Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm trong công tác đổi mới phương pháp dạy học tích cực cho trẻ mẫu giáo nhỡ trong trường mầm non
Đổi mới giáo dục đang diễn ra trên quy mô toàn cầu. Đầu tư cho giáo dục từ chỗ xem là phúc lợi xã hội chuyển sang đầu tư phát triển. Chính vì vậy từ những nước đang phát triển đến những nước phát triển đều nhận thức được vai trò và vị trí hàng đầu của giáo dục, đều phải đổi mới giáo dục để có thể đáp ứng một cách năng động hơn, hiệu quả hơn, trực tiếp hơn những nhu cầu phát triển của quốc gia hòa nhập với thế giới.
Trong những năm gần đây, giáo dục mầm non ngày càng được quan tâm một cách đặc biệt, vì xã hội càng ngày càng ý thức rõ được rằng “trẻ em hôm nay, thế giới của ngày mai”. Để có một ngày mai tươi sáng đòi hỏi các chủ nhân tương lai của đất nước phải được phát triển một cách toàn diện về mọi mặt. Với mục đích tạo ra cho thế hệ trẻ năng động, sáng tạo trong tương lai thì việc đặt những viên gạch móng đầu tiên là rất quan trọng. Có thể nói để trẻ phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong hoạt các hoạt động của trẻ thì việc cần thiết của chúng ta, những người làm giáo viên cần phải trăn trở, suy nghĩ để đó là một trong những mục tiêu quan trọng, mà mọi nền giáo dục tiên tiến hướng tới.
Đứng trước yêu cầu nhiệm vụ năm học, giáo viên cần phải đổi mới phương pháp dạy học tích cực là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm học này. Với phương pháp đổi mới theo quan điểm giáo dục “ lấy trẻ làm trung tâm” sẽ giúp cho học sinh học tập sáng tạo hơn và tích cực hơn. Qua đó đòi hỏi mỗi giáo viên cần phải tự rèn luyện phấn đấu không ngừng để tiếp cận kịp thời phương pháp đổi mới dạy học trong giáo dục mầm non. Từ đó tôi đã suy nghĩ để xây dựng cho lớp mình “đổi mới phương pháp dạy học tích cực cho trẻ mẫu giáo nhỡ trong trường mầm non” để trẻ được phát triển một cách toàn diện.
File đính kèm:
- bao_cao_bien_phap_mot_so_kinh_nghiem_trong_cong_tac_doi_moi.doc
Nội dung text: Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm trong công tác đổi mới phương pháp dạy học tích cực cho trẻ mẫu giáo nhỡ trong trường mầm non
- UBND QUẬN HOÀN KIẾM TRƯỜNG MẦM NON 1/6 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Một số kinh nghiệm trong công tác đổi mới phương pháp dạy học tích cực cho trẻ mẫu giáo nhỡ trong trường mầm non Lĩnh vực/ Môn: Giáo dục mẫu giáo Cấp học: Mầm non Họ và tên: Tống Thị Duyên Chức vụ: Giáo viên ĐT: 01642628488 Email:tongthiduyen.d21@gmail.com Đơn vị công tác: Trường Mầm non 1-6 Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội Hoàn Kiếm, tháng 4 năm 2018 0/21
- Đổi mới phương pháp dạy học tích cực cho trẻ mẫu giáo nhỡ trong trường mầm non I. ĐẶT VẤN ĐỀ Đổi mới giáo dục đang diễn ra trên quy mô toàn cầu. Đầu tư cho giáo dục từ chỗ xem là phúc lợi xã hội chuyển sang đầu tư phát triển. Chính vì vậy từ những nước đang phát triển đến những nước phát triển đều nhận thức được vai trò và vị trí hàng đầu của giáo dục, đều phải đổi mới giáo dục để có thể đáp ứng một cách năng động hơn, hiệu quả hơn, trực tiếp hơn những nhu cầu phát triển của quốc gia hòa nhập với thế giới. Trong những năm gần đây, giáo dục mầm non ngày càng được quan tâm một cách đặc biệt, vì xã hội càng ngày càng ý thức rõ được rằng “trẻ em hôm nay, thế giới của ngày mai”. Để có một ngày mai tươi sáng đòi hỏi các chủ nhân tương lai của đất nước phải được phát triển một cách toàn diện về mọi mặt. Với mục đích tạo ra cho thế hệ trẻ năng động, sáng tạo trong tương lai thì việc đặt những viên gạch móng đầu tiên là rất quan trọng. Có thể nói để trẻ phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong hoạt các hoạt động của trẻ thì việc cần thiết của chúng ta, những người làm giáo viên cần phải trăn trở, suy nghĩ để đó là một trong những mục tiêu quan trọng, mà mọi nền giáo dục tiên tiến hướng tới. Đứng trước yêu cầu nhiệm vụ năm học, giáo viên cần phải đổi mới phương pháp dạy học tích cực là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm học này. Với phương pháp đổi mới theo quan điểm giáo dục “ lấy trẻ làm trung tâm” sẽ giúp cho học sinh học tập sáng tạo hơn và tích cực hơn. Qua đó đòi hỏi mỗi giáo viên cần phải tự rèn luyện phấn đấu không ngừng để tiếp cận kịp thời phương pháp đổi mới dạy học trong giáo dục mầm non. Từ đó tôi đã suy nghĩ để xây dựng cho lớp mình “đổi mới phương pháp dạy học tích cực cho trẻ mẫu giáo nhỡ trong trường mầm non” để trẻ được phát triển một cách toàn diện. II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Những vấn đề lý luận 1.1. Cơ sở lí luận Trẻ em "chóng nhớ, mau quên" nên việc cung cấp kiến thức cho trẻ không phải là vấn đề quan trọng hàng đầu. Kĩ năng và thái độ của trẻ khi tiếp ứng với mỗi tình huống, câu chuyện đưa ra mới là điều quan trọng hơn. Trong khi đó, việc đổi mới hình thức và phương pháp dạy học đã có song vẫn chỉ là "phong trào" và có lẽ chỉ nhìn thấy thấp thoáng bóng dáng của những thay đổi đó trong các hội giảng và hội thi các cấp. Bàn về đổi mới hình thức tổ chức, đổi mới phương pháp dạy học cho trẻ mầm non, không ít quan điểm cho rằng "trẻ nhỏ biết gì mà dạy", "mấy đứa trẻ con dạy hát, dạy múa, kể chuyện là xong" hay "mầm non đâu cần đổi mới 2/21
- Đổi mới phương pháp dạy học tích cực cho trẻ mẫu giáo nhỡ trong trường mầm non hứng thú cho trẻ tham gia học tập hứng thú tích cực không chỉ cần thiết đối với trẻ ở trường mà việc học tập của trẻ ở nhà cũng rất quan trọng. Tuy nhiên, khi được hỏi về việc học tập của trẻ ở nhà ra sao? Nhiều phụ huynh có ý kiến cho rằng các cháu chưa tự giác học, phụ huynh cần phải nhắc đi nhắc lại nhiều lần hay cần có sự giám sát, kèm cặp bên cạnh thì cháu mới hoàn thành nhiệm vụ, cháu chưa tỏ ra hứng thú, tích cực với việc học ở nhà. Với yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non mới là đổi mới về nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức, chú trọng phương pháp học tập lấy trẻ làm trung tâm, phải luôn luôn phát huy được tính tích cực, tự giác, sáng tạo của trẻ. Xuất phát từ thực tế đó, cũng như nhiều chị em đồng nghiệp khác , bản thân tôi ra sức học hỏi kinh nghiệm chuyên môn, trao dồi năng lực sư phạm, tìm tòi các biện pháp tác động kịp thời để cải thiện chất lượng giáo dục trẻ, một phần giúp trẻ hứng thú tham gia học tập tích cực. Đồng thời giúp phụ huynh có sự nhìn nhận mới về khả năng của trẻ, khuyến khích con em mình học tập ở mọi lúc mọi nơi, kết hợp