Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt hoạt động tạo hình bằng cách hướng dẫn trẻ làm đồ dùng đồ chơi

  1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong điều kiện kinh tế phát triển, đang trên con đường hội nhập, đất nước chúng ta phải giao lưu với nhiều nền văn hoá khác nhau. Làm thế nào để cho thế hệ trẻ của chúng ta "Hoà nhập mà không hoà tan" - trong mỗi chúng ta vẫn giữ được những gì gọi là "Vốn văn hoá của dân tộc Việt" trong thời đại mới thì việc giáo dục cho trẻ phát triển về trí tuệ là vô cùng quan trọng. Nên một trong những môi trường giúp trẻ thúc đẩy sự phát triển nhiều nhất đó là trường mầm non. Và một bộ môn giúp cho các con được học mà chơi, chơi mà học, được hưởng ứng, thích thú và thể hiện mình không thể không kể đến đó là bộ môn tạo hình .

Ở đây hướng dẫn trẻ làm đồ chơi giữ vai trò chủ đạo còn sản phẩm của trẻ thể hiện tình cảm , sự khéo léo của mình . Đặc biệt đối với trẻ mẫu giáo lớn hướng dẫn trẻ làm đồ dùng đồ chơi , vẽ tranh giúp trẻ phát triển các cơ quan cảm giác , đánh thức tư duy và góp phần phát triển ngôn ngữ cho trẻ ,cảm giác , đồng thời nó góp phần tích cực vào việc phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ sau này.

  1. MỤC ĐÍCH CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Dựa trên cơ sở lí luận chúng tôi nghiên cứu đề tài này nhằm đưa ra Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt hoạt động tạo hình bằng cách hướng dẫn trẻ làm đồ dùng đồ chơi ở trường mầm non nhằm giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu chơi và học tập, làm cho hoạt động của trẻ thêm phong phú và dễ dàng thực hiện mọi lúc mọi nơi.Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các cơ quan cảm giác, đánh thức tư duy và góp phần phát triển ngôn ngữ cho trẻ, một yếu tố cần thiết giúp trẻ có cái nhìn mới mẻ về cuộc sống xung quanh mình.

docx 8 trang Đình Bảo 22/08/2023 1320
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt hoạt động tạo hình bằng cách hướng dẫn trẻ làm đồ dùng đồ chơi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_giup_tre_5_6_tuoi_hoc_tot.docx
  • pdfGDMG_NGUYEN_THI_THANH_HUONG_MN_dINH_TIEN_HOANG.pdf

Nội dung text: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt hoạt động tạo hình bằng cách hướng dẫn trẻ làm đồ dùng đồ chơi

