Báo cáo biện pháp Biện pháp chỉ đạo tổ nuôi dưỡng lựa chọn thực phẩm sạch, nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non
Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước. Vì vậy việc chăm sóc nuôi dưỡng và bảo vệ sức khỏe cho trẻ trong trường mầm non là việc làm hết sức quan trọng, được gia đình và xã hội đặc biệt quan tâm. Luật bảo vệ chăm sóc trẻ em cũng đã nêu rõ: “Sức khỏe của trẻ em hôm nay là sự phồn vinh cho xã hội mai sau”. Đúng vậy, để cơ thể trẻ khỏe mạnh, cân đối thì trước tiên ta phải có một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học nhằm giúp trẻ ăn uống ngon miệng song luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đặc biệt, trẻ trong giai đoạn từ 0- 6 tuổi là giai đoạn trẻ phát triển nhanh hơn bất kỳ giai đoạn nào khác trong cuộc đời. Đây là giai đoạn cơ thể trẻ rất non nớt, dễ bị lây nhiễm các chất độc hại từ các loại thực phẩm không an toàn. Giai đoạn này bản thân trẻ nhỏ chưa ý thức được việc chăm sóc sức khỏe của bản thân. Sự phát triển của trẻ phụ thuộc rất lớn vào việc nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe của người lớn, muốn trẻ khỏe mạnh, thông minh thì vấn đề chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ vô cùng quan trọng.
Đối với trẻ mầm non, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ như: yếu tố di truyền, môi trường sống, dinh dưỡng... Trong đó, các yếu tố liên quan đến di truyền và môi trường sống thường khó thay đổi. Chính vì vậy, để giúp trí não trẻ phát triển tối đa, các nhà khoa học thường nhấn mạnh đặc biệt đến vai trò của các chất dinh dưỡng. Mọi sự thiếu hụt dinh dưỡng trong giai đoạn này đều gây nên những ảnh hưởng lâu dài, sâu sắc đến sự phát triển trí não của trẻ trong tương lai. Chính vì vậy, chất lượng bữa ăn hàng ngày cho trẻ qua thức ăn không chỉ để trẻ phát triển về thể chất, mà còn cung cấp năng lượng cho trẻ học tập, vui chơi. Ăn uống hợp lý ở lứa tuổi này giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh và phòng chống được các bệnh tật. Do đó tạo ra bữa ăn ngon, đầy đủ dinh dưỡng thì chế biến thức ăn không chỉ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm mà còn phải đầy đủ dinh dưỡng.
File đính kèm:
- bao_cao_bien_phap_bien_phap_chi_dao_to_nuoi_duong_lua_chon_t.doc
Nội dung text: Báo cáo biện pháp Biện pháp chỉ đạo tổ nuôi dưỡng lựa chọn thực phẩm sạch, nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non
- ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN ĐAN PHƯỢNG TRƯỜNG MẦM NON ĐAN PHƯỢNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO TỔ NUÔI DƯỠNG LỰA CHỌN THỰC PHẨM SẠCH, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỮA ĂN CHO TRẺ TRONG TRƯỜNG MẦM NON Lĩnh vực: Quản lý Cấp học: Mầm non Tên tác giả: Nguyễn Thị Nga Đơn vị công tác: Trường Mầm non Đan Phượng Chức vụ: Phó Hiệu trưởng NĂM HỌC 2019 – 2020
- SKKN: Biện pháp chỉ đạo tổ nuôi dưỡng lựa chọn thực phẩm sạch, nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non 2. Cơ sở thực tiễn: Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ là vấn đề cần thiết, để thực hiện được nhiệm vụ năm học về nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non. Để có món ăn ngon, đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng một cách an toàn, hợp lý không phải là đơn giản, nhất là bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non. Tôi đã suy nghĩ xem mình phải làm gì và làm thế nào để nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ, giúp trẻ phát triển cân đối, toàn