Báo cáo biện pháp Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi trong việc hình thành các biểu tượng toán sơ đẳng

Hình thành các biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non là một nộidung quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non. Hiệu quả của việc hình thành các biểu tượng toán học cho trẻ mầm non không chỉ phụ thuộc vào việc xây dựng hệ thống các biểu tượng toán học cần hình thành cho trẻ mà còn phụ thuộc vào phương pháp, biện pháp tổ chức các hoạt động mà trọng tâm là tiết học toán cho trẻ ở trườngmầm non.
Những biểu tượng toán học sơ đẳng được hình thành ở trẻ em là kết quả của việc trẻ nắm những kiến thức qua các hoạt động khác nhau trong cuộc sống hàng ngày và là kết quả của việc dạy học có định hướng trên hệ thống các tiết học toán với trẻ. Chính những kiến thức, kỹ năng toán học sơ đẳng mà trẻ nắm được là phương tiện để phát triển tư duy toán học cho trẻ và góp phần thực hiện giáo dục toàn diệnnhân cách trẻ.
Trong quá trình dạy học cho trẻ ở trường mầm non chúng ta phát triển ở trẻ khả năng nhận biết thế giới xung quanh, khả năng phân tích các dấu hiệu, nhận biết các tính chất, các mối quan hệ của các sự vật hiện tượng xung quanh trẻ, phát triển ở trẻ hứng thú quan sát, hình thành các thao tác trí tuệ, các biện pháp của hoạt động tư duy, qua đó tạo a những điều kiện bên trong để dẫn dắt trẻ tới những hình thức mới của trí nhớ, của tư duy và tưởngtượng
Trong quá trình hình thành các biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ, giáo viên giữ vai trò chủ đạo, là người tổ chức, hướng dẫn, điều khiển hoạt động có mục đích học tập của trẻ. Việc tổ chức dạy trẻ đúnglúc và phù hợp với đặc điểm, lứa tuổi cho trẻ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ cho trẻ mầm non. Thông qua quá trình dạy học như vậy, trẻ sẽ nắm được những kiến thức sơ đẳng về tập hợp con số, phép đếm, về kích thước và hình dạng các vật , trẻ biết định hướng trong không gian và thời gian , trẻ nắm được phép đếm, phép đo độ dài của các vật bằng các thước đo ước lệ,…vv
Các “tiết học toán” với trẻ còn có vai trò đặc biết trong sự phát triển hứng thú và những kỹ năng nhận biết cho trẻ.Sự hứng thú của trẻ chính là thái độ tích cực với thế giới xung quanh của những hiện tượng. Có cố gắng vượt qua giới hạn của những điều đã biết. Nó còn thể hiện ở sự luôn cố gắng mở rộng sự hiểu biết và ứng dụng nó một cách sáng tạo vàonhững mục đích mang tính lý luận và thực hành. Sự hứng thú của trẻ thể hiện ở sự thích thú tích cực nhận thức, thực hiện các nhiệm vụ khác nhau, nhiệm vụ của nhà sư phạm trước tiên là tạo sự hứng thú cho trẻ để phát huy một cách cao nhất tínhtích cực nhận thức cho trẻ.
docx 16 trang Đình Bảo 22/08/2023 2620
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi trong việc hình thành các biểu tượng toán sơ đẳng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_gay_hung_thu_cho_tre_5_6.docx
  • pdfskkn-mot-so-bien-phap-gay-hung-thu-cho-tre-5-6-tuoi-trong-viec-hinh-thanh-cac-b_10920209.pdf

Nội dung text: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi trong việc hình thành các biểu tượng toán sơ đẳng

