Báo cáo biện pháp Một số biện pháp chỉ đạo đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục thẩm mĩ

Giáo dục thẩm mỹ là một bộ phận quan trọng trong giáo dục, đó là quá trình hoạt động chung của nhà giáo dục và người được giáo dục nhằm hình thành và phát triển ở người được giáo dục những quan hệ thẩm mỹ đúng đắn với hiện thực bằng cách thông qua các phương tiện thẩm mỹ, đặc biệt là phương tiện nghệ thuật nhằm góp phần phát triển nhân cách toàn diện hài hoà cho người được giáo dục. Nói cách khác, GDTM thực chất là quá trình nhà giáo dục giúp đứa trẻ biến đổi mình trở thành một chủ thể thẩm mỹ đích thực với quan hệ thẩm mỹ đúng đắn, được biểu hiện ở các dấu hiệu cơ bản sau:

- Hình thành và phát triển được những tình cảm thẩm mỹ trong quá trình cảm thụ và lĩnh hội cái đẹp trong nghệ thuật, trong tự nhiên, trong các mối quan hệ xã hội; tạo được hứng thú đối với các khía cạnh thẩm mỹ của hiện thực; cảm nhận và hiểu biết được cái đẹp trong những biểu hiện đa dạng của nó.

- Hình thành những quan niệm, chuẩn mực, niềm tin thẩm mỹ; phát triển năng lực phán đoán và đánh giá thẩm mỹ; thị hiếu và lý tưởng thẩm mỹ đúng đắn.

- Hình thành năng lực sáng tạo nghệ thuật, lòng ham muốn và khả năng đem cái đẹp vào đời sống học tập, lao động và ứng xử.

- Giáo dục thẩm mỹ được xem là con đường cơ bản, có giá trị lâu dài có tác dụng định hướng thẩm mỹ đúng đắn cho trẻ

- Giáo dục thẩm mỹ trong nhà trường không phải chỉ dành cho những trẻ có năng khiếu nghệ thuật mà giáo dục chung cho mọi người trong trường.

Thẩm mỹ-Tạo hình là một bộ phận thuộc lĩnh vực nghệ thuật thị giác, nghiên cứu các quy luật và phương pháp để thể hiện cái đẹp bằng các ngôn ngữ đặc trưng như đường nét, màu sắc, hình khối…

doc 27 trang Đình Bảo 21/08/2023 3800
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp chỉ đạo đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục thẩm mĩ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_chi_dao_doi_moi_hinh_thuc.doc

Nội dung text: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp chỉ đạo đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục thẩm mĩ

