Báo cáo biện pháp Một số biện pháp xây dựng thực đơn đủ dinh dưỡng cho trẻ Mầm non

Cùng với sự phát triển chung của xã hội , mỗi người chúng ta ngày nay đều có cuộc sống đầy đủ sung túc hơn . Chính vì vậy trẻ em ngày nay được hưởng sự chăm sóc của gia đình và toàn xã hội. Nhiều người cho rằng có điều kiện cho con ăn nhiều là cái tốt cho con mình càng mập mạp , càng bụ bẫm thì càng tốt nên đến khi cha mẹ phát hiện con minh thừa cân thì đã muộn. “Các trường hiện đang phải tự thực hiện chế độ chăm sóc trẻ thừa cân với trẻ suy dinh dưỡng theo cách riêng của mình chứ không có một mức chuẩn chung” .

          Bên cạnh đó các trường phổ thông đều quan niệm nhiệm vụ chính là dạy học, chuyện ăn uống là phụ chỉ cần đủ chất, đủ lượng calo theo độ tuổi là được. Còn tại các trường mầm non vấn đề thực đơn và dinh dưỡng cho học sinh là mục tiêu quan tâm hàng đầu.

Dinh dưỡng là nhu cầu sống hàng ngày của con người. Trẻ em cần dinh dưỡng để phát triển thể lực và trí lực, người lớn cần dinh dưỡng để duy trì sự sống và làm việc. Tất cả chúng ta đều thấy rõ tầm quan trọng của việc ăn, uống đây là nhu cầu hàng ngày, một nhu cầu cấp bách , bức thiết không thể không có, không chỉ là giải quyết chống lại cảm giác đói. Ăn uống để cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động, ngoài ra thức ăn còn cung cấp các axit amin, các Vitamin, chất khoáng là những chất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể duy trì các tế bào, tổ chức …. Thật vậy nếu thiếu hoặc thừa các chất dinh dưỡng nói trên đều có thể gây bệnh hoặc ảnh hưởng bất lợi cho sức khỏe. Muốn có một cơ thể khỏe mạnh cần ăn uống hợp lý và được chăm sóc sức khỏe đầy đủ. Ở trẻ em tuổi cơ thể đang phát triển mạnh nhu cầu dinh dưỡng rất lớn, nếu thiếu ăn trẻ em sẽ là đối tượng đầu tiên chịu hậu quả về các bệnh về dinh dưỡng … Ăn uống là cơ sở của sức khỏe, ăn uống theo đúng yêu cầu dinh dưỡng thì thể lực và trí tuệ phát triển tốt, trẻ em mạnh khỏe học giỏi thông minh.

doc 34 trang Đình Bảo 22/08/2023 1621
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp xây dựng thực đơn đủ dinh dưỡng cho trẻ Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_xay_dung_thuc_don_du_dinh.doc

Nội dung text: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp xây dựng thực đơn đủ dinh dưỡng cho trẻ Mầm non

  1. UBNDUBND QUẬNQUẬN HOÀNHOÀN KIẾMKIẾM TRƯỜNGTRƯỜNG MẦMMẦM NONNON 1-61-6 SÁNGSÁNG KIẾNKIẾN KINHKINH NGHIỆMNGHIỆM Một số kinh nghiệm trong công tác chăm sóc sức khỏe Một số biện chopháp trẻ mầmxây dựngnon thực đơn đủ dinh dưỡng cho trẻ Mầm non Lĩnh vực:vực/ ChămMôn: Chămsóc nuôi sóc dưỡng nuôi dưỡng Cấp học: Mầm nonnon Họ vàvà tên:tên: Nguyễn Thị SoanHuế Chức vụ: KếNhân toán viên ĐT: 09825884930974435868 Email:Email: huongsoan.truong@gmail.comviolethue.nguyen@gmail.com Đơn vị côngcông tác:tác: Trường Mầm nonnon 1-61-6 Quận HoànHoàn Kiếm HàHà Nội HoànHoàn Kiếm,Kiếm, thángtháng 44 nămnăm 20182018 UBND QUẬN HOÀN KIẾM PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “BIỆN PHÁP THỰC HIỆN TỐT CÔNG TÁC CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHO TRẺ TẠI TRƯỜNG MẦM NON 1-6” LĨNH VỰC/MÔN: Chăm sóc nuôi dưỡng CẤP HỌC: Mầm non NĂM HỌC 2014-2015 Hµ NéI, TH¸NG 12/2014
