Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi tích cực tham gia hoạt động phát triển thể chất

Chúng ta thường nghe nói “Sức khỏe quý hơn vàng, có sức khỏe là có tất cả” Có thể nói, sức khỏe là vốn quý nhất. Ai cũng biết sức khỏe quý thật đấy, nhưng đa số mọi người lại không quan tâm tới vấn đề rèn luyện sức khỏe khi còn trẻ khỏe, mà chỉ khi đã cảm thấy cơ thể mệt mỏi xuống sức mới bắt đầu tìm đến các phương thuốc, các bài luyện tập để bồi bổ, để “tìm lại” cái “vốn quý nhất” mà mình đã phung phí. Vậy để có sức khỏe tốt, dẻo dai cần luyện tập từ khi nào là thích hợp nhất? Chúng ta có thể thấy câu trả lời là ngay từ khi học lớp mầm non, các bé đã được cô giáo dạy cho các bài tập giáo dục thể chất phù hợp với lứa tuổi. Giáo dục và rèn luyện sức khỏe cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non chính là chúng ta đang đầu tư cho tương lai vì:"Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Trẻ em là tương lai của đất nước. Chính vì vậy trẻ em sinh ra có quyền được chăm sóc và bảo vệ, được giành những gì tốt đẹp nhất từ gia đình và cộng đồng. Giáo dục và chăm sóc cho trẻ em ở lứa tuổi mầm non vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của mỗi con người đối với xã hội. Là một bộ phận không thể thiếu của giáo dục toàn diện, giáo dục thể chất là một mắt xích quan trọng mà mỗi con người đều cần đến ngay từ lứa tuổi mầm non. Giáo dục thể chất giúp trẻ củng cố và rèn luyện sức khỏe, rèn luyện các tố chất thể lực, giúp trẻ có cơ thể cân đối hài hòa phát triển các năng lực hoạt động thể lực và trí tuệ, vì thể lực và trí tuệ luôn gắn liền với nhau, có thể lực tốt sẽ tạo tiền đề cho trẻ được phát triển về mọi mặt vì nếu trẻ có trí thông minh, có tư duy tốt mà kém về thể lực sẽ dẫn đến hạn chế rất nhiều về khả năng vận động và sự nhanh nhẹn trong các hoạt động thì chưa được gọi là phát triển toàn diện được.
doc 27 trang Đình Bảo 21/08/2023 4340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi tích cực tham gia hoạt động phát triển thể chất", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_giup_tre_5_6_tuoi_tich_cu.doc

Nội dung text: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi tích cực tham gia hoạt động phát triển thể chất

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN ĐAN PHƯỢNG TRƯỜNG MẦM NON ĐAN PHƯỢNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 5 - 6 TUỔI TÍCH CỰC THAM GIA HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT Lĩnh vực : Hoạt động phát triển thể chất Cấp học : Mầm Non Tên tác giả : Tạ Thị Kim Dung Đơn vị công tác : Trường Mầm Non Đan Phượng Chức vụ : Giáo viên NĂM HỌC 2019 - 2020 1 of 27
