Báo cáo biện pháp Phát triển óc sáng tạo cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động "Thổi bong bóng"

Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một.( Điều 22 – Luật giáo dục, 2005 ).Vì vậy mà chương trình giáo dục mầm non mới đã được nghiên cứu và chia ra theo từng độ tuổi để phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Song chương trình giáo dục mầm non mới vẫn mang tính “đồng tâm”. Do vậy sự phát triển của trẻ cần dựa vào những tiền đề mà đặc biệt trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo bé ( 3 – 4 tuổi ) là lứa tuổi phù hợp cho việc đặt nền móng cho sự phát triển tư duy, phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội…Bước vào tuổi mẫu giáo bé, trẻ bước vào giai đọạn “khủng hoảng”  do sự phát triển nhanh, mạnh về mặt tâm lý. Từ đó dẫn đến tình trạng rối loạn, mất cân bằng ở trẻ do nhiều mẫu thuẫn chưa được giải quyết. Cụ thể, đó là mẫu thuẫn giữa nhu cầu làm người lớn của trẻ với khả năng thực tế của trẻ (mẫu thuẫn nội tại), mẫu thuẫn giữa nhu cầu làm người lớn của trẻ với sự cấm đoán, không cho phép của người lớn ( mẫu thuẫn trong mối quan hệ ). Tuổi lên ba đánh dấu sự trưởng thành trong ba năm đầu đời, một thời kỳ hết sức quan trọng, được coi là chặng giữa trên con đường phát triển thành người, kể từ lúc sơ sinh đến lúc trưởng thành. Do vậy việc phát triển óc sáng tạo cho trẻ ở lứa tuổi này là rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ sau này. 
Ngày nay, đứa trẻ không chỉ tiếp xúc với thế giới xung quanh thông qua người lớn mà đứa trẻ được tiếp xúc bằng những công nghệ thông tin hiện đại: Ti vi, internet…Đây là những nguồn thông tin nhanh nhạy được cập nhật thường xuyên. Điều đó chứng tỏ, thế giới không còn quá rộng lớn đối với trẻ, trẻ có thể tìm kiếm thông tin ở mọi lúc, mọi nơi và lúc này người lớn ( giáo viên ) chỉ đóng vai trò là những người giúp trẻ biết lựa chọn những thông tin cần thiết đến với trẻ.Thế giới không ngừng phát triển và luôn biến đổi, đứa trẻ cũng vậy. Giờ đây nhu cầu giao tiếp của trẻ với xã hội là không có giới hạn nhất là với trẻ 3 tuổi - Cái tuổi luôn luôn tìm hiểu, luôn luôn khám phá tìm ra những cái mới mẻ. Chính vì vậy mà những nền giáo dục tiến tiến trên thế giới cũng không ngừng đưa ra những nội dung và phương pháp mới, đòi hỏi người giáo viên mầm non cũng phải vận hành và thay đổi theo xu thế của thời đại để đứa trẻ không bị tụt lùi lại phía sau. Nền giáo dục của Việt Nam cũng vậy trong đó Giáo dục mầm non đóng vai trò tiên phong và người giáo viên mầm non là những người đặt nền móng cho sự phát triển sau này của đứa trẻ.
doc 33 trang Đình Bảo 22/08/2023 1281
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Phát triển óc sáng tạo cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động "Thổi bong bóng"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_phat_trien_oc_sang_tao_cho_tre_3_4_tuoi_th.doc

Nội dung text: Báo cáo biện pháp Phát triển óc sáng tạo cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động "Thổi bong bóng"

  1. phòng giáo dục và đào tạo quận hoàn kiếm. trường mẫu giáo tuổi thơ Đề tài: Phát triển óc sáng tạo cho trẻ 3 – 4 tuổi thông qua hoạt động “ Thổi bong bóng”. Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thu Hà. Lứa tuổi : Mẫu giáo bé. Năm học 2010 - 2011.
