Báo cáo biện pháp Sáng tạo một số hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4 -5 tuổi theo hướng đổi mới hình thức tổ chức

  • Nhà trường tạo điều kiện cho giáo viên sáng tạo trong các tiết dạy nhất là với lĩnh vực khámphá khoa học.
  • Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm giúp đỡ, bồi dưỡng cho giáo viên, tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp học bồi dưỡng chuyên môn theo nội dung chương trình mới.
  • Giáoviên trẻnhiệt tình,có kinhnghiệm, cótrách nhiệm.
  • Tôi luôn có ý thức học hỏi bạn bè, đồng nghiệp để nâng cao kinh nghiệm và nghệ thuật lên lớp
  • Nhà trường tổ chức cho trẻ đi tham quan trang trại Vạn An, Era House để các con được tiếp cận nhiều với thiên nhiên, môi trường xung quanh để trẻ được trải nghiệm, khámphá khoa học.
docx 19 trang Đình Bảo 22/08/2023 4981
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Sáng tạo một số hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4 -5 tuổi theo hướng đổi mới hình thức tổ chức", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbao_cao_bien_phap_sang_tao_mot_so_hoat_dong_kham_pha_khoa_ho.docx
  • pdfskkn-sang-tao-mot-so-hoat-dong-kham-pha-khoa-hoc-cho-tre-mau-giao-nho-4-5-tuoi_109202010.pdf

Nội dung text: Báo cáo biện pháp Sáng tạo một số hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4 -5 tuổi theo hướng đổi mới hình thức tổ chức

  1. Sáng tạo một số hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi theo hướng đổi mới hình thức tổ chức A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do viết sáng kiến Khám phá khoa học là một trong những chiến lược quan trọng giúp phát triển tư duy và năng lực của trẻ. Tuy nhiên trên thực tế hiện nay, hầu hết trẻ em đều ít có cơ hội để trải nghiệm, khám phá thế giới một cách tự nhiên nhất. Hầu hết kinh nghiệm và kiến thức của trẻ có được đều mang tính thụ động và máy móc. Trước tình hình dịch Sad-Covi 2 hiện nay, trong lúc xã hội đang căng mình chống dịch, thiết nghĩ mỗi nhà giáo nên tìm cách giảm áp lực, khó khăn cho các gia đình và nhà trường, ưu tiên cho bảo vệs ức khỏe và an toàn của học sinh thì việc sử dụng các công cụ dạy học hiện đại, đổi mới phương pháp dạy càng trở nên cần thiết. Có lẽ vì thế mà bản thân tôi, bằng kinh nghiệm nghề nghiệp sau nhiều năm đứng lớp, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục, đã luôn suy nghĩ, tìm tòi cách thức đưa cuộc sống thực tế vào các hoạt động giáo dục của mình để phần nào đó hoàn thành nhiệm vụ giáo dục, giúp trẻ có cơ hội được trải nghiệm, khám phá khoa học một cách tự nhiên, hiệu quả, vui vẻ hơn. Xuất phát từ những suy nghĩ trên tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Sáng tạo một số hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4 -5 tuổi theo hướng đổi mới hình thức tổ chức” 2. Mục đích của sáng kiến Chương trình giáo dục mầm non quy định nội dung lĩnh vực phát triển nhận thức bao gồm: Khám phá khoa học, khám phá xã hội, làm quen với một số khái niệm toán sơ đẳng. Nội dung giáo dục trẻ mầm non mới chỉ dừng lại ở việc cho trẻ tiếp cận với những kiến thức tiền khoa học mà nó có thể lồng ghép vào rất nhiều các