  2. “Một số biện pháp giúp trẻ 5- 6 tuổi tích cực tham gia hoạt động phát triển thể chất” mắt Người lớn cần chú ý đúng mức đến việc bảo vệ, chăm sóc giữ gìn sức khỏe cho trẻ. Giáo dục thể chất còn là cách rèn cho trẻ những kỹ năng sống cần thiết đồng thời khắc phục được sự rụt rè, tính sợ hãi của trẻ khi tham gia những hoạt động mang tính vận động, giúp trẻ tự tin, tính kỷ luật, sự phối hợp cùng độinhómgiúp tinh thần trẻ thoải mái, vui tươi hơn. Điều đó cho thấy rằng, giáo dục thể chất là một phần không thể thiếu của giáo dục toàn diện, là mục tiêu hàng đầu trong việc giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non. 2. Lý do về mặt thực tiễn Ở trường mầm non việc giáo dục phát triển vận động cho trẻ thông qua những nội dung như phát triển các vận động tinh, vận động thô cho trẻ. Động tác phát triển nhóm cơ hô hấp, các kỹ năng vận động cơ bản, các trò chơi vận động. Do vậy giúp trẻ phát triển vận động là một trong những nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên mầm non. Đối với giáo viên việc vận dụng phương pháp, cách tổ chức vận động, khả năng vận động linh hoạt còn nhiều hạn chế. Đối với trẻ: Chưa có nề nếp trong hoạt động, kĩ năng hoạt động còn hạn chế nhiều. Trẻ chưa bạo dạn, chủ động, không thực sự hứng thú trong giờ học. Là một người giáo viên mầm non tôi thấy việc chăm sóc chế độ sinh hoạt và tăng cường khả năng phát triển vận động cho trẻ là một việc làm rất cần thiết, bởi vì thông qua giáo dục thể chất còn giúp cơ thể phòng ngừa bệnh tật và bảo vệ sức khỏe, giúp cơ thể phát triển cân đối và toàn diện. Với trách nhiệm của một giáo viên mầm non, qua thực tế tôi thấy hoạt động này rất quan trọng, chính vì vậy tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi tích cực tham gia vào hoạt động phát triển thể chất” làm đề tài nghiên cứu của mình. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Trên cơ sở lý luận và thực tế đề tài nhằm đưa ra một số biện pháp hướng đến sự phát triển tích cực vận động cho trẻ mầm non hình thành kỹ năng, kỹ sảo và phát triển các tố chất thể lực: Nhanh nhẹn, mạnh mẽ, khéo léo bền bỉ. Tạo cho trẻ có một cơ thể khỏe mạnh bước vào học tập lớp 1 sau này. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU “Một số biện pháp giúp trẻ 5- 6 tuổi tích cực tham gia vào hoạt động phát triển thể chất” IV. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT THỰC NGHIỆM Trẻ 5- 6 tuổi lớp A2. 2 |1 5
  3. “Một số biện pháp giúp trẻ 5- 6 tuổi tích cực tham gia hoạt động phát triển thể chất” B. BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYÊT VẤN ĐỀ I. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Tình trạng khi chưa thực hiện Năm học 2019- 2020, tôi được ban giám hiệu nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 5 tuổi A2. Với số trẻ là 44, trong đó có 22 trẻ nam và 22 trẻ nữ. Tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn sau: a. Thuận lợi Phòng giáo dục và đào tạo Huyện, Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện mở các lớp chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn và tổ chức các buổi kiến tập của huyện, trường cho chị em giáo viên học hỏi nâng cao nghiệp vụ sư phạm. Nhà trường đạt chuẩn Quốc gia, có nhiều đồ dùng đồ chơi theo thông tư 02, đặc biệt là đồ dùng phát triển vận động như sân cỏ tự tạo, đánh gôn, ném bóng, cổng giàn chui Lớp học sạch sẽ thoáng mát đảm bảo vệ sinh an toàn, được trang bị đầy đủ đồ dùng phục vụ cho cô và trẻ hoạt động. Chị em đồng nghiệp luôn quan tâm giúp đỡ và cùng trao đổi các phương pháp giảng dạy hay để cùng nhau tiến bộ. Lớp có 2 giáo viên, có trình độ trên chuẩn, yêu nghề mến trẻ, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, luôn trau dồi phẩm chất đạo đức nhà giáo, luôn học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn của mình. b. Khó khăn Đa số các trẻ sinh ra trong gia đình phát triển nông nghiệp là chủ yếu nên việc quan tâm của phụ huynh tới trẻ chưa cao. Do trình độ nhận thức của trẻ không đồng đều.Trong lớp một số trẻ nhút nhát, trẻ rụt rè, quá hiếu động, chưa tự tin, chưa thực sự hứng thú khi thể hiện trước cô và các bạn nên ảnh hưởng đến hoạt động của trẻ. Một số phụ huynh chưa quan tâm tới việc giáo dục thể chất cho trẻ. Hoạt động phát triển vận động thì khô cứng, không mềm mại so với các hoạt động khác. Một số đồ dùng phục vụ cho bộ môn còn hạn chế. Qua thực tế dạy trẻ ở trên lớp, tôi nhận thấy những điều kiện thuận lợi và khó khăn ở lớp tôi như sau: 2. Số liệu điều tra trước khi thực hiện : Từ những nguyên nhân trên tôi bắt đầu khảo sát trẻ trên lớp 5TA2, số trẻ là 44 cháu. 4 |1 5
  4. “Một số biện pháp giúp trẻ 5- 6 tuổi tích cực tham gia hoạt động phát triển thể chất” Cùng với việc dạy trẻ các bài tập vận động chúng ta cũng phải chú ý đến việc phát triển các kỹ năng, tố chất vận động. Cần tăng cường ưu tiên các nhóm cơ bắp còn yếu về mặt sinh lý và giáo dục tư thế đúng cho trẻ, giúp trẻ có một thân hình cân đối, các động tác nhẹ nhàng chính xác. Sự phát triển vận động được thực hiện thông qua nhiều hình thức phong phú phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ mẫu giáo như trò chơi vận động, thể dục sáng, tiết học thể dục, dạo chơi, các trò chơi thể thao lao động. Do đó phát triển tính tích cực vận động trong giáo dục thể chất cho trẻ em cần được tiến hành một cách mạnh mẽ, toàn diện, cần được sự quan tâm ủng hộ của toàn xã hội, tạo điều kiện cho trẻ phát triển tốt nhất. Ngoài ra tôi còn nghiên cứu tạp chí giáo dục mầm non về các hình thức tổ chức giáo dục nhằm mục đích kích thích trẻ tích cực tham gia các hoạt động đặc biệt là hoạt động phát triển vận động nhằm rèn kỹ năng cho trẻ. Khi chọn bài dạy có 2 VĐCB, tôi luôn chú ý đến các yếu tố như: 2 vận động không cùng nhóm cơ. Trò chơi vận động phát triển nhóm cơ khác với vận động cơ bản. Có thể nói đây là một trong những biện pháp cụ thể và cần thiết vì trước khi xây dựng kế hoạch cho một chủ đề tôi phải tìm những hoạt động phù hợp với trẻ lớp tôi vì nếu không phù hợp, trẻ lớp tôi sẽ không thực hiện được, dẫn tới trẻ sẽ chán không có hứng thú khi tham gia học. Như vậy sẽ không phát huy được khả năng vận động của trẻ. Chính vì vậy, việc nghiên cứu kỹ nội dung chương trình, lựa chọn xây dựng kế hoạch phù hợp là biện pháp quan trọng hàng đầu khi tiến hành dạy trẻ hoạt động. 2. Biện pháp 2: Tạo hứng thú cho trẻ tham gia tích cực vào hoạt động phát triển thể chất a) Thể dục buổi sáng Là hoạt động không thể thiếu trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ ở trường mầm non. Thể dục sáng đều đặn giúp trẻ hít thở sâu, điều hòa nhịp