  1. I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Chúng ta đang ở thập kỉ đầu tiên của thế kỉ XXI với sự thay đổi cơ bản cơ cấu xã hội để tiếp thu một nền văn minh phát triển cao, đó là nền văn minh trí tuệ, trong đó con người đứng ở vị trí trung tâm. Trong nền văn minh ấy trình độ khoa học phát triển cao cùng với sự bùng nổ thông tin, đòi hỏi con người phải có những phẩm chất nhân cách phù hợp, đặc biệt phải tích cực nhận thức để cải tạo thế giới, cải tạo chính mình. Giáo dục mầm non là khâu đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đây là khâu quan trọng đặt nền móng cho sự phát triển nhân cách toàn diện của trẻ và cho trẻ bước vào học phổ thông. Việc hình thành các biểu tượng toán học cho trẻ mầm non có một vai trò to lớn. Dạy toán cho trẻ không nhằm đào tạo cho trẻ những nhà toán học, mà nhằm phát triển ở trẻ khả năng nhanh nhạy, trí thông minh, sự phán đoán phân tích, so sánh tổng hợp. Giúp trẻ có được những kiến thức sơ đẳng về tập hợp con số, phép đếm, về kích thước hình dạng, khả năng định hướng không gian. Đặc biệt hơn đối với trẻ 5 tuổi việc hình thành biểu tượng toán sơ đẳng là một nội dung quan trọng bổ sung vào hành trang cho trẻ khi bước vào tuổi học trò và góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Môn toán là môn học rất khô khan và cứng nhắc . Các tiết học toán đặc biệt là tiết học hình thành các biểu tượng về số lượng, con số và phép đếm thường lặp đi lặp lại nhiều lần các tiết học có nội dung giống nhau, chỉ khác về số lượng là 5,6,7, 10. Cho nên nếu ta chỉ tập trung vào kiến thức dạy trẻ theo đúng các bước , nếu lặp lại khi học trẻ thường rât nhanh chán sẽ không thu hút được sự chú ý của trẻ. Hiệu quả của việc hình thành các biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non , không chỉ phụ thuộc vào việc xây dựng hệ thống các biểu tượng toán học cần hình thành cho trẻ mà còn phụ thuộc vào phương pháp, biện pháp tổ chức các hoạt động mà trọng tâm là các “tiết học toán” cho trẻ ở trường mầm non. Làm thế nào để cho trẻ tiêp thu kiến thức một cách tự nhiên không bị gò ép phù hợp với sự nhận thức và đặc điểm tâm sinh lý của trẻ ở lứa tuổi này là : “Học mà chơi, chơi mà học” Nhận thức được tầm quan trọng đó tôi đã tập trung nghiên cứu, tìm tòi để tìm ra “Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi trong việc hình thành các biểu tượng toán sơ đẳng” 1
  2. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận Hình thành các biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non là một nội dung quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non. Hiệu quả của việc hình thành các biểu tượng toán học cho trẻ mầm non không chỉ phụ thuộc vào việc xây dựng hệ thống các biểu tượng toán học cần hình thành cho trẻ mà còn phụ thuộc vào phương pháp, biện pháp tổ chức các hoạt động mà trọng tâm là tiết học toán cho trẻ ở trường mầm non. Những biểu tượng toán học sơ đẳng được hình thành ở trẻ em là kết quả của việc trẻ nắm những kiến thức qua các hoạt động khác nhau trong cuộc sống hàng ngày và là kết quả của việc dạy học có định hướng trên hệ thống các tiết học toán với trẻ. Chính những kiến thức, kỹ năng toán học sơ đẳng mà trẻ nắm được là phương tiện để phát triển tư duy toán học cho trẻ và góp phần thực hiện giáo dục toàn diện nhân cách trẻ. Trong quá trình dạy học cho trẻ ở trường mầm non chúng ta phát triển ở trẻ khả năng nhận biết thế giới xung quanh, khả năng phân tích các dấu hiệu, nhận biết các tính chất, các mối quan hệ của các sự vật hiện tượng xung quanh trẻ, phát triển ở trẻ hứng thú quan sát, hình thành các thao tác trí tuệ, các biện pháp của hoạt động tư duy, qua đó tạo a những điều kiện bên trong để dẫn dắt trẻ tới những hình thức mới của trí nhớ, của tư duy và tưởng tượng Trong quá trình hình thành các biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ, giáo viên giữ vai trò chủ đạo, là người tổ chức, hướng dẫn, điều khiển hoạt động có mục đích học tập của trẻ. Việc tổ chức dạy trẻ đúng lúc và phù hợp với đặc điểm, lứa tuổi cho trẻ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ cho trẻ mầm non. Thông qua quá trình dạy học như vậy, trẻ sẽ nắm được những kiến thức sơ đẳng về tập hợp con số, phép đếm, về kích thước và hình dạng các vật , trẻ biết định hướng trong không gian và thời gian , trẻ nắm được phép đếm, phép đo độ dài của các vật bằng các thước đo ước lệ, vv Các “tiết học toán” với trẻ còn có vai trò đặc biết trong sự phát triển hứng thú và những kỹ năng nhận biết cho trẻ.Sự hứng thú của trẻ chính là thái độ tích cực với thế giới xung quanh của những hiện tượng. Có cố gắng vượt qua giới hạn của những điều đã biết. Nó còn thể hiện ở sự luôn cố gắng mở rộng sự hiểu biết và ứng dụng nó một cách sáng tạo vào những mục đích mang tính lý luận và 3