chặt chẽ với nhà trường để thực hiện nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ một cách có hiệu quả 2. Thực trạng vấn đề a, Thuận lợi: Đối với bản thân tôi là một giáo viên trẻ, từ khi về trường Mầm non 1/6 công tác tôi đã được sự quan tâm của đồng nghiệp và Ban giám hiệu, luôn quan tâm bồi dưỡng về công tác chuyên môn . để nhận định rõ hơn về tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học tích cực. Trong những năm học vừa qua bản thân tôi luôn cố gắng tìm tòi, đi sâu nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học để trẻ hoạt động một cách tích cực và có hiệu quả nhất. Nhà trường đã luôn quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất cho các lớp từ máy tính, đồ dùng đồ chơi cũng như những nguyên vật liệu cần thiết cho việc dạy và học của cô trò trong trường. Ngoài việc đầu tư về cơ sở vật chất thì BGH nhà trường luôn tạo điều kiện cho giáo viên trẻ được đi học các lớp bồi dưỡng về chuyên môn để tôi tích lũy thêm những kiến thức, những kinh nghiệm vận dụng vào việc dạy học để từ đó tôi không ngừng tìm tòi, đổi mới hình thức cũng như phương pháp dạy học để trẻ hoạt động một cách tích cực nhất. Bên cạnh đó phụ huynh rất quan tâm đến việc học tập và sinh hoạt của các con. Phụ huynh cũng đã phối kết hợp với giáo viên đóng góp một số nguyên vật liệu cần thiết để các cô làm một số đồ dùng đồ chơi dạy học cho các con hoạt động. b, Khó khăn: Để thực hiện tốt chương trình GDMN thì đồ dùng dạy học phục vụ cho trẻ hoạt động trong việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học tuy đã có sự đầu tư về cơ sở vật chất của nhà trường nhưng một số bộ môn còn thiếu đồ dùng dạy học nên rất khó khăn cho cô và trẻ trong các giờ hoạt động . Một số phụ huynh chưa quan tâm đúng mức đến việc học tập, vui chơi cũng như ăn, ngủ của các con, cha mẹ học sinh đa số đều làm nghề nghiệp khác 4/21
- Đổi mới phương pháp dạy học tích cực cho trẻ mẫu giáo nhỡ trong trường mầm non Triển lãm đồ dùng đồ chơi năm học 2017-2018 + Kế hoạch đặt ra cho bản thân mỗi chủ đề tự làm 1 bộ đồ dùng , đồ chơi phù hợp với chủ đề đó . 3.3 . Biện pháp 3: Đổi mới phương pháp dạy học : Đổi mới phương pháp giáo dục là quá trình chuyển từ phương pháp giáo dục coi “ thầy giáo là trung tâm” thành phương pháp giáo dục : coi “ trẻ là trung tâm”. Vì thế , tôi lựa chọn phương pháp giáo dục chủ yếu nhằm giúp trẻ được trải nghiệm khám phá về sự vật hiện tượng xung quanh , từ đó trẻ rút ra ý kiến nhận xét để cô giáo nhận ra và điều chỉnh phương pháp dạy cho phù hợp. Cung cấp cho trẻ các nguyên vật liệu cần thiết khuyến khích để cho trẻ tham gia các hoạt động tích cực . Thường xuyên tổ chức cho trẻ hoạt động để trải nghiệm trước cuộc sống hàng ngày như: trải nghiệm về các giác quan , thí nghiệm về nước , trải nghiệm về gieo hạt , theo giỏi sự phát triễn của cây từ hạt , vòng đời các con vật, trong các tháng. Thường xuyên học hỏi, trao đổi những phương pháp giáo dục mới từ các đồng nghiệp trong trường cũng như các trường bạn. Tham gia thi giảng , thao giảng cấp trường và các cấp khác. Phấn đấu đưa công nghệ thông tin vào các tiết học qua đó khuyến khích trẻ cùng hoạt động . Vận dụng kinh nghiệm dạy học đã có tôi xin đưa ra những phương pháp dạy học tích cực áp dụng trong các hoạt động giáo dục ở trường mầm non: 3.3.1. Phương pháp dạy học nhóm: - Dạy học nhóm: là cách dạy trong đó trẻ được đặt vào môi trường học tập tích cực. Một lớp được chia làm các nhóm nhỏ, trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác 6/21