  2. Phần i: đặt vấn đề i. Lí do chọn đề tài 1. Cở sở lí luận: Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một.( Điều 22 – Luật giáo dục, 2005 ).Vì vậy mà chương trình giáo dục mầm non mới đã được nghiên cứu và chia ra theo từng độ tuổi để phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Song chương trình giáo dục mầm non mới vẫn mang tính “đồng tâm”. Do vậy sự phát triển của trẻ cần dựa vào những tiền đề mà đặc biệt trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo bé ( 3 – 4 tuổi ) là lứa tuổi phù hợp cho việc đặt nền móng cho sự phát triển tư duy, phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội Bước vào tuổi mẫu giáo bé, trẻ bước vào giai đọan “khủng hoảng” do sự phát triển nhanh, mạnh về mặt tâm lý. Từ đó dẫn đến tình trạng rối loạn, mất cân bằng ở trẻ do nhiều mẫu thuẫn chưa được giải quyết. Cụ thể, đó là mẫu thuẫn giữa nhu cầu làm người lớn của trẻ với khả năng thực tế của trẻ (mẫu thuẫn nội tại), mẫu thuẫn giữa nhu cầu làm người lớn của trẻ với sự cấm đoán, không cho phép của người lớn ( mẫu thuẫn trong mối quan hệ ). Tuổi lên ba đánh dấu sự trưởng thành trong ba năm đầu đời, một thời kỳ hết sức quan trọng, được coi là chặng giữa trên con đường phát triển thành người, kể từ lúc sơ sinh đến lúc trưởng thành. Do vậy việc phát triển óc sáng tạo cho trẻ ở lứa tuổi này là rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ sau này. Ngày nay, đứa trẻ không chỉ tếp xúc với thế giới xung quanh thông qua người lớn mà đứa trẻ được tiếp xúc bằng những công nghệ thông tin hiện đại: Ti vi, internet Đây là những nguồn thông tin nhanh nhạy được cập nhật thường xuyên. Điều đó chứng tỏ, thế giới không còn quá rộng lớn đối với trẻ, trẻ có thể tìm kiếm thông tin ở mọi lúc, mọi nơi và lúc này người lớn ( giáo viên ) chỉ đóng vai trò là những người giúp trẻ biết lựa chọn những thông tin cần thiết đến với trẻ.Thế giới không ngừng phát triển và luôn biến đổi, đứa trẻ cũng vậy. Giờ đây nhu cầu giao tiếp của trẻ với xã hội là không có giới hạn nhất là với trẻ 3 tuổi - Cái tuổi luôn luôn tìm hiểu, luôn luôn khám phá tìm ra những cái mới mẻ. Chính vì vậy mà 3
  3. muốn và ước muốn của mình. Vì vậy, thông qua những hoạt động mà giáo viên tổ chức, những sản phẩm mà trẻ làm chính là sự phản ánh thế giới xung quanh qua con mắt của trẻ. Những sản phẩm của trẻ ở giai đoạn này chưa thực sự phong phú, chưa có sự đa dạng về thể loại và những sản phẩm tạo hình còn chưa thể hiện sự sáng tạo của trẻ, trẻ thường không mất nhiều thời gian phải suy nghĩ mà thường là làm theo mẫu hay sự hướng dẫn của cô.Vì vậy, vai trò của giáo viên trong các hoạt động tạo hình của trẻ 3 tuổi còn quá lớn chưa kích thích trẻ 3 tuổi phải tích cực hoạt động và tích cực tham gia tạo ra các sản phẩm. ii. Mục tiêu Bản thân tôi là một giáo viên mầm non tôi tự nhận thức việc giáo dục chăm sóc trẻ mẫu giáo bé ( 3 – 4 tuổi ) phải hết sức tỉ mỉ, cẩn thận. Việc sử dụng tổng hợp các phương pháp giáo dục một cách khéo léo, khoa học nhằm mục đích phát triển toàn diện nhân cách của trẻ. Tôi đã suy nghĩ, tổ chức nhiều hoạt động cho trẻ. Trong đó, hoạt động mà tôi thành công nhất là hoạt động “Thổi bong bóng” nhằm phát triển óc sáng tạo của trẻ. Hoạt động này không mất nhiều thời gian chuẩn bị, không tốn về chi phí nhưng