diện. Đây cũng là một thông điệp giúp cho toàn thể cộng đồng quan tâm đến việc nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ tại trường mầm non Tuy nhiên, hiện nay dịch tả lợn châu Phi, dịch sán lợn xảy ra làm cho các gia đình, phụ huynh có con ăn bán trú rất lo lắng. Vì vậy công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ở trường mầm non phải được đặt lên hàng đầu, không để ngộ độc thực phẩm xảy ra trong nhà trường là nhiệm vụ rất cần thiết. Làm thế nào để tình trạng ngộ độc thực phẩm không xảy ra tại trường và nâng cao chất lượng bữa ăn, đảm bảo tốt về chất lượng bữa ăn giúp cho cơ thể trẻ phát triển ngày càng khỏe mạnh và thông minh, để mai này làm những chủ nhân tương lai của đất nước. Là một cán bộ quản lý tôi đã suy nghĩ phải tìm ra các biện pháp để nâng cao chất lượng bữa ăn đảm bảo dinh dưỡng, cân đối các chất giúp trẻ phát triển tốt, cân đối, hài hòa, góp phần nuôi dưỡng những mầm xanh cho đất nước, để sau này có những con người thông minh, khỏe mạnh, đáp ứng được yêu cầu mới của xã hội. Vì vậy, tôi chọn đề tài “Biện pháp chỉ đạo tổ nuôi dưỡng lựa chọn thực phẩm sạch, nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non” làm đề tài nghiên cứu. II. MỤC ĐÍCH VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: Nghiên cứu để tìm ra biện pháp tốt nhất nhằm thực hiện đảm bảo an toàn thực phẩm, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng ngộ độc thực phẩm trong trường mầm non, tìm ra những biện pháp cải tiến chế biến món ăn, đảm bảo dinh dưỡng cân đối hợp lý, nâng cao chất lượng bữa ăn giúp trẻ phát triển tốt về thể chất và tinh thần, để trẻ có đủ sức khỏe học tập, giúp trẻ phất triển toàn diện. Đồng thời tạo niềm tin đối với các bậc phụ huynh yên tâm tin tưởng về công tác chăm sóc nuôi dưỡng của nhà trường. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Biện pháp chỉ đạo tổ nuôi dưỡng lựa chọn thực phẩm sạch, nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non IV. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT, THỰC NGHIỆM: Trẻ em lứa tuổi mầm non trong trường 2 | 2 1
- SKKN: Biện pháp chỉ đạo tổ nuôi dưỡng lựa chọn thực phẩm sạch, nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non loại gia súc, gia cầm dùng cám tăng trọng và thức ăn công nghiệp nên chất lượng thịt không đảm bảo. Ngày nay việc sử dụng các loại thuốc kích thích, thuốc trừ sâu cho nuôi trồng, chăm sóc ngày càng lạm dụng, làm ảnh hưởng rất lớn đến vệ sinh an toàn thực phẩm. 2. Khảo sát số liệu điều tra trước khi thực hiện Để có được kết quả cao trong công tác nghiên cứu đề tài, tôi đã tiến hành khảo sát một số nội dung khi đưa vào thực hiện (Bảng kèm sau sáng kiến) II. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: 1. Biện pháp 1. Tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm để nâng cao khả năng chỉ đạo tổ nuôi dưỡng lựa chọn thực phẩm sạch và nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ: Việc lựa chọn sản phẩm sạch đưa vào bếp ăn bán trú và chất lượng chế biến bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non thật sự là vấn đề đặc biệt quan trọng với mỗi nhà trường để chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ phát triển khỏe mạnh, cân đối, phát triển toàn diện, phòng tránh bệnh tật và dịch bệnh trong nhà trường hiện nay. Vì vậy, trong công việc chúng ta luôn phải học hỏi tìm tòi cái sáng tạo để chỉ đạo giáo viên, nhân viên, đặc biệt chỉ đạo các cô nuôi là người trực tiếp chế biến ra các món ăn để chăm sóc sức khoẻ cho trẻ ở trường