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN ĐAN PHƯỢNG TRƯỜNG MẦM NON ĐAN PHƯỢNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THẨM MĨ Lĩnh vực: Quản lý Cấp học: Mầm non Tác giả: Phạm Thị Thảo Đơn vị công tác: Trường mầm non Đan Phượng Chức vụ: Phó hiệu trưởng NĂM HỌC: 2019-2020
  2. Một số BP chỉ đạo đổi mới hình thức tổ chức HĐGD lĩnh vực phát triển thẩm mĩ Vai trò là một Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn của nhà trường, việc bồi dưỡng để nâng cao kiến thức cho giáo viên về chất lượng giảng dạy là vô cùng cần thiết. Để có được môi trường học tập đáp ứng nhu cầu của thời kỳ Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đòi hỏi bản thân mỗi cán bộ, giáo viên phải có những hiểu biết khi xây dựng môi trường, hoạt động dạy không những đa dạng, phong phú về hình thức, nội dung mà còn phải an toàn, thân thiện đối với trẻ. Đổi mới, phương pháp hình thức tổ chức trong lĩnh vực phát triển thẩm mỹ để thu hút trẻ trong các hoạt động. Với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà, tôi đã lựa chọn đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục thẩm mĩ”. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Đổi mới phương pháp giáo dục, áp dụng phương pháp giáo dục tiên tiến các nước trong lĩnh vực phát triển thẩm mỹ, nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường. Tạo điều kiện cho giáo viên phát huy tính chủ động sáng tạo trong công tác giảng dạy đạt kết quả, hướng tới giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, giáo viên đổi mới trong phương pháp dạy và học ở lĩnh vực phát triển thẩm mỹ nói riêng và giáo dục mầm non nói chung. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Hoạt động dạy học của đội ngũ giáo viên, trẻ trong nhà trường IV. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT VÀ THỰC NGHIỆM Giáo viên, trẻ trong nhà trường V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp lý luận. - Phương pháp quan sát dự giờ, khảo sát kết quả trên trẻ. - Phương pháp trao đổi với đồng nghiệp. - Phương pháp đánh giá: Đánh giá kết quả sau mỗi hoạt động triển khai. VI. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU Một số biện pháp chỉ đạo đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục lĩnh vực phát triển thẩm mĩ. Kế hoạch nghiên cứu từ tháng 10/2019 đến 3/2020. 2/26
  3. Một số BP chỉ đạo đổi mới hình thức tổ chức HĐGD lĩnh vực phát triển thẩm mĩ II. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN Nhìn vào thực tế đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, số lượng trẻ/lớp của nhà trường. Xuất phát từ việc nhận thức tiếp cận học qua chơi và đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục lĩnh vực phát triển thẩm mĩ, tôi đã đưa ra một số biện pháp sau để giải quyết khó khăn: Biện pháp 1: Tham mưu Hiệu trưởng phân công đội ngũ giáo viên. Nói đến thẩm mĩ là nói đến năng khiếu của mỗi cá nhân. Cho nên, không phải giáo viên nào cũng có khả năng về âm nhạc và tạo hình nên việc phân công đội ngũ giáo viên là một việc không đơn giản. Nếu việc phân công, sắp xếp giáo viên hợp lý, hài hòa tương trợ lẫn nhau thì sẽ giúp phát huy tối đa khả năng, năng lực của người giáo viên. Việc phân công giáo