  1. UBND QUẬN HOÀN KIẾM TRƯỜNG MN ĐINH TIÊN HOÀNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt hoạt động tạo hình bằng cách hướng dẫn trẻ làm đồ dùng đồ chơi Lĩnh vực: Giáo dục mẫu giáo Cấp học: Mầm non Họ và tên: Nguyễn Thị Thanh Hương Chức vụ: Giáo viên ĐT: 0983614572 Email: huongnt140572@gmail.com Đơn vị công tác: Trường MN Đinh Tiên Hoàng Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội Hoàn Kiếm, tháng 4 năm 2018
  2. phần phát triển ngôn ngữ cho trẻ, một yếu tố cần thiết giúp trẻ có cái nhìn mới mẻ về cuộc sống xung quanh mình. 1.2. Cơ sở thực tiễn: Đồ dùng đồ chơi tự tạo được làm từ nguồn vật liệu dễ kiếm ít tốn kinh phí, đa dạng phong phú và cũng dễ chế tạo sản phẩm gần gũi với hoạt động của trẻ và liên tục đổi mới. 2.Tìm hiểu thực trạng 2.1 Thuận lợi: Lớp học luôn được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường đầu tư cơ sở vật chất Giáo viên nhận thức được tầm quan trọng của việc tự tạo đồ dùng đồ chơi cho trẻ từ những nguyên vật liệu mà trẻ và cô cùng sưu tầm . Lứa tuổi trẻ tương đối đồng đều. Phụ huynh luôn quan tâm tới việc học hành của con em mình. 2.2 Khó khăn: 3. Biện pháp thực hiện: Thực hiện tạo hình cho trẻ mầm non theo đúng chương trình quy định là bổn phận của mỗi người giáo viên. Bản thân tôi luôn soạn bài tỉ mỉ, sắp xếp hợp lý các nội dung cần truyền đạt, phân bố thời gian cho từng phần phù hợp, nghiên cứu bài và dạy đúng phương pháp bộ môn, có chuẩn bị đủ và sử dụng đồ dùng cho cô và trẻ trong hoạt động. Để khảo sát và đánh giá được kỹ năng sáng tạo khéo tay cho trẻ. 3.1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch: Khi lập kế hoạch tôi chú ý đến năng lực của trẻ mà xây dựng đề tài dễ hay khó. Xây dựng kế hoạch phải chú ý đến tính thẩm mỹ của đồ dùng , nguyên vật liệu để làm đồ dùng cách sử dụng đồ dùng có hiệu quả . Giáo viên luôn bám vào mục tiêu của chương trình và yêu cầu của trẻ để thiết lập kế hoạch . 3.2. Biện pháp 2: Sử dụng vật liệu phong phú làm đồ dùng đồ chơi Để hoạt động dạy làm đồ dùng đồ chơi đạt được kết quả cao, tôi luôn suy nghĩ, trăn trở để làm sao đồ dùng phù hợp với lứa tuổi của trẻ là trẻ 5-6 tuổi và nguyên vật liệu dùng để cho trẻ làm phải phù hợp các tiêu chí sau đây: Nguyên vật liệu sẵn có, nguyên liệu tái chế, nguyên vật liệu từ thiên nhiên. Các giáo viên trong lớp cùng quan sát cách làm của trẻ để kịp thời hướng dẫn lại hoặc làm cùng với trẻ những đồ dùng mà trẻ thấy khó . 3.3. Biện pháp 3: Dạy trẻ làm đồ dùng đồ chơi qua các hoạt động 3.3.1 Hoạt động học Tôi dạy trẻ làm đồ dùng đồ chơi trong tiết học nhằm củng cố những kỹ năng đã có trước đây của trẻ. Hướng dẫn trẻ làm cây bằng bàn tay *Chuẩn bị : - Giấy vẽ . - Màu nước. * Cách làm : - Cho trẻ làm ở góc chơi tạo hình . - Bước 1: Để giấy trên bàn
  3. * Cách làm : - Bước 1 : Dùng chiếc đĩa con úp xuống in thành hình tròn - Bước 2 : Cắt hình tròn ra , cắt một đoạn vào tâm hình tròn - Bước 3 : Quấn hình tròn thành hình chóp nón , dùng băng dính tráng dán vào . - Bước 4 : Dùng ống hút dán vào phía trong chóp - Bước 5 : Cắm sản phẩm vừa làm được vào hộp sữa chua,cho đất sét vào hộp sữa chua cho chiếc ô đứng được.Dùng sản phẩn làm được chơi vào góc xây dựng tháng 4 và góc bán hàng Hướng dẫn trẻ làm các con vật * Chuẩn bị : - Đĩa giấy dựng bánh - Xốp màu . - Kéo học sinh -Hồ dán * Cách làm : - Bước 1 : Dùng kéo cắt các bộ phận của con vật mà cô đã vẽ sẵn. - Bước 2 : Dán hai cái đĩa vào nhau để tạo thành phần đầu và thân của con vật. - Bước 3: Tiếp tục dán các bộ phận rời vào cái đĩa để thành các con vật ngộ ngĩnh. Sản phẩm dùng để chơi góc văn học và trưng bày góc tạo hình Hướng dẫn trẻ làm những chú sâu xinh xắn * Chuẩn bị : - Ống lõi giấy vệ sinh - Băng dính trắng . - Giấy màu . - Giây đồng nhỏ . * Cách làm : - Bước 1 : Dán giấy màu lên lõi giấy vệ sinh - Bước 2 : Dùng băng dính trắng cuốn các lõi giấy vệ sinh vào với nhau chú ý thích con sâu dài thì làm nhiều lõi giấy vệ sinh . - Bước 4 : Lấy dây đồng cuốn vào thành hình xoắn ốc , dùng băng dính dán vào phía đầu thành cái râu - Bước 3 : Dùng băng dính 2 mặt dán dự lõi giấy vệ sinh thành đàu con sâu Hướng dẫn trẻ làm Hoa hướng dương *Chuẩn bị: - Nắp hộp sữa bột loại 400 gam - Bìa cứng mầu vàng * Cách làm: - Bước 1: Dùng bút chì vẽ hình cánh hoa hướng dương lên miếng bìa màu vàng, sau đó cắt theo đường vẽ để được cánh hoa. - Bước 2: Lấy hồ dán quét kín lòng nắp hộp sữa rồi láy hạt hướng dương gắn kín nắp hộp sữa. - Bước 3: Dùng các cánh hoa hướng dương gắn xung quanh vành nắp hộp sữa. Như vậy ta đã có một bông hoa hướng dương thật đẹp rồi đó. * Chú ý để bông hoa thêm hấp dẫn bạn có thể cắt và gắn lên mỗi cánh hoa chữ số 3.3.3 Hoạt động khác:
  4. - Trẻ rất thích và hứng thú tham gia vào các động tạo hình và làm đồ chơi ở các góc.Từ đó có thể đề ra và vận dụng những biện pháp phù hợp với khả năng hình thành kỹ năng tạo hình của trẻ. - Năng lực cảm thụ cái đẹp khả năng tạo hình cơ bản thông qua cách làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ khá hơn 4.2. Về phía giáo viên - Giáo viên đã chủ động, linh hoạt trong vấn đề làm đồ dùng đò chơi cho trẻ nhằm nâng cao kĩ năng tạo hình cho trẻ - Giúp giáo viên tích lũy thêm kinh nghiệm về sưu tầm nguyên vật liệu và sự khéo léo, sáng tạo trong làm đồ dùng đồ chơi cùng trẻ để hoạt động. 4.3. Về phía các bậc phụ huynh Cha mẹ luôn coi trọng trẻ và tích cực tham gia vào các hoạt động giáo dục trẻ cùng nhà trường. Các bậc cha mẹ đã có thói quen liên kết phối hợp chặt chẽ với cô giáo trong việc dạy giáo dục trẻ. C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận: Nâng cao chất lượng giáo dục tạo hình cho trẻ nói chung và nâng cao chất lượng làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ Mẫu lớn 5-6 tuổi nói riêng, tôi tự rút cho mình một bài học như sau: - Cô giáo phải nắm chắc nội dung chương trình, phương pháp bộ môn. - Không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. - Cô giáo phải biết truyền đạt chính xác, hấp dẫn, tự nhiên ,truyền cảm để thu hút, hấp dẫn trẻ. - Có lòng nhiệt tình yêu nghề mến trẻ - 100% trẻ trong lớp được hoạt động với đồ vật. - Các đồ dùng đồ chơi tự tạo có thể sử dụng ở nhiều hoạt động như trên tiết học, củng cố ôn luyện các kỹ năng, hoạt động góc, hoạt động chiều. -Rèn luyên trẻ có nề nếp, thói quen tốt trong giờ học, trong giờ làm đồ dùng đồ chơi biết cất đồ dùng gọn gàng khi không sử dụng . 2. Khuyến nghị: Đối với nhà trường: - Tổ chức học tập nâng cao kiến thức tạo hình cho giáo viên. - Tạo điều kiện cho chị em giáo viên được dự giờ đồng nghiệp để cùng trao đổi kinh nghiệm giảng dạy. Trên đây là một số kiến nghị của tôi nhằm mục đích nâng cao công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. Tôi xin chân thành cảm ơn !