  2. SKKN: “Một số biện pháp xây dựng thực đơn đủ dinh dưỡng cho trẻ Mầm non” PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ Cùng với sự phát triển chung của xã hội , mỗi người chúng ta ngày nay đều có cuộc sống đầy đủ sung túc hơn . Chính vì vậy trẻ em ngày nay được hưởng sự chăm sóc của gia đình và toàn xã hội. Nhiều người cho rằng có điều kiện cho con ăn nhiều là cái tốt cho con mình càng mập mạp , càng bụ bẫm thì càng tốt nên đến khi cha mẹ phát hiện con minh thừa cân thì đã muộn. “Các trường hiện đang phải tự thực hiện chế độ chăm sóc trẻ thừa cân với trẻ suy dinh dưỡng theo cách riêng của mình chứ không có một mức chuẩn chung” . Bên cạnh đó các trường phổ thông đều quan niệm nhiệm vụ chính là dạy học, chuyện ăn uống là phụ chỉ cần đủ chất, đủ lượng calo theo độ tuổi là được. Còn tại các trường mầm non vấn đề thực đơn và dinh dưỡng cho học sinh là mục tiêu quan tâm hàng đầu. Dinh dưỡng là nhu cầu sống hàng ngày của con người. Trẻ em cần dinh dưỡng để phát triển thể lực và trí lực, người lớn cần dinh dưỡng để duy trì sự sống và làm việc. Tất cả chúng ta đều thấy rõ tầm quan trọng của việc ăn, uống đây là nhu cầu hàng ngày, một nhu cầu cấp bách , bức thiết không thể không có, không chỉ là giải quyết chống lại cảm giác đói. Ăn uống để cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động, ngoài ra thức ăn còn cung cấp các axit amin, các Vitamin, chất khoáng là những chất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể duy trì các tế bào, tổ chức . Thật vậy nếu thiếu hoặc thừa các chất dinh dưỡng nói trên đều có thể gây bệnh hoặc ảnh hưởng bất lợi cho sức khỏe. Muốn có một cơ thể khỏe mạnh cần ăn uống hợp lý và được chăm sóc sức khỏe đầy đủ. Ở trẻ em tuổi cơ thể đang phát triển mạnh nhu cầu dinh dưỡng rất lớn, nếu thiếu ăn trẻ em sẽ là đối tượng đầu tiên chịu hậu quả về các bệnh về dinh dưỡng Ăn uống là cơ sở của sức khỏe, ăn uống theo đúng yêu cầu dinh dưỡng thì thể lực và trí tuệ phát triển tốt, trẻ em mạnh khỏe học giỏi thông minh. Song song với việc chăm sóc trẻ là việc nuôi dưỡng trẻ, mà ăn uống là nhu cầu không thể thiếu đối với con người. Nấu ăn là công việc quen thuộc hết sức gần gũi trong mỗi gia đình và trường mầm non. Trong mỗi chúng ta ai cũng có thể nấu ăn nhưng tính toán lượng thực phẩm và nấu thế nào để đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng một cách an toàn và hợp lý nhất, điều này lại không dễ, nó đòi hỏi chúng ta phải có sự nghiên cứu, sáng tạo, ứng dụng phù hợp với thực tế. 2/33
  3. SKKN: “Một số biện pháp xây dựng thực đơn đủ dinh dưỡng cho trẻ Mầm non” PHẦN II NỘI DUNG GIẢI PHÁP, CẢI TIẾN A/ NHỮNG NỘI DUNG LÝ LUẬN Tất cả chúng ta đều thấy rõ tầm quan trọng của việc ăn, uống. Đây là nhu cầu hàng ngày, một nhu cầu cấp bách không thể không có. Ăn uống để cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động. Ngoài ra thức ăn còn cung cấp các axit amin, các Vitamin, chất khoáng là những chất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể, duy trì các tế bào, tổ chức. Theo nghiên cứu của viện dinh dưỡng thì ăn uống có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ. Trẻ được nuôi dưỡng tốt, ăn uống đầy đủ thì da dẻ hồng hào, thịt chắc khỏe và cân nặng đảm bảo theo từng lứa tuổi. Sự ăn uống không điều độ, không đủ dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến sự tiêu hóa của trẻ. Để có cơ thể phát triển tốt, tránh được bệnh tật thì cần phải đảm bảo một chế độ ăn uống khoa học. Ngoài