viên tôi đã đưa ra lựa chọn sau: - Tuân thủ các quy định của các văn bản pháp quy (Nội quy, quy chế, điều lệ trường mầm non, luật giáo dục ), quy định về cơ cấu tổ chức của nhà trường, định biên số giáo viên và số trẻ; - Chọn cử giáo viên có kỹ năng âm nhạc, tạo hình phân đều về các khối. Lựa chọn giáo viên có khả năng về thẩm mỹ cùng với giáo viên hạn chế về chuyên môn âm nhạc và tạo hình; Hiểu rõ tầm quan trọng của việc sắp xếp đội ngũ nhân sự trong trường mầm non, ngay từ đầu năm học tôi đã chủ động đi sâu đi sát đến từng giáo viên nắm rõ trình độ chuyên môn, phẩm chất năng lực của giáo viên, trao đổi và lắng nghe của các đồng chí khối trưởng, để từ đó tham mưu với đồng chí hiệu trưởng nhà trường thống nhất thực hiện và đưa ra quyết định hợp lý nhất. Chính vì vậy khi tham gia phân công giáo viên tôi đã căn cứ thêm qua kinh nghiệm của mình để cùng trao đổi với Ban giám hiệu nhà trường: - Giáo viên giỏi chuyên môn đi kèm với giáo viên chuyên môn chưa vững vàng để chia sẻ kinh nghiệm cho nhau, giúp nhau cùng tiến bộ; - Giáo viên có tính mềm mỏng, kiên trì, nhẹ nhàng phân công ở các lớp bé, giáo viên cốt cán có năng lực, vững vàng về chuyên môn, nhanh nhạy phân công giảng dạy các lớp 5 tuổi; - Giáo viên có con nhỏ hoặc trong thời kỳ thai nghén đi kèm với giáo viên chưa xây dựng gia đình hoặc đã có con lớn để tạo điều kiện hỗ trợ nhau trong cùng một quỹ thời làm việc ở trường; - Giáo viên nhiều tuổi kèm giáo viên ít tuổi để truyền thụ và học hỏi kinh nghiệm chăm sóc-giáo dục trẻ; - Giáo viên có kiến thức, năng khiếu về âm nhạc và tạo hình được phân đều vào các khối; 4/26
  4. Một số BP chỉ đạo đổi mới hình thức tổ chức HĐGD lĩnh vực phát triển thẩm mĩ hoạt động âm nhạc không nhất thiết phải lựa chọn 01 nội dung 02 nội dung kết hợp, mà tùy vào mục tiêu hoạt động và độ khó dễ của tác phẩm và nhu cầu, khả năng của trẻ giáo viên quyết định nội dung và thời lượng tổ chức cho 01 hoạt động. + Hoạt động tạo hình căn cứ vào khả năng tạo hình của trẻ, điều kiện của lớp, tổ chức hoạt động tạo hình thể loại theo mẫu, theo đề tài, theo ý thích. - Xây dựng các ví dụ để giáo viên hiểu bằng cách lấy các thể loại ca hát trên, hình ảnh, sản phẩm tạo hình trên youtube. - Phối hợp giáo viên có khả năng về âm nhạc, tạo hình lựa chọn các bài hát, nghệ thuật tạo hình sáng tạo để truyền tải tới giáo viên. - Khai thác giáo viên hiểu hoạt động tạo hình là hoạt động thực hành tạo ra các tác phẩm nghệ thuật qua các hình thức: vẽ, nặn, xé dán, điêu khắc, trang trí, ứng dụng tạo hình trong cuộc sống, cách cảm thụ các sản phẩm và tác phẩm nghệ thuật - Hướng tới giáo viên hiểu các hoạt động tạo hình, âm nhạc của trẻ không chỉ dạy trong hoạt động học mà còn được thể hiện trong các cuộc giao lưu, ngày lễ hội, buổi triển lãm nghệ thuật - Hình thức giáo dục âm nhạc hướng giáo viên tới kỹ năng lựa chọn bài hát, hát, sử dụng nhạc cụ âm nhạc, khai thác các nguồn tư liệu sẵn có trên internet để đưa vào dạy trẻ. Hình thức giáo dục âm nhạc trẻ cần được phong phú về các thể loại âm nhạc như: Dân ca, hát ru, giao duyên, rock, rap, acapella, nhạc giao hưởng Phong phú việc cho trẻ tiếp cận với các loại nhạc cụ: Trống, đàn organ, guitar, mõ - Riêng đối với kỹ năng sử dụng đàn, tôi đã xây dựng giáo viên có khả năng sử dụng đàn dạy cho giáo viên vào các buổi chiều. Lựa chọn theo hình thức giáo viên học luân phiên, mỗi buổi 2-3 giáo viên, thời gian học 1 tháng. Qua đó giáo viên có kỹ năng sử dụng đàn trong các hoạt động âm nhạc tốt hơn. - Công tác đánh giá trẻ: Có nhiều giáo viên chưa hiểu được mục đích công tác đánh giá trẻ, một số giáo viên đánh giá đại khái chưa đúng thực chất kết quả của trẻ. Từ đó dẫn đến việc điều chỉnh kế hoạch giáo dục của lớp chưa có chất lượng, kết quả của trẻ chưa cao. Việc đầu tiên giải thích cho giáo viên tầm quan trọng của việc đánh giá trẻ, cho nên khi đánh giá trẻ cần đánh giá trẻ một cánh chính xác để có được điều chỉnh phù hợp nội dung giáo dục của lớp, trường, dẫn đến thành công trong việc trẻ đạt được mục tiêu đề ra trong lĩnh vực phát triển thẩm mỹ. (Ảnh: Bồi dưỡng, sinh hoạt chuyên môn kèm sau sáng kiến) Qua buổi sinh hoạt, tôi đã mạnh dạn xây dựng các phiếu hỏi để kiểm tra kiến thức của giáo viên trong việc thực hiện quy chế giáo dục trẻ. Qua nội dung 6/26
  5. Một số BP chỉ đạo đổi mới hình thức tổ chức HĐGD lĩnh vực phát triển thẩm mĩ không gò bó đối với trẻ, tạo cơ hội đa dạng cho trẻ trải nghiệm. Tăng cường tổ chức hoạt động nhóm để trẻ học hỏi lẫn nhau, học cách lựa chọn, giải quyết vấn đề để trẻ thu nhận được nhiều kiến thức. Giáo viên có thể tạo ra tình huống cho trẻ giải quyết. Trong hoạt động kiến tập cần thấy sự sáng tạo của trẻ phát triển tốt nhất mà được hỗ trợ bởi giáo viên có khả năng định hướng, quan sát, biết khuyến khích trẻ độc lập, sáng tạo. Kỹ năng nhận xét chia sẻ sản phẩm của trẻ được tự trẻ nêu ý tưởng, nhận xét, chia sẻ theo ý của mình. Giáo viên luôn động viên khuyên khích trẻ đưa ra ý hiểu của trẻ, không trê trẻ trong các hoạt động Hoạt động kiến tập được xây dựng với đầy đủ nội dung. Trẻ 5-6 tuổi, hoạt động tạo hình được xây dựng theo dự án, như đề tài “Bầu trời của bé”. Hoạt động mở dự án, giáo viên khảo sát kiến thức của trẻ về đề tài đã lựa chọn để chủ động định hướng hoạt động của trẻ. Về phía trẻ: Trẻ được tại hiện lại những kiến thức mình đã biết về bầu trời và liệt kê ra những điều mình muốn biết thêm. Từ đó trẻ tìm câu trả lời cho những thắc mắc bằng cách nào? ở đâu? Khi nào? Tiếp theo trẻ tìm kiếm thông tin qua các phương tiện và thể hiện bằng hoạt động tạo hình. Hoạt động 1 trẻ được tạo nền tranh, hoạt động 2 trẻ sử dụng kỹ năng vảy màu để tạo bầu trời theo ý tưởng của bé, minh chứng trẻ thu thập được để tạo thành tranh. Với hoạt động này trẻ có thể tạo ra sản phẩm theo nhóm hoặc cá nhân. + Trẻ 4-5 tuổi đề tài “tạo hình tranh từ đinh và len”. Đề tài này lúc đầu giáo viên chưa hình dung ra hình thức dạy, tôi đã gợi ý giáo viên sử dụng miếng xốp bọt biển, đề can, đinh, sưu tầm len đã qua sử dụng cho trẻ tạo ra sản phẩm tranh đinh len. + Trẻ 3-4 tuổi đề tài “Tạo hình ông mặt trời”. Với đề tài này giáo viên sử dụng đồ dùng dễ tìm, dễ kiếm, phong phú về chất liệu. Giáo viên sử dụng bột mì dùng màu nước để tạo màu, mì lui, hột hạt, chai thủy tinh cho trẻ lăn + Trẻ nhà trẻ đề tài “bé chơi với màu nước”. Trẻ có thể tạo ra bức tranh đơn giản khi được cô hướng dẫn trẻ dùng hạt vòng để lăn màu. Đối với hoạt