thở, tăng cường trao đổi chất, giúp cho các khớp, dây chằng được mềm dẻo linh hoạt, đồng thời nó hỗ trợ cho hoạt động trong ngày của trẻ thêm nhịp nhàng nhanh nhẹn, giảm động tác thừa, tạo cho trẻ tâm trạng thoải mái, vui tươi chào đón một ngày mới. Trẻ tập thể dục các cơ quan trên cơ thể được phối hợp nhịp nhàng qua các động tác: hô hấp, tay, chân, bụng – lườn, bật nhảy Tập luyện thường xuyên như vậy, cơ thể của trẻ sẽ nâng cao hoạt động của các cơ quan của cơ thể, thúc đẩy sự phát triển những kỹ năng vận động cần thiết, củng cố các nhóm cơ, hình thành tư thế đúng đắn. 6 |1 5
  5. “Một số biện pháp giúp trẻ 5- 6 tuổi tích cực tham gia hoạt động phát triển thể chất” Ví dụ: Ở tháng 10 “Với chủ đề gia đình thân yêu” tôi làm hộp bằng bìa cát tông để làm ống dài 1,5m x 0,6m, sau đó dán đề can ở bên ngoài trang trí, cho trẻ bò chui qua ống dài. Ví dụ: Tôi cho trẻ nói tên đồ dùng, khám phá nhanh về đồ dùng, đặc điểm, công dụng. (Cô có gì đây? Các con đã dùng những túi cát này làm gì? Theo các con, hôm nay cô sẽ dùng túi cát này vào bài tập gì? Sau đó cô giới thiệu tên vận động và hướng trẻ vào bài tập vận động theo kế hoạch của mình). Bên cạnh đó tôi còn sử dụng những đồ dùng được nhà trường trang bị để thu hút trẻ vào hoạt động (Ghế thể dục, bục thể dục, bục bật sâu, thang, cổng chui, được trang bị mới). * Đồ dùng đồ chơi phục vụ tiết học Đồ dùng đồ chơi là một phương tiện truyền tải tri thức cho trẻ một cách có hiệu quả. Vì vậy khi dạy PTVĐ cho trẻ giáo viên phải nhận thức đúng vai trò của cô và đồ dùng dạy học của trẻ, tôi đã chủ động sáng tạo làm thêm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho tiết học. Trẻ mẫu giáo thường bị lôi cuốn bởi những vận động được gắn với hình ảnh sinh động, vì vậy các đồ dùng đồ chơi phục vụ cho việc dạy vận động tôi thường tận dụng những nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương như những hộp cát tông, thùng xốp, vải vụn gỗ vụn, hộp sữa làm lên các dụng cụ cho trẻ vận động. Ví dụ: Quả còn, những mảnh gỗ đóng thành chiếc xe có hình con thuyền cho trẻ chơi, những hộp sữa làm thùng gánh nước trong trò chơi “Gánh nước qua cầu” hộp cát tông làm hầm cho trẻ chui qua, lấy xốp trải nền đã bỏ làm các đôi dép to để trẻ chơi trò chơi “Nhanh và khéo” Trẻ rất thích được đi các đôi dép to được trải nghiệm với sự khéo léo của đôi chân đi làm sao không bị ngã, hay làm nhiều túi cát, khâu các túi bao bố để phục cho tiết học. c) Điạ điểm tổ chức hoạt động phát triển vận động Ngoài ra tổ chức các hoạt động phát triển vận động tôi thường xuyên thay đổi vị trí tập ở các giờ hoạt động phát triển vận động, chú ý lựa chọn những khoảng sân tập rộng, sạch thoáng, đảm bảo an toàn cho trẻ. Mỗi khi soạn bài để dạy trẻ tôi thường nghiên cứu kỹ xem sẽ tiến hành giờ học ở trong lớp hay ngoài sân cho phù hợp, và ưu tiên những buổi cho trẻ tập ngoài sân nếu thấy hợp lý, vì khi trẻ tập ở ngoài sân sẽ tận dụng được các yếu tố thiên nhiên, giúp trẻ được hít thở bầu không khí trong lành, được tham gia vào hoạt động thể chất một cách thoải mái nhất, tích cực nhất và mang lại tính hiệu quả cao nhất. Ví dụ: Đối với các bài tập: Đi, chạy thay đổi tốc độ, hướng, dích dắc theo hiệu lệnh, trèo lên xuống 7 giống thang, chuyền bắt bóng qua đầu, qua 8 |1 5