hoạt động khác nhau. Thực tế ở mỗi giáo viên việc lựa chọn các thiết kế các nội dung khám phá khoa học sáng tạo vẫn còn nhiều lúng túng.Từ những hoạt động khám phá này tôi hy vọng có thể nuôi dưỡng trẻ trở thành những người học tích cực, có kiến thức phong phú đa dạng về thế giới xung quanh thúc đẩy sự phát triển trong giai đoạn đầu đời của trẻ. Đồng thời nỗ lực, cùng đồng nghiệp tiếp tục sáng tạo những hình thức tổ chúc mới góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non hiện nay. Bằng những kinh nghiệm và sự say mê sáng tạo tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Sáng tạo một số hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4 -5 tuổi theo hướng đổi mới hình thức tổ chức” 3. Đối tượng, phạm vi của sáng kiến 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Các hình thức đổi mới khám phá khoa học 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Trong trường mầm non 3.3. Thời gian thực hiện: Từ tháng 9/2019 đến tháng 2/2020. 1| 15
  2. Sáng tạo một số hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi theo hướng đổi mới hình thức tổ chức -Một số giáo viên trẻ, kinh nghiệm còn ít, chưa thực sự mạnh dạn trong việc tìm tòi, khám phá cái mới. - Trong lớp còn nhiều trẻ nhút nhát, nói còn nhỏ, còn ngọng, còn nhiều bạn được bố mẹ quá cưng chiều nên còn làm nũng khi đến lớp, chưa tự tin tham gia các hoạt động khám phá khoa học 3.Bảng khảo sát thực trạng đầu năm: Đầu năm khi chưa có các nội dung khám phá khoa học trên đối với 40 học sinh và 12 giáo viện phụ trách lớp. (Danh mục Bảng kèm theo) Từ kết quả khảo sát trên, tôi nhận thấy, đối với trẻ khả năng tập trung chú ý và hào hứng, khả năng giải thích một số hiện tượng đơn giản, quan sát và so sánh, suy luận, phán đoán, ngôn ngữ của trẻ chưa đạt chiếm tỉ lệ cao. Chính vì vậy tôi băn khoăn suy nghĩ tìm nhiều biện pháp đổi mới, sáng tạo để tổ chức hoạt động “Khám phá khoa học” đạt hiệu quả cao hơn. Từ đó nâng dần khả năng quan sát, so sánh và phân loại làm tiền đề cho các kỹ năng nhận thức khác như phán đoán, suy luận, hợp tác và cao hơn nữa là kỹ năng thao tác thử nghiệm và hoạt động theo nhóm cho trẻ góp phần phát triển tính tích cực và làm phong phú biểu tượng về môi trường xung quanh giúp phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ ở giai đoạn tiếp theo. Về phần giáo viên, vẫn còn số ít giáo viên chưa thực sự mạnh dạn, tìm tòi cái mới để thu hút trẻ, tạo tiền đề cho việc phát triển của trẻ sau này. 4. Các giải pháp/ biện pháp thực hiện: Trên cơ sở lấy trẻ làm trung tâm tôi luôn cố gắng suy nghĩ, tìm tòi tham khảo một số hình thức tổ chức giáo dục mới hiện nay để lựa chọn cho mình những phương pháp và cách thức phù hợp với đối tượng học sinh của mình. Nhất là trong bối cảnh dịch Corona diễn biến phức tạp, trẻ nghỉ học dài ngày như hiện nay. Việc đáp ứng nhu cầu học tập cũng như rèn luyện kỹ năng cũng đòi hỏi mỗi giáo viên cần cố gắng tìm tòi cách thức, phương pháp giáo dục phù hợp đảm bảo cung cấp đủ, đúng, đa dạng, sáng tạo kiến thức và kỹ năng cho trẻ càng trở nên cấp thiết. Tôi đã mạnh dạn chọn một số biện pháp sau: - Xây dựng kế hoạch thực hiện các nội dung khám phá khoa học theo sự kiện chủ đề trên cơ sở tham mưu ý kiến của Ban giám hiệu, tổ chuyên môn. -Sử dụng đồ dùng trực quan, sinh động. -Tổ chức các thí nghiệm đơn giản, gần gũi với cuộc sống và hưng thú của trẻ 3| 15