- Đổi mới phương pháp dạy học tích cực cho trẻ mẫu giáo nhỡ trong trường mầm non giáo viên đặt ra hệ thống câu hỏi để trẻ trả lời, trao đổi với các bạn và giáo viên trong lớp để từ đó trẻ hiểu được nội dung bài học. Có 2 dạng đàm thoại: + Đàm thoại tái hiện:Các câu hỏi, vấn đề giáo viên đặt ra đòi hỏi trẻ phải nhớ, tái hiện lại những hiểu biết, kinh nghiệm trẻ đã có(chủ yếu dùng để ôn tập, củng có kiến thức) + Đàm thoại gợi mở: Giáo viên luôn đóng vai trò chủ đạo, điều khiển hoạt động của trẻ. Hệ thống câu hỏi do giáo viên đưa ra giữ vai trò chỉ đạo định hướng hoạt động nhận thức của trẻ. Đàm thoại gợi mở luôn được giáo viên khuyến khích dạy trẻ trong các hoạt động 3.3.4. Phương pháp đóng vai: Trẻ được “làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong 1 tình huống giả định. Phương pháp này giúp trẻ suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề tập trung vào một sự việc cụ thể mà trẻ quan sát được trong cuộc sống hàng ngày. Qua đó trẻ biết thảo luận, phân vai, trao đổi với các bạn trong lớp. * Một số lưu ý: + Tình huống đóng vai phải phù hợp với chủ đề, phù hợp với lứa tuổi, phù hợp với điều kiện của lớp học. + Tình huống đơn giản, ngắn gọn, dễ hiểu + Tình huống phải có nhiều cách giải quyết. + Tình huống cần để mở, các tình huống mở sẽ giúp trẻ tự tin tìm cách giải quyết, cách ứng xử phù hợp. Không nên cho trước kịch bản lời thoại + Mỗi tình huống phân công một hoặc nhiều nhóm cùng đóng vai + Cần dành thời gian để trẻ thảo luận, đóng vai. 8/21
- Đổi mới phương pháp dạy học tích cực cho trẻ mẫu giáo nhỡ trong trường mầm non Trò chơi kéo co( hoạt động ngoại khóa) 3.3.6. Phương pháp dạy học khám phá: Trẻ đóng vai trò là người phát hiện còn giáo viên là người tổ chức cho trẻ hoạt động. Phương pháp này chú ý đến từng cá nhân trẻ , coi trọng việc nâng cao năng lực bản thân mỗi trẻ. Trẻ được tìm tòi, khám phá những cái mới lạ mà người hướng dẫn, điều khiển là giáo viên. Giáo viên giữ vai trò là trọng tài, cố vấn, điều khiển, hướng dẫn, tổ chức, giúp trẻ tự tìm kiếm , khám phá những tri thức mới, đồng thời là người nêu tình huống, kích thích hứng thú, suy nghic và phân xử các ý kiến đối lập của trẻ. Từ đó hệ thống hoá các vấn đề , tổng kết và khắc sâu những tri thức cần nắm vững. Hay nói cách khác, trong dạy học khám phá, trẻ đóng vai trò là người phát hiện còn giáo viên đóng vai trò làm chuyên gia điều khiển cho trẻ hoạt động. * Lưu ý: + Lựa chọn nội dung vấn đề/ tình huống cần đảm bảo tính vừa sức với trẻ + Chuẩn bị các phương thức hỗ trợ (đồ chơi, đồ dùng trực quan ) và những điều kiện cần thiết để trẻ tự tìm tòi khám phá. + Tổ chức cho trẻ làm việc cá nhân, làm việc theo nhóm. + Khuyến khích trẻ tự tìm tòi, khám phá, đưa các phát hiện, cách giải quyết có thể. + Kết luận về nội dung của vấn đề, làm cơ sở cho trẻ tự kiểm tra, tự điều chỉnh. + Rút kinh nghiệm cho việc giải quyết những vấn đề tình huống khác. 10/21