mầm non thì vấn đề học cách chế biến món ăn cho trẻ càng quan trọng hơn. Hiểu được điều đó nên tôi đã không ngừng học hỏi, tìm tòi qua đồng nghiệp, những kênh truyền hình liên quan đến cách lựa chọn thực phẩm và chế biến món ăn. Đặc biệt những buổi đi kiến tập của Huyện tổ chức tôi tham gia dự và học tập đầy đủ. Ngoài ra tôi còn tham gia cac buổi tập huấn của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, Trung tâm y tế huyện Đan Phượng tập huấn về cách lựa chọn thực phẩm sạch, phòng tránh ngộ độc thực phẩm. Khi có một món ăn mới tôi thường nghiên cứu kỹ để tìm hiểu các nguyên liệu, cách kết hợp các loại thực phẩm, các gia vị mới, cách chế biến giúp món ăn có màu sắc đẹp, phối hợp được nhiều lọai thực phẩm, tăng lượng chất dinh dưỡng. Ngoài ra tôi luôn sưu tầm các sách dạy chế biến các món ăn, món ăn dễ chế biến, các chất dinh dưỡng trong từng loại hoa quả sau đó lưu lại thành bộ sưu tập các món ăn theo từng loại. Điều đó giúp tôi trong công tác chỉ đạo, bồi dưỡng tổ nuôi cách lựa chọn thực phẩm sạch và chất lượng chế biến món ăn cho trẻ tại trường. Chỉ đạo nhân viên kế toán cần thay đổi thêm, bớt lượng rau, thịt, nguyên liệu để tạo ra hương vị mới hấp dẫn cho bữa ăn đối với trẻ Qua kinh nghiệm chỉ đạo của bản thân tôi đã hướng dẫn tổ nuôi lựa chọn được rất nhiều món ăn mới, ngon, phù hợp với khẩu vị của trẻ và cùng đưa ra 4 | 2 1
- SKKN: Biện pháp chỉ đạo tổ nuôi dưỡng lựa chọn thực phẩm sạch, nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non Chỉ đạo tổ trưởng tổ nuôi xây dựng kế hoạch sinh hoạt tổ mỗi tháng 2 lần để phát huy những việc đã làm được, chỉ ra những tồn tại cần khắc phục ngay và thảo luận cải tiến cách chế biến những món ăn, những mẹo nhỏ trong lựa chọn thực phẩm, phương pháp chế biến mới * Đối với giáo viên: Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn bồi dưỡng cho giáo viên về vệ sinh an toàn thực phẩm, cách lựa chọn thực phẩm sạch, chăm sóc sức khoẻ trẻ trong nhà trường. Chỉ đạo nhân viên y tế tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên các thao tác cấp cứu, biết cách xử trí và phòng tránh một số tai nạn thường gặp như: Trẻ bị sặc thức ăn, ngậm đồ ăn Bồi dưỡng cho giáo viên quy chế chuyên môn, vệ sinh rửa tay, lau mặt, vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Chỉ đạo giáo viên tham gia giao nhận thực phẩm theo lịch nhà trường phân công để cùng nhau lựa chọn thực phẩm đảm bảo an toàn. Tuyệt đối không nhận các loại thực phẩm có màu, mùi vị không bình thường. Chỉ đạo giáo viên trang trí lớp có góc tuyên truyền dinh dưỡng tới phụ huynh, sắp xếp đồ dùng hợp lý, vệ sinh, khoa học thuận tiện cho việc hoạt động, chăm sóc trẻ. Luôn luôn rà soát các đồ dùng vệ sinh, đồ dùng phục vụ bán trú để kịp thời thay thế sửa chữa đảm bảo an toàn và đầy đủ cho trẻ. Nhà trường luôn tạo điều kiện để giáo viên tham gia học tập cách tổ chức giờ vệ sinh, ăn, ngủ tại các trường mầm non trong Huyện. Sau khi đi kiến tập và học tập tại các trường bạn, tôi tham mưu với Hiệu trưởng tổ chức kiến tập các nhóm lớp tại trường để 100% giáo viên được tham dự, chỉ đạo giáo viên lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục dinh dưỡng vào các lĩnh vực hoạt động khác để toàn thể giáo viên trong trường được học tập, đóng góp ý kiến, tuyên truyền về sự cần thiết phải cung cấp đầy đủ các loại rau xanh, thịt vào bữa ăn của trẻ hàng ngày. Qua việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ bằng nhiều hình thức, nên giáo viên, nhân viên đã biết cách lựa chọn thực