  6. “Một số biện pháp giúp trẻ 5- 6 tuổi tích cực tham gia hoạt động phát triển thể chất” Đây là phần vô cùng quan trọng của tiết học, trong phần này cần cho trẻ làm quen với vận động mới, củng cố và hoàn thiện kỹ năng vận động đã hình thành từ trước và phát triển các tố chất thể lực cho trẻ. Chính vì vậy tôi thường, nghiên cứu, chuẩn bị rất kỹ để làm thế nào khi thực hiện sẽ đạt được mục đích yêu cầu đã đề ra. Phần trọng động có bài tập phát triển chung và vận động cơ bản. * Bài tập phát triển chung: Là một hệ thống các động tác gồm: Tay - vai, thân, bụng, chân được chọn lọc và sắp xếp theo thứ tự có tác dụng phát triển và củng cố nhóm cơ bắp riêng biệt như cơ bả vai, cơ tay, cơ lưng, cơ ngực , cơ chân . những động tác này hình thành tư thế đúng, tăng hô hấp, giúp có thân thể khỏe mạnh, đồng thời củng cố và phát triển hệ xương, cơ, khớp, dây chằng, do vậy bài tập phát triển chung có tác dụng rất tốt cho cơ thể. Đối với những động tác hỗ trợ cho phần vận động cơ bản tôi cho trẻ tập động tác đó nhiều hơn. Vào đầu năm học khi thực hiện bài tập phát triển chung tôi cho xem cô tập mẫu trước để trẻ quan sát động tác sau đó cho trẻ tập theo nhịp đếm của cô, trong khi trẻ tập tôi chú ý rèn cho trẻ ở tư thế tập đúng nhất bằng cách kết hợp với giáo viên cùng lớp tập trung rèn các động tác tập thể dục cho trẻ, một cô sẽ vừa đếm vừa tập mẫu, một cô quan sát trẻ tập và sửa động tác của trẻ cho đúng. Sau khi trẻ đã tập đúng kỹ thuật của động tác tôi cho trẻ tập trên nền nhạc các bài hát trong chủ đề để trẻ tập tốt hơn, hứng thú hơn, đồng thời thường xuyên động viên khuyến khích trẻ tập tốt hơn để có thể bước sang phần vận động cơ bản một cách nhẹ nhàng. * Vận động cơ bản: Là một phần cũng vô cùng quan trọng, nó có tác dụng phát triển kỹ năng vận động của trẻ, để trẻ có kỹ năng vận động tốt thì việc tạo cho trẻ tích cực tham gia vào vận động là rất quan trọng. Trong phần này ngoài việc chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, địa điểm hợp lý cô phải có những lời hướng dẫn về vận động rõ ràng, ngắn gọn dễ hiểu. Chính vì vậy, khi thực hiện vận động cơ bản tôi luôn trú trọng vào việc hướng dẫn trẻ thực hiện đúng vận động và rèn kỹ năng cho trẻ. Tôi thường nghiên cứu kỹ cách thực hiện vận động và kết hợp lời giảng giải về bài tập sao cho trẻ hiểu, nắm được kỹ thuật vận động để đa số trẻ đều thực hiện được. Mặt khác, đối với trẻ mẫu giáo lớn, khả năng chú ý và ghi nhớ đôi khi còn hạn chế, nên tôi thường sử dụng phương pháp mô phỏng. Tôi luôn đứng nên trên ngược chiều với trẻ để làm mẫu cho trẻ quan sát và bắt chước tập theo, động tác khi tập chậm, khẩu lệnh to rõ ràng dứt khoát. Ví dụ: Khi cho trẻ tập bài tập vận động cơ bản, tôi đứng ngược chiều với trẻ. Với vận động “Ném trúng đích bằng một tay” phát triển cơ tay tôi chọn động tác động tác tay đưa từ dưới lên cao và tập động tác này số lần nhiều hơn 10 |1 5