  3. Sáng tạo một số hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi theo hướng đổi mới hình thức tổ chức c. Cách tiến hành - Cô giới thiệu cho trẻ từng khuôn cô đã tạo sẵn - Cô đổ nước vào khuôn hình đảo đồng thời chú ý không để nước ngập lên phần đất. - Cô cho trẻ chỉ cho mình phần đất, rồi phần nước và nhận xét - Có nước bao quanh khắp phần đất - Cô cho trẻ đổ nước vào khuôn thứ 2 - Cô nhận xét vị trí của phần đất và nước - Cô cho trẻ so sánh hai khay bằng cách chỉ theo đường viền quanh đất giáp với nước (bờ biển)-Trẻ sẽ nhận thấy chúng có hình dạng giống nhau. - Cô cho trẻ tiếp tục thực hiện và nhận xét ( Ảnh minh họa) 5.1.3. Tạo các dạng địa hình a. Mục đích: Giúp trẻ hiểu rõ hơn các dạng địa hình như hòn đảo, hồ nước, vịnh, eo biển b. Hình thức tổ chức: Chia lớp làm các nhóm để tổ chức hoạt động, mỗi ngày 1 nhóm trẻ hoạt động c. Tiến hành - Chuẩn bị khay nhựa, đất nặn, bình nước pha màu xanh nước biển, khăn lau tay, tạp dề - Cô hướng dẫn trẻ thực hiện: Cô dàn đều đất lên bề mặt của khay, sau đó cô dùng dao cắt một miếng ở giữa rồi kéo miếng đất lên để vào khay thứ 2. Sau đó cô đổ nước vào cả hai khay, chú ý không để nước tràn lên bề mặt đất. Cô chỉ tay vào hố ở giữa đất và nhắc cho trẻ hiểu: “Nước được đất bao phủ xung quanh chính là hồ” - Cô chỉ phần đất ở trong nước và nói: “Đất được nước bao phủ các phía chính là hòn đảo” - Cô tiến hành cho trẻ thực hiện với các dạng địa hình khác nhau ( Ảnh minh họa ) 5.1.4. Đất, nước, không khí, gió: - Đất, nước, không khí: +Mục đích: - Hoạt động này giúp trẻ nắm được ba nguyên tố là đất, nước và không khí + Chuẩn bị: - Ba lọ nhỏ dán nhãn chứa các nguyên tố này (một lọ chứa đất, một lọ chứa nước và một lọ không đựng gì) và một loạt thẻ để minh họa như khinh khí cầu đang bay, cối xay gió, chim bay liệng giữa không trung. Mặt sau các thẻ và trên nhãn các lọ có hình vẽ biểu tượng đơn giản giúp trẻ tự sửa khi nhầm lẫn.Thẻ được xếp vào hộp để cạnh các lọ trên chiếc khay. 5| 15
  4. Sáng tạo một số hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi theo hướng đổi mới hình thức tổ chức b. Hình thức tổ chức: Theo nhóm c. Tiến hành - Cô chuẩn bị các thẻ (được đánh số ở phía sau) - Dụng cụ để quan sát sự nảy mầm: một vài hạt đỗ, liễn thủy tinh, bình nhỏ, một chút nước và giấy thấm, bông - Cô cho trẻ cho bông thấm nước vào lọ sau đó thả hạt đậu vào và trẻ quan sát - Sau đó mấy ngày cô khái quát lại vòng đời của cây, trẻ có thể thấy rằng dù ở tư thế nào thì rễ cũng luôn mọc xuống dưới và thân thì vươn lên. ( Ảnh minh họa) 5.2.4.Cây cần nước và ánh sáng a. Mục đích Trẻ biết được khi gieo hạt và chăm sóc hạt chỉ cần môi trường ẩm là có thể nảy mầm, nhưng để cây phát triển cần có nước và ánh sáng. Nếu cây không được tưới nước và ở trong bóng tối thì cây không phát triển được b.Chuẩn bị: Một nắm hạt đậu, một cốc đựng sẵn bông ẩm, bút, bảng ghi kết quả c. Hình thức tổ chức: Tiến hành theo