  3. Tôi rất quan tâm đến việc dạy toán cho các cháu , soạn bài đầy đủ trước khi lên lớp, trên lớp tôi dạy đúng thời gian biểu, không cắt xét giờ dạy, các bài được dạy đúng theo kế hoạch chuyên môn, có đồ dùng trực quan. Tôi dạy theo đúng phương pháp bộ môn. Qua khảo sát cho thấy kết quả như sau: - Các cháu chưa tập trung học - Cháu nắm bắt được 60% bài giảng - Nhất là việc trẻ xác định vị trí trong không gian rất kém - Trẻ biết cách so sánh khoảng 40% * Nguyên nhân của thực trạng Khả năng hứng thú và tính tích cực của trẻ chưa được phát huy và kết quả trẻ nắm kiến thức còn thấp , tôi thấy do một số nguyên nhân sau: - Do chưa tạo ra được môi trường toán học cho trẻ - Chưa có nhiều đồ dùng đẹp và mới lạ - Chưa gây được sự tập trung chú ý tạo hứng thú cho trẻ trong quá trình dạy. - Chưa có nhiều trò chơi mới Toán học là một môn học rất quan trọng , nhất là trẻ bước vào tiểu học, nó giúp trẻ có được những kiến thức nhất định để tiếp thu kiến thức ở bâc học tiếp theo. Chính điều này là tôi trăn trở suy nghĩ làm thế nào để khắc phục tình trạng trên. Tôi đã suy nghĩ tìm ra một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ trong việc hình thành các biểu tượng toán sơ đẳng. 3.2. Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ làm quen với toán Biện pháp 1: Tạo môi trường toán học cho trẻ * Tạo môi trường lớp học xung quanh trẻ Một môi trường học tập tốt có hiệu quả là một môi trường gây hứng thú cho trẻ, phát huy được trí tưởng tượng, sáng tạo cho trẻ , chính vì vậy tôi luôn cố gắng tạo ra nhiều đồ dùng , đồ chơi hấp dẫn trang trí xung quanh lớp. Chúng ta biết rằng trẻ nhỏ luôn yêu thích cái đẹp, trí tưởng tượng của trẻ là vô cùng phong phú do vậy môi trường học tập xung quanh trẻ là một yếu tố cực kỳ quan trọng kích thích đứa trẻ tư duy và sáng tạo, ta cần tạo cho trẻ một tâm lý thật thoải mái, coi lớp học như ngôi nhà thân yêu của mình và trong ngôi nhà đó trẻ được tham gia dọn dẹp, trang trí, sáng tạo theo ý mình, chính vì vậy tôi đã khuyến khích trẻ sưu tầm đồ chơi , tranh ảnh để trang trí lớp học theo chủ đề. 5
  4. thành các biểu tượng toán học cho trẻ. Trẻ nhỏ không học các khái niệm toán học bằng cách học vẹt hay bằng các quy tắc. Trẻ được khuyến khích trong quá trình học, biết tìm kiếm các chuẩn mực. Giải quyết các vấn đề nếu ta chỉ đơn thuần dạy trẻ xác định vị trí trong không gian, nhận biết hình khối, đếm, so sánh, thêm bớt, chia theo hình thức thông thường, một số tiết học về số lượng nội dung lặp đi lặp lại như thế sẽ rất nhàm chán và đơn điệu, cứng nhắc, sự hứng thú của trẻ sẽ giảm đi , do vậy ta cần có sự linh hoạt thay đổi các hình thức tiết học để trẻ học không nhàm chán. * Gây hứng thú cho trẻ ở phần giới thiệu bài Trong tiết học toán, việc sử dụng lời nói đầu , dẫn dắt vào bài mới lạ , gây ấn tượng , thì mới thu hút sự chú ý của trẻ , làm cho trẻ hứng thú, tinh thần thoải mái khi học. Ví dụ : Dạy bài khối vuông , khối chữ nhật , khối cầu, khối trụ . Phần giới thiệu bài tôi nói “ Các cầu thủ bóng đá của lớp ta vừa đi thi đấu về , sau đây là lễ trao giải”. Tiếng nhạc nổi lên , hai đội đi ra vẫy tay . Giải quả bóng vàng được trao