phẩm sạch, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tốt hơn. 3. Biện pháp 3: Chỉ đạo xây dựng thực đơn hợp lý, cân đối các chất: Sau khi đã bồi dưỡng những kiến thức cơ bản về chăm sóc nuôi dưỡng trẻ cho giáo viên nhân viên, đặc biệt khi tổ nuôi đã nắm vững cách lựa chọn thực phẩm sạch và chất lượng chế biến bữa ăn cho trẻ rồi thì bước tiếp theo là xây dựng thực đơn. Tôi trực tiếp cùng đồng chí kế toán, tổ trưởng nuôi dưỡng xây dựng thực đơn cho trẻ trên phần mềm quản lý nuôi dưỡng của Sở Giáo dục và Đào tạo. Khi xây dựng thực đơn điều quan trọng nhất là phải đảm cân đối các chất dinh dưỡng theo quy định, kết hợp đầy đủ bốn nhóm thực phẩm để giúp trẻ có bữa ăn 6 | 2 1
- SKKN: Biện pháp chỉ đạo tổ nuôi dưỡng lựa chọn thực phẩm sạch, nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non + Đảm bảo về tài chính, phù hợp với số tiền phụ huynh đóng góp, vì vậy tôi dựa trên những thực phẩm cho nhiều đạm, giá rẻ, dễ kiếm ở địa phương để đưa vào thực đơn như: Tôm, cá, cua, ngao, trứng, đậu và các loại rau củ quả Thay đổi thực đơn không chỉ đơn thuần chỉ thay thế thực phẩm mà còn có thể từ cùng một loại thực phẩm nhưng thay đổi dạng chế biến (hầm, ninh, xào, rán, rim, kho, hấp ) Khi xây dựng thực đơn phải chú ý đến các món ăn của trẻ nhất là khâu chế biến như băm nhỏ, thái nhỏ, nấu phải nhừ, mềm kể cả rau. Các món ăn mặn ta có thể chế biến thêm nước sốt kèm theo để trẻ dễ ăn hơn và thực đơn còn phụ thuộc vào điều kiện khí hậu theo từng mùa. Như mùa hè nóng bức nhu cầu về các món có nhiều nước tăng lên, có thể cho trẻ ăn những món canh như: canh chua thả giá đỗ, canh xương nấu me, canh cua nấu mồng tơi trẻ rất thích ăn. Còn về mùa đông thời tiết lạnh ta có thể sử dụng các món sào, rán thuộc các món ăn hầm nhừ. Còn về thực phẩm các loại rau quả, ta nên dùng mùa nào thức đó, không cần thiết phải sử dụng thực phẩm trái mùa, vì thực phẩm trái mùa không ngon mà giá cả lại đắt Sau khi thực đơn được đưa vào áp dụng, tôi thường xuyên dự giờ ăn của trẻ, xem thức ăn có hợp khẩu vị với trẻ không để chỉ đạo kế toán điều chỉnh cho phù hợp. Như vậy muốn có thực đơn hợp lý, cần phải cân đối tỷ lệ giữa các chất, phải phối hợp nhiều loại thực phẩm với nhau và đảm bảo đủ lượng theo lứa tuổi 4. Biện pháp 4: Chỉ đạo tổ nuôi dưỡng và các thành phần tham gia giao nhận lựa chọn thực phẩm sạch vào bếp ăn hàng ngày Có thực hiện tốt khâu giao nhận thực phẩm nhất là rau củ đưa vào bếp ăn mới đảm bảo an toàn, đủ số lượng, đảm bảo chất lượng và tránh được thất thoát thực phẩm và tiền ăn của trẻ. Chính vì đánh giá cao khâu giao nhận thực phẩm nên bản thân đã chỉ đạo tốt khâu giao nhận thực phẩm đúng quy định đủ các thành phần và có trách nhiệm cao trong thực hiện, tránh hời hợt hình thức Chỉ đạo kế toán, cô nuôi, giáo viên: Giao, nhận thực phẩm đúng qui định, kiểm tra kỹ chất lượng, số lượng thực phẩm nhất là rau, củ xem tình trạng rau, củ qua hình thức bên ngoài, khi nhập có đảm bảo tươi mới, có dấu hiệu bị dập nát không? nếu không đảm bảo không cho nhập vào bếp. Khi giao nhận thực phẩm phải có đầy đủ các thành phần như: đại diện ban giám hiệu, nhân viên kế toán, y tế, nhân viên nuôi dưỡng, giáo viên, ban thanh tra nhân dân kiểm tra đột xuất và yêu cầu chỉ nhận thực phẩm rõ nguồn gốc, chất lượng thực phẩm theo cảm quan phải đảm bảo tươi ngon, không bị dập nát. Trong đợt dịch tả lợn châu Phi, dịch sán lợn vừa qua để phòng dịch và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tôi tham mưu với Hiệu trưởng mời ban đại diện 8 | 2 1