đó là Ông Đồ. Trẻ bắt đầu thăm quan các không gian riêng bên trong ngồi nhà. Đầu tiên là gian bếp với những vận dụng là bếp củi, ấm, nối được làm bằng đất Bước lên tầng 2 qua một cầu thang làm bằng gỗ, trẻ được tham
  8. Trẻ còn được xem rất nhiều những sản phẩm của làng nghề truyền thống quanh Hà Nội như: Tranh Hàng Trống, tranh Đồng Hồ, gốm Bát tràng . Và đây bức ảnh lưu niệm được chụp cùng với Ông Đồ trước của của ngôi nhà 87 Mã Mây đấy. + Ngoài hình thức trên, giáo viên có thể cho trẻ ghi lại những ấn tượng của mình bằng cách vẽ lại những điều mình quan sát được. III. Kết quả: 1.Trẻ: _ Trẻ hào hứng tham gia vào các chuyến đi. _ Trẻ rất ấn tượng sau mỗi chuyến đi và hào hứng kể lại. _ Vốn hiểu biết của trẻ được mở rộng. _ Trẻ được giao lưu và tiếp xúc với nhiều người. _ Trẻ được tự tìm hiểu những điều mà trẻ thắc mắc và trẻ mạnh dạn tự tin hơn khi đặt câu hỏi. 2. Cô: _ Gây được hứng thú cho trẻ vào hoạt động. _ Giáo viên thu thập thêm được nguồn tư liệu vô cùng sinh động.