cho cầu thủ A , các cháu thấy bạn A nhận được quả bóng như thế nào? Vào giờ học xung quanh chủ đề thể thao , cho trẻ xếp gôn bằng các khối và tập đá bóng bằng các khối cầu . Trẻ rất hứng thú chơi nhưng không biết mình đang học một tiết tiết về các khối. Hoặc ta dạy bài khối vuông , khối chữ nhật trong chủ đề nghành nghề, giới thiệu cho tre về nghề xây dựng dẫn trẻ đi thăm quan một số công trình xây dựng bằng các khối, vv Ví dụ : Khi dạy trẻ biết tạo nhóm 6 đối tượng, nhận biết chữ số 6 ở chủ đề “bản thân”. Tôi đã nghĩ ra chủ đề xuyên suốt giờ học đó là “sinh nhật búp bê tròn 6 tuổi” . Mở đầu tiết dạy trong tiếng nhạc “Chúc mừng sinh nhật” các cháu được lên đốt nến và thổi nến , nói những lời chúc mừng sinh nhật có ý nghĩa, trẻ được đếm số nến , tặng qua cho búp bê . Sau đó trẻ sẽ được bày cỗ sinh nhật búp bê theo yêu cầu của cô là sắp xếp mỗi một đĩa là 6 bánh hoặc 6 kẹo .Như vậy trẻ được đếm và biết tạo nhóm 6 đối tượng một cách rất thích thú.Việc đặt ra các tình huống có vấn đề để cô và trẻ cùng giải quyết se gây cho trẻ được trí tò mò và thích thú. * Chọn chủ đề và dạy tích hợp theo chủ đề Quá trình tổ chức tiết học cần phải lồng ghép chủ điểm một cách xuyên suốt từ phần vào bài đến phần kết thúc giữa các nội dung trong bài cần có sự chuyển tiếp, lồng chủ đề một cách nhẹ nhàng , hoặc bằng những câu chuyện hấp 7
  5. không? Chúng mình phải làm thế nào để xe đi đúng đường ( phải đo) . Thế là trẻ bắt đầu đo một cách rất thích thú. Khi đo xong trẻ nói kết quả và tìm chiếc xe có chữ số tương ứng với số lần đo ở con đường đó đặt vào đúng con đường đó . Rồi xuyên suốt bài học các cháu được đo chiều dài đoàn tàu bằng bàn chân của mình. Rồi treo cờ chuẩn bị cho hội thi “Bé với an toàn giao thông” trong cả một giờ học các cháu rất thích thú , hồ hởi. Cáu đang học mà như được chơi. Biện pháp 3: Sáng tạo một số trò chơi nhằm ôn luyện, củng cố kiến thức cho trẻ Với trẻ lứa tuổi mẫu giáo , chơi là hoạt động chủ đạo , hoạt động chơi quyết định sự hình thành, phát triển tâm lý và nhân cách cho trẻ. Chơi là một hoạt động độc lập , tự do, tự nguyện của trẻ mẫu giáo. Qua trò chơi trẻ rèn luyện được tính độc lập của mình. Tính sáng tạo của trẻ cũng được thể hiện rõ nét trong hoạt động chơi. Mầm mống sáng tạo của trẻ bắt đầu được thể hiện trong các hoạt động chơi. Ngoài tính sáng tạo còn thể hiện khi trẻ biết phối hợp các biểu tượng đã biết vào các trò chơi và tự mình điều khiển chúng. Trò chơi đối với trẻ nhỏ luôn chiếm một vị trí quan trọng trong các công trình nghiên cứu, phương pháp giáo dục thuận lợi nhât là thông qua trò chơi. Trò chơi toán học là một trong những phương tiện dạy học, nhằm thúc đẩy sự hình thành những biểu tượng toán học , nó tạo điều kiện và tình huống để trẻ áp dụng những kiến thức đã học được của mình , trẻ học cách nắm vững kiến thức và sử dụng chúng trong những tình huống khác nhau, vì vậy mà kiến thức của trẻ được củng cố. Trò chơi tóa học là một dạng của trò chơi học tập . Trẻ phải giải quyết nhiệm vụ học tập dưới hình thức chơi nhẹ nhàng , thoải mái , làm trẻ dễ dàng vượt qua những khó khăn trở ngại nhất định. Trẻ tiếp nhận nhiệm vụ học tập như nhiệm vụ chơi, do đó tính tích cực của hoạt động nhận thức trong lúc chơi được nâng cao. Trong một chừng mực nào đó , trò chơi học tập vừa là phương tiện dạy học, vừa là hình thức dạy cho trẻ . Trò chơi học tập được sử dụn trong quá trình dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức cho trẻ. Chính vì vậy trong các tiết toán và các hoạt động khác tôi luôn cố gắng suy nghĩ sáng tạo ra một số trò chơi mới để áp dụng vào giờ học nhằm thay đổi hoạt động chống sự nhàm chán nản, mệt mỏi, làm cho trẻ có hứng thú hoạt động. 9