ra, thức ăn có hình thức đẹp ,mùi vị hấp dẫn thì sẽ gây cảm giác thèm ăn của trẻ. Mọi khẩu phần dành cho trẻ thì phải cho ăn cùng một lúc để trẻ ăn quen ăn hết khẩu phần. Như chúng ta đã biết, nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của trẻ mầm non hết sức quan trọng nhưng trái lại trẻ không thể ăn một lượng thức ăn lớn. Do vậy, trong bữa ăn của trẻ ta phải tổ chức và tính toán làm sao để đáp ứng đầy đủ 5 yêu cầu sau đây: - Đảm bảo đủ năng lượng calo - Cân đối tỉ lệ giữa các chất P (Protein) - L (Lipit) - G ( Gluxit), đảm bảo đủ định lượng Canxi và B1 - Thực đơn đa dạng, phong phú, dùng nhiều loại thực phẩm - Thực đơn xây dựng theo mùa, phù hợp với trẻ - Đảm bảo chế độ tài chính. Muốn xây dựng thực đơn cho trẻ ta phải bám sát vào các yêu cầu trên, các yêu cầu đó luôn là tổng thể thống nhất trong mỗi thực đơn. Xây dựng thực đơn, khẩu phần ăn cho trẻ ở các độ tuổi đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng theo quy định tại Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 của Bộ GD& ĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Chương trình GDMN. - Thực đơn: Nghiêm túc thực hiện thực đơn riêng của từng lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo. Chú trọng chế biến, phối hợp món ăn hợp lý. Yêu cầu tối thiểu: Bữa chính 4/33
  4. SKKN: “Một số biện pháp xây dựng thực đơn đủ dinh dưỡng cho trẻ Mầm non” Để xây dựng thực đơn đủ dinh dưỡng chuẩn theo mùa trong tuần cho 100 học sinh.Tôi phải bám chắc tình hình giá cả thị trường trong thời kỳ giá cả biến đổi theo từng ngày để tính toán được bữa ăn hợp lý, hợp khẩu vị trẻ, đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, tỷ lệ các chất, Kalo cho trẻ/ngày/cháu. Sổ sách vào kịp thời, cân đối được tiền ăn và các khoản thu chi trong nhà trường, đầu tư trang bị CSVC để phục vụ tốt cho công tác chuyên môn và chăm sóc nuôi dưỡng trong trường Mầm non. Trong việc thực hiện công tác chuyên môn của kế toán. Làm trong ngành mầm non tôi được phân công xây dựng thực đơn và tính khẩu phần ăn của trẻ , bản thân tôi đã gặp phải những thuận lợi khó khăn sau: 1.Thuận lợi: - Được sự quan tâm của Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hoàn Kiếm cũng như sự quan tâm nhiệt tình ủng hộ về cơ sở vật chất cũng như tinh thần của các cấp, các ngành và thường xuyên được bồi dưỡng chuyên môn. Ban giám hiệu nhà trường tạo mọi điều kiện về mọi mặt cho việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ , luôn sát sao quan tâm đến đội ngũ chị em tổ nuôi, qua đó mà đã kịp thời rút kinh nghiệm và khắc phục tồn tại ngay. - Nhà trường đã lựa chọn kí kết thực phẩm đảm bảo phong phú về chủng loại và chất lượng đáp ứng đầy đủ kịp thời yêu cầu của Phòng và Sở đề ra. - Nhà trường có đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, nhiệt tình, năng động sáng tạo, có trình độ chuyên môn vững vàng. - Nhân viên tổ nuôi luôn nhiệt tình , yêu nghề , chịu khó tìm tòi sáng tạo trong chế biến, cải tiến các món ăn cho trẻ . - Bản thân tôi tuy mới làm công tác kế toán nuôi dưỡng trong trường mầm non hơn bốn năm nay nhưng ít nhiều cũng tích lũy được một số kinh nghiệm. - Đa số phụ huynh học sinh đều quan tâm nhiệt tình ủng hộ, có ý thức trách nhiệm và phối kết hợp với nhà trường trong công tác nuôi, dạy trẻ. - Được Phòng Giáo dục tổ chức họp định kỳ với nội dung hướng dẫn, tháo gỡ mọi khó khăn trong chuyên môn, được học hỏi trao đổi với các trường bạn những cái hay và rút kinh nghiệm những tồn tại cần khắc phục. Bên cạnh đó được tham quan học tập trường bạn trong Quận. 2. Khó khăn: - Trường Mầm non 1-6 nơi tôi công tác là một trường đường phố có tới ba điểm lẻ, diện tích nhỏ so với các trường trong Quận, số lượng học sinh còn ít, 6/33
  5. SKKN: “Một số biện pháp xây dựng thực đơn đủ dinh dưỡng cho trẻ Mầm non” tôi đã kiên trì rút kinh nghiệm, xây dựng thực đơn hàng ngày theo tuần, theo mùa đủ dinh dưỡng, phù hợp với trẻ ở các độ tuổi. Nhu cầu năng lượng và nguyên tắc xây dựng khẩu phần ăn cho trẻ: Nhu cầu năng lượng phân phối cho các bữa ăn của trẻ mầm non tại trường: Nhu cầu năng Trong đó lượng ở trường Nhóm tuổi so với cả ngày Bữa trưa Bữa chiều Bữa phụ Nhà trẻ 60 – 70% 30 – 35% 25 – 30% 5 – 10% Mẫu giáo 50 – 55% 30 – 35% 15 – 25% 8/33
  6. SKKN: “Một số biện pháp xây dựng thực đơn đủ dinh dưỡng cho trẻ Mầm non” Nguyên tắc xây dựng khẩu phần ăn cho trẻ: - Bữa ăn cần đảm bảo nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết với tỷ lệ cân đối và hợp lý. - Bữa ăn cần đảm bảo nhu cầu của cơ thể không chỉ về số lượng năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết mà các chất đó còn tồn tại trong mối tương quan cân đối và hợp lý. - Đảm bảo tính đa dạng về giá trị dinh dưỡng. Mỗi bữa không chỉ cần có đủ các nhóm thực phẩm mà ngay trong cùng nhóm thực phẩm cũng nên thay thế nhiều loại khác nhau kể cả thịt, ngũ cốc hay rau quả. Các món ăn cần phong phú về màu sắc, mùi vị, nấu nướng ở nhiệt độ thích hợp. - Xây dựng thực đơn trong thời gian dài, ít nhất là 7 ngày nhằm giúp cho việc điều hòa khối lượng thực phẩm và tổ chức công việc chế biến - Số bữa ăn và giá trị năng lượng của từng bữa dựa theo yêu cầu của từng độ tuổi. - Thể tích, mức dễ tiêu, giá trị năng lượng của các bữa ăn: Cần chú ý đến thể tích và mức dễ tiêu của các bữa ăn tỷ lệ với giá trị năng lượng của chúng . Để có một khẩu phần ăn cân đối cho trẻ, tôi phối hợp nhiều loại thực phẩm với nhau trong ngày ở tỉ lệ thích hợp và đảm bảo đủ năng lượng theo lứa tuổi, đảm bảo đầy đủ nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ và vệ sinh văn minh trong ăn uống để phòng tránh bệnh tật. Từ thực tế đó tôi đưa ra một số biện pháp như sau: 1. Biện pháp xây dựng thực đơn đủ dinh dưỡng : Nhóm lương thực, nhóm giàu chất đạm, nhóm thức ăn giàu chất béo, nhóm thức ăn giàu Vitamin và khoáng chất; không có loại thức ăn nào đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho nhu cầu cơ thể. Do đó hàng ngày tôi chọn cho trẻ ăn những món ăn đa dạng, hỗn hợp nhiều loại thực phẩm trong các nhóm thức ăn kể trên, mỗi nhóm phải thay đổi từng bữa, từng ngày. Từng món ăn cũng nên chú ý đến các gia vị để làm món ăn thêm phong phú và hấp dẫn trẻ. Khi xây dựng thực đơn mỗi ngày, tôi luôn chú ý cho trẻ được ăn nhiều loại thức ăn khác nhau trong 4 nhóm thức ăn và chú trọng đến việc “tô màu bữa ăn ” cho trẻ. Biện pháp 1: Sử dụng thực phẩm sạch - tươi, rau củ quả theo mùa để lượng vitamin và khoáng chất không bị hao hụt do bảo quản. Sử dụng thực phẩm tươi sạch: Ăn uống sạch sẽ và hợp vệ sinh một mặt rất quan trọng của dinh dưỡng hợp lý. Ông cha ta đã từng nói " Bệnh tật từ miệng ăn vào". Trong thời kỳ đổi mới với nền kinh tế nhiều thành phần, sự giao lưu 10/33