động âm nhạc, chưa đổi mới đa số giáo viên lựa chọn thể loại dạy trẻ thuộc bài hát, vận động minh họa, vỗ tay theo nhịp , ít có đồng chí giáo viên lựa chọn thể loại dạy hát bè, đệm, rock, đọc rap, acapella, nghe thể loại nhạc không lời, nhạc giao - hưởng Chính vì vậy tôi đã lựa chọn các hoạt động kiến tập giáo viên chưa dạy bao giờ, nội dung hoạt động không phải là 3 nội dung như trước, mỗi độ tuổi lựa chọn 2 nội dung dạy, trong đó có nội dung trọng tâm và nội dung kết hợp là nghe hát (hoặc trò chơi âm nhạc, nghe nhạc ). Các hoạt động lựa chọn kiến tập như: 8/26
  6. Một số BP chỉ đạo đổi mới hình thức tổ chức HĐGD lĩnh vực phát triển thẩm mĩ trường có thể giúp chúng tôi những nhà lãnh đạo, nhà quản lý phát hiện ra những nhân tố có khả năng sư phạm tốt. Từ đó bồi dưỡng, giúp đỡ đội ngũ giáo viên nhà trường tham gia dự thi cở cấp huyện đồng thời có cơ hội giao lưu, cọ sát, học hỏi giáo viên các trường bạn. Qua hội thi giáo viên giỏi cấp trường nhà trường đã lựa chọn 4 đồng chí đạt giải nhất. Thông qua hội thi nhận thấy giáo viên đã đổi mới được phương pháp, hình thức tổ chức trong các hoạt động âm nhạc và tạo hình. Đặc biệt đổi mới trong việc lựa chọn cách xây dựng đề tài dạy phù hợp với trẻ nhưng độc đáo và mới lạ, ứng dụng phương pháp tiếp cận học qua chơi, phương pháp giáo dục tiên tiến vào hoạt động Ví dụ việc lựa chọn đề tài hoạt động tạo hình: Tạo hình tranh rút chỉ, Tạo tranh đan nong mốt, Tạo tranh từ màu thủy ấn, nặn rau củ quả, làm tranh điêu khắc, Làm con vật từ kỹ năng gấp bằng nguyên liệu khác nhau, in hình rau củ quả đối với nhà trẻ Hoạt động âm nhạc, giáo viên sử dụng các loại nhạc cụ khác nhau như: Đàn organ, đàn ghi ta, trống lắc, đồ dùng tự làm mang tính thẩm mỹ và sử dụng hiệu quả cho cô và trẻ. Giáo viên đã xây dựng các thể loại dạy trẻ hát bè, hát đệm, hát hợp xướng, hát rock, acapella , cho trẻ nghe hát các thể loại khác nhau, phong phú và đa dạng. Bên cạnh đó giáo viên lồng ghép tích hợp hoạt động tạo hình và âm nhạc đan xen phù hợp trong hoạt động dạy, giúp trẻ hào hứng khi tham gia. Với các hoạt động độc đáo, mới nhà trường đã triển khai kiến tập tới 100% giáo viên, giúp giáo viên được trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong giảng dạy. * Bồi dưỡng qua các hoạt động khác. Ngoài các hoạt động trong hội thi (Giáo viên dạy giỏi chuyên đề, Hội giảng chào mừng ngày 20-11 ), tôi cùng ban chất lượng của trường tham gia kiểm tra dự giờ các hoạt động trong ngày của giáo viên. Qua các hoạt động hàng ngày thể hiện kỹ năng, tính thường xuyên của cô và trẻ hơn. Vì vậy, sau mỗi hoạt động dự giờ, kiểm tra đột suốt tôi đã chỉ đạo ban chất lượng đóng góp ý kiến cho đồng chí giáo viên những vấn đề cần như: nội dung đề tài, hình thức, phương pháp, đồ dùng, kỹ năng sư phạm, tình huống giải quyết, tạo tình huống cho trẻ , mặt nào hạn chế và cần cố gắng. Nhà trường khuyến khích các lớp xây dựng ngày hội tạo hình, ngày hội âm nhạc của lớp, khối, giao lưu hai lớp để giúp trẻ có kỹ năng, cách thể hiện sáng tạo sản phẩm của mình. Qua các hoạt động hội thi, tập thể đã giúp giáo viên mạnh dạn, tự tin hơn, các cô giáo có được cơ hội cọ sát với thực tế, hiểu rõ, hiểu sâu sắc hơn về trách nhiệm 10/26