tổ, nhóm hoặc chơi hoạt động góc d.Cách tiến hành: Trẻ gieo hạt vào cốc, hàng ngày tưới nước. Sau khi cây nảy mầm, mỗi một ngày trẻ vẽ mô phỏng trạng thái cây, 4 – 6 ngày cô cho tổ hoặc từng nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm và cho trẻ tự rút ra kết luận 5.3. Khám phá về động vật: Theo bản năng trẻ thường bị cuốn hút bởi các động vật sống. Trẻ thích quan sát và chăm sóc chúng, việc đó khơi dậy tình yêu thương, trách nhiệm cùng thái độ ân cần của trẻ.Vòng đời của con vật (con ếch, con bướm); Dấu vết và bóng của các con vật; Các loài chim; Động vật có xương sống và không xương sống 5.3.1.Vòng đời của động vật a.Mục đích: Giúp trẻ hiểu được quá trình phát triển của các con vật b.Hình thức tổ chức: Tổ chức theo nhóm trẻ hoạt động góc c. Tiến hành - Tìm hiểu về con ếch: Đặc điểm cấu tạo và môi trường sống của ếch Cô kết luận: Da ếch trơn và nhờn, chân ếch có màng nhỏ. Ếch là con vật vừa sống được ở dưới nước vừa sống trên cạn đấy! - Tìm hiểu về vòng đời phát triển của con ếch - Cô cho trẻ xem video về vòng đời phát triển của con ếch 7| 15
  5. Sáng tạo một số hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi theo hướng đổi mới hình thức tổ chức vùng có khí hậu nóng để tìm thức ăn. Nhưng một số loài vẫn trải qua mùa đông, khó sinh sống hơn. - Tìm hiểu về mỏ chim + Cô giới thiệu cho trẻ từng mỏ của từng loại chim và xếp hình ảnh chim tương ứng với mỏ của chúng + Sau khi tìm hiểu cô cho trẻ làm bài tập củng cố: Nối mỏ với đúng con chim ấy - Tìm hiểu về tổ chim + Cô cho trẻ bóc lớp ngoài của tổ chim ra xem có gì bên trong? (lá cây, cỏ, cành nhỏ, bông, sợi cước, lông tơ, rêu - Cô tổ chức hoạt động: Cho trẻ làm tổ chim theo mẫu 5.3.4. Động vật có xương sống và không xương sống - Mục đích: Giúp trẻ phân biệt được loại động vật có xương sống và động vật không có xương sống - Chuẩn bị: Một tệp 10 thẻ đại diện cho nhóm động vật có xương sống, một tệp 10 thẻ đại diện cho nhóm động vật không xương sống. - Tiến hành: Cô trò chuyện với trẻ về đề tài này. Sau đó cô giới thiệu những động vật có trong hai tệp, để xuống phía dưới các biển Cô động viên, khuyến khích trẻ và sửa sai, giải thích cho trẻ. Lưu ý: Cô tổ chức theo nhóm trẻ hoạt động góc, thực hiện trong chủ đề động vật. 5.2.Khám phá về thế giới vật chất: Vật chất là một phần của cuộc sống. Trẻ được thao tác, quan sát và đặt câu hỏi thông qua những trải nghiệm đơn giản, điều đó cho phép trẻ thám hiểm và tư duy một cách khoa học: Điện thoại; Sự truyền âm; Không khí nóng nở ra; Sắt và cát; Máy lọc nước; Trứng chìm, nổi; Chất nhờn ma quái 5.4.1. Sự truyền âm - Mục đích: Thí nghiệm này giúp trẻ hiểu được có sự truyền âm trong không khí và qua đồ vật - Chuẩn bị: Một cái bát to bọc căng giấy bóng kính, để một ít muối trên giấy bóng kính rồi cô vỗ tay nhẹ - Tiến hành: Cô cho trẻ thực hiện và quan sát. Âm thanh là sự dao động lan tỏa trong không khí khiến cho giấy bóng kính rung lên. Chúng ta nhìn thấy điều đó nhờ vào những hạt muối nảy lên. Trẻ có thể áp tay lên cổ rồi nói, hát, hét trẻ sẽ cảm nhận thấy dây thanh quản rung lên. Chính rung động của dây thanh quản được lan truyền ra không khí. 9| 15