khi tổ chức hoạt động vẫn gây được sự hứng thú, thích thú của trẻ. - Giáo viên có thêm cơ hội tổ chức các hoạt động mang tính sáng tạo cho trẻ được tham gia hoạt động một cách tích cực. - Hoạt động này giúp đứa trẻ phát triển phát triển một cách toàn diện về các mặt ngôn ngữ, thể chất và tình cảm xã hội đặc biệt là phát triển thẩm mỹ và phát triển nhận thức. - Hoạt động này gắn liền với việc phát triển thẩm mỹ ở trẻ. Những gì trẻ cảm nhận được từ thế giới xung quanh sẽ được trẻ thể hiện lại thông qua các sản phẩm tạo hình bằng cách thổi bong bóng. - Đặc biệt hoạt động giúp trẻ được tham gia vào hoạt động trải nghiệm, khám phá một cách hoàn toàn tự nhiên và chính trẻ cũng sẽ là người tự đưa ra những kết luận. Nhờ vậy mà khả năng quan sát và vận dụng tư duy sáng tạo trong suốt quá trình hoạt động cũng được rèn luyện và củng cố thêm. Điều này ít thấy trong các 5
  4. Phần ii: nội dung sáng kiến kinh nghiệm I. Thực trạng khi nghiên cứu đề tài Phát triển thẩm mỹ là 1 trong 5 lĩnh vực giáo dục toàn diện cho trẻ mầm non. Với mỗi trẻ em nói chung, trẻ mầm non nói riêng đều có tâm hồn nhạy cảm với thế giới xung quanh, thế giới xung quanh chứa đựng bao điều mới lạ hấp dẫn. Trẻ thường tỏ ra dễ xúc cảm với cảnh vật xung quanh, trẻ dễ bị cuốn hút trước cảnh vật nhiều màu sắc, bức tranh sinh động, đồ chơi ngỗ nghĩnh Với đặc điểm như vậy nên năng khiếu nghệ thuật thường được nay sinh ngay từ tuổi ấu thơ. Vì vậy việc giáo dục thẩm mỹ cần được bồi dưỡng ngay từ tuổi mẫu giáo nhất là tuổi mẫu giáo bé để ươm trồng những tài năng nghệ thuật cho tương lai. 1. Về phía giáo viên - Nhà trường luôn tạo điều kiện cho giáo viên chúng tôi có cơ hội được tổ chức các hoạt động mang tính sáng tạo, các hoạt động mang tính trải nghiệm cho trẻ. - Bản thân tôi có trình độ chuyên môn trên chuẩn ( ĐHSP ) có 8 năm đứng lớp. Tôi lại có khă năng về tạo hình, tôi đã suy nghĩ và tạo ra nhiều bộ đồ dùng sáng tạo có tính ứng dụng cao. Bên cạnh đó, tôi còn có khả năng về công nghệ thông tin.Tôi đã ứng dụng các phần mềm sẵn có để tạo ra các trò chơi, học liệu điện tử được Sở Giáo dục và Đào tạo đánh giá cao trong những năm qua. Tuy nhiên khi tổ chức các hoạt động phát triển thẩm mỹ nhất là tổ chức các hoạt động tạo hình, nhìn chung giáo viên mầm non còn gặp phải một số khó khăn sau: - Quá trình tổ chức còn nặng nề về kết quả sản phẩm, chưa chú ý đến kỹ năng hoạt động và đề cao tính sáng tạo của trẻ trong hoạt động. - Giáo viên chưa kết hợp phát triển nhận thức với phát triển thẩm mỹ hoặc sự kết hợp chưa được sâu, kỹ nên trẻ gặp khó khăn khi tiếp nhận. - Chưa tạo cảm hứng cho trẻ vào các hoạt động đòi hỏi tính sáng tạo. - Chưa biết tận dụng chính môi trường xung quanh để kích thích trẻ hoạt động. 7
  5. Ii. Cách tổ chức thực hiện Chương trình giáo dục mầm non mới được thiết kế theo các chủ đề, cho phép giáo viên tổ chức các hoạt động xoay quanh chủ đề bằng nhiều hình thức qua các lĩnh vực hoạt động khác nhau: Chơi các trò chơi, tổ chức các hoạt động khám phá Nhờ vốn kinh nghiệm của bản thân, sự sáng tạo và nắm vững kiến thức, nội dung chương trình mà giáo viên có thể lựa chọn, tổ chức các hoạt động khám phá, trải nghiệm cho trẻ một cách phong phú. Hoạt động “Thổi bong bóng” là một trong nhiều hoạt động mà tôi đã tổ chức cho trẻ đạt hiệu quả. Khi thực hiện, tôi đã tổ chức hoạt động theo trình tự từ đơn giản đến phức tạp. 1. Làm thế nào để thổi được bong bóng? Bước đầu, tôi tổ chức hoạt động cho trẻ khám phá “Làm thế nào để thổi được bong bóng”. Tôi cho trẻ quan sát, thử nghiệm xem đâu là cốc nước có thể thổi bong bóng. Cốc nước đó có gì đặc biệt ( độ sánh, mùi .). Từ đó giới thiệu cho trẻ biết cách pha nước xà phòng để thổi bong bóng. Đây là hoạt động giáo viên tổ chức như một hoạt động khám phá khoa học. 1.1 Mục đích - yêu cầu: - Kiến thức: + Trẻ biết tạo ra nước xà phòng bằng cách pha nước lã với nước rửa bát. + Trẻ so sánh, phân biệt và nhận ra đâu là cốc nước đã được pha lẫn xa phòng thông qua mùi, độ sánh của nước . + Trẻ biết kiểm tra khi nào có thể dùng nước xà phòng để thổi bong bóng. - Kỹ năng : + Trẻ có kỹ năng quan sát và phát đoán các hiện tượng xảy ra. + Có kỹ năng rót và khuấy cho tan xà phòng. + Biết dùng hơi để thổi bong bóng. - Thái độ: Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động. 9
  6. + Làm thế nào để có nước xà phòng? * Hướng dẫn trẻ pha nước xà phòng. - Cô giới thiệu các nguyên liệu và dụng cụ pha nước xà phòng. - Cô hướng dẫn trẻ cách pha. + Bước 1: Rót nước lã vào cốc. + Bước 2: Cho một chút nước rửa bát vào. 11
  7. - Trong quá trình hướng dẫn, giáo viên có thể đưa ra các tình huống để đoán xem chuyện gì sẽ xảy ra. + Khi đổ xà phòng vào và khuất đều sẽ có hiện tượng gì xảy ra? + Làm thế nào để biết xà phòng đã tan hết? * Trẻ thực hiện: Trẻ thực hiện tại nhóm.Mỗi nhóm 4 - 5 trẻ. * Tổ chức cho trẻ chơi. 13
  8. + Trẻ có kỹ năng quan sát, phán đoán và so sánh khi sử dụng các dụng cụ thổi bong bóng khác nhau, lúc thổi mạnh, lúc thổi nhẹ sẽ cho những quả bong bóng khác nhau. + Biết dùng hơi để thổi bong bóng. - Thái độ: Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động 2.1.2 Chuẩn bị: - Các dụng cụ để thổi bong bóng: ống hút các loại ( ống hút to, ống hút nhỏ, ống hút dài, ống hút ngắn ) thìa sữa chua đã được khoét rỗng. - Sân chơi rộng rãi, sạch sẽ và thoáng mát. 2.1.3 Cách tiến hành: * Chơi với ống hút - Trẻ quan sát và so sánh các dụng cụ để thổi bong bóng và đưa ra các nhận xét của mình: ống hút này to, ống hút này nhỏ, ống hút này ngắn, ống hút này dài - Trẻ nhận xét xem loại dụng cụ nào có thể thổi được bong bóng loại dụng cụ nào không thổi được. * Trẻ thổi bong bóng - Cô mời 2 trẻ thổi bong bóng với các dụng cụ khác nhau để trẻ so sánh. - Cứ lần lượt mời từ 2 – 3 trẻ thổi với các dụng cụ khác nhau, các cách thổi khác nhau (thổi mạnh, thổi nhẹ) để trẻ nhận thấy rằng: + Sử dụng ống hút to: Thổi được ít bong bóng. + Sử dụng ống hút nhỏ: Thổi được nhiều bong bóng. 15
  9. 2.2.1 Mục đích - yêu cầu: - Kiến thức: + Trẻ biết tạo ra nước xà phòng bằng cách pha nước lã với nước rửa bát. + Tạo màu cho bong bóng bằng màu nước. + Trẻ biết cách pha màu + Trẻ biết phân biệt các màu sắc cơ bản. - Kỹ năng : + Trẻ có kỹ năng quan sát và phán đoán các hiện tượng xảy ra. Trẻ so sánh những quả bong bóng màu. + Có kỹ năng rót và khuấy cho tan xà phòng. + Biết dùng hơi để thổi bong bóng. - Thái độ: Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động 2.2.2 Chuẩn bị: _ Nước rửa bát. _ Đũa. _ Nước lã. _ Thìa nhựa nhỏ. _ Màu nước. _ Khăn giải bàn. _ Cốc giấy. _ Khăn lau tay. _ ống hút. 17