Biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi hứng thú khám phá khoa học đạt kết quả cao
Giáo dục cho trẻ tiếp cận môn làm quen môi trường xung quanh hay nói cách khác là hoạt động khám phá khoa học trong trường mầm non là giáo dục cho trẻ biết phát hiện, yêu quý cái đẹp, cái hay, cái mới trong thiên nhiên và trong xã hội từ đó có các hành vi văn hóa trong sinh hoạt ở nơi công cộng, thông qua các hoạt động phong phú như : tìm hiểu, khám phá, trải nghiệm. Đặc biệt đối với trẻ 3-4 tuổi hoạt động khám phá đã giúp trẻ tìm tòi khám phá những điều kì diệu, thú vị, mới lạ xung quanh cuộc sống của trẻ. Khi trẻ được trực tiếp quan sát, thực hành, thử nghiệm giúp trẻ phát triển óc sáng tạo, trí tưởng tượng, khả năng tư duy và đặc biệt là vốn ngôn ngữ của trẻ được phát triển. Đây là bước khởi đầu giúp trẻ hiểu biết và có thái độ đúng đắn đối với vạn vật xung quanh.
Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin trong giáo dục, thì việc đưa công nghệ thông tin vào các môn học ở trường mầm non, là điều hết sức cần thiết. Với việc đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy sẽ làm cho giờ học sôi nổi, sinh động hơn, trẻ hứng thú hơn khi tham gia vào hoạt động tập thể .
File đính kèm:
- bien_phap_giup_tre_3_4_tuoi_hung_thu_kham_pha_khoa_hoc_dat_k.doc
Nội dung text: Biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi hứng thú khám phá khoa học đạt kết quả cao
- A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. 1. Cơ sở lý luận: Sinh thời, Bác Hồ kính yêu đã nói: “Trẻ em như búp trên cành Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”. Đúng như vậy, trẻ em ngày nay nói chung cũng như trẻ mẫu giáo nói riêng luôn được nhà trường, gia đình và xã hội chú trọng giáo dục toàn diện: Đức - Trí - Thể - Mỹ góp phần phát triển toàn diện nhân cách trẻ sau này. Các lĩnh vực đó được cụ thể hóa qua các hoạt động học của trẻ. Một trong những hoạt động đó chính là hoạt động khám phá (Khám phá khoa học, khám phá xã hội). Khám phá khoa học là toàn bộ sự vật và hiện tượng và mối quan hệ đơn giản của sự vật, hiện tượng đó. “Xung quanh ta có bao điều kì lạ, mà sao ta biết chẳng được bao nhiêu”. Đó là câu hát quen thuộc với mọi người. Câu hát đã nói lên thế giới xung quanh ta rất bao la, rộng lớn. Nó bao gồm tất cả sự vật, hiện tượng, cây cỏ, con vật, các vấn đề về tự nhiên và xã hội. Chúng ta không thể đi đến tất cả mọi nơi, không thể tận mắt nhìn thấy hết thảy các sự vật, hiện tượng nhưng con người luôn có khát vọng muốn được khám phá, tìm hiểu thế giới xung quanh, đó chính là môi trường của con người, cho nên con người luôn có nhu cầu khám phá thế giới xung quanh thông qua các hoạt động để có thể có những hiểu biết về thế giới, cải tạo thế giới nhằm phục vụ chính cuộc sống của con người. Nhu cầu tìm hiểu, khám phá về thế giới xung quanh của con người đã xuất hiện ngay từ khi còn nhỏ. Từ khi trẻ ra đời, đã muốn ngắm nhìn xung quanh như khi chỉ mới 2 tháng tuổi trẻ đã hứng thú đưa mắt nhìn theo những quả bóng màu xanh- đỏ treo trước mắt và tò mò đưa tay với, Càng lớn, nhu cầu đó càng tăng lên bằng việc bắt chước giọng điệu người lớn (thích mặc quần áo, đeo dép của mẹ ), làm những công việc của người lớn hay làm.Mặt khác, dựa trên những nghiên cứu về đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi trẻ mầm non cho thấy: Tâm hồn trẻ rất ngây thơ và trong sáng, trẻ “chơi mà học và học bằng chơi” thế giới xung quanh qua “lăng kính chủ quan” của trẻ, tất cả đều mới lạ “với biết bao điều kỳ diệu!” và “Vì sao lại thế?” hay “Vì sao thế nhỉ?” luôn là những câu hỏi thắc mắc, là những điều trẻ luôn khao khát muốn biết, muốn tìm hiểu và khám phá. Hoạt động khám phá khoa học về môi trường xung quanh có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển tâm lý của trẻ lứa tuổi mầm non nói chung và độ tuổi mẫu giáo 3-4 tuổi nói riêng. Chính vì thế cho trẻ khám phá khoa học về môi trường xung quanh sẽ phát triển ở trẻ kỹ năng nhận thức, kỹ năng xã hội 1/15
- Biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi hứng thú khám phá khoa học đạt kết quả cao. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Biện pháp giúp trẻ 3- 4 tuổi hứng thú khám phá khoa học đạt kết quả cao. IV. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT- THỰC NGHIỆM - Trẻ 3- 4 tuổi. V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong quá trình triển khai đề tài tôi đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau: * Phương pháp nghiên cứu lý thuyết. * Phương pháp nghiên cứu thực tiễn. - Phương pháp quan sát - Phương pháp điều tra - Phương pháp thực hành - Phương pháp trò chơi - Khảo sát thống kê. VI. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU. - Phạm vi áp dụng: Trẻ 3- 4 tuổi. - Thời gian thực hiện: từ tháng 9/2019 đến tháng 3/2020. 3/15
- Biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi hứng thú khám phá khoa học đạt kết quả cao. 2. Số liệu điều tra trước khi thực hiện: Để giúp trẻ khám phá khoa học hiệu quả, thực sự có chất lượng, đáp ứng được tình hình thực tế của lớp, phù hợp với khả năng của học sinh lớp mình thì đây là việc làm vô cùng quan trọng. Việc đánh giá chính xác thực trạng sự phát triển của trẻ về nhận thức sẽ giúp giáo viên hiểu rõ hơn về kiến thức, kỹ năng , thái độ của học sinh lớp mình về hoạt động khám phá khoa học. Rồi từ đó cô giáo sẽ biên soạn, hệ thống hóa và sáng tạo các trò chơi thử nghiệm để tổ chức khám phá khoa học cho trẻ phù hợp, các cô không cần quá coi trọng kiến thức thu được mà hãy chú ý tới cảm nhận của trẻ tới cách khám phá như thế nào?. Bắt đầu từ tháng 9, tôi đã lên kế hoạch khảo sát trẻ ( Qua việc theo dõi các hoạt động trong ngày của trẻ, cùng với việc tổ chức cho trẻ tham gia một số hoạt động trải nghiệm khám phá khoa học để đánh giá trẻ ) (Bảng khảo sát đầu năm kèm theo cuối sáng kiến) II. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1. Biện pháp 1: Xây dựng môi trường học tập cho trẻ. Trẻ mầm non nói chung và đặc biệt là trẻ 3-4 tuổi nói riêng, môi trường học tập có vị trí to lớn trong việc nhận thức của trẻ, vì môi trường học tập là nơi để trẻ tiếp xúc hằng ngày. Bởi vậy, tôi đã tổ chức xây dựng môi trường có tác dụng mạnh mẽ lên trẻ, tạo cho trẻ hứng thú, tò mò, thích tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh trẻ và từ đó giúp trẻ học tốt môn khám phá khoa học. Thực tế lớp tôi đã được nhà trường trang bị đồ dùng, đồ chơi song các mẫu đồ chơi chưa hấp dẫn trẻ, góc thiên nhiên còn hạn chế, các loại cây chưa phong phú, nhất là các đồ dùng cho trẻ làm thí nghiệm thực hành, không gian để trẻ thực hành còn chật hẹp. Trước yêu cầu thực tế, trong quá trình giảng dạy môn khám phá khoa học, tôi luôn băn khoăn, trăn trở muốn giờ học đạt kết quả cao thì yêu cầu giáo viên phải có đầy đủ đồ dùng học tập và tạo ra môi trường học tập của trẻ phải thật tốt, từ đó tôi đã đặt ra cho mình kế hoạch làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho giảng dạy bằng các biện pháp sau: Ngay từ đầu năm học, tôi đã mạnh dạn đề xuất với ban giám hiệu nhà trường trang bị thêm cho các lớp các thiết bị đồ dùng học tập như: bảng, tranh ảnh, lô tô và một số các mô hình mô phỏng để phục vụ dạy học. Tôi xây dựng góc khám phá phong phú, nhiều loại khác nhau, sắp xếp bố trí đồ chơi gọn gàng, đồ chơi luôn để ở tư thế “ mở” để kích thích trẻ hứng thú hoạt động. Đồ dùng đồ chơi phải đảm bảo tính thuận tiện cho thao tác sử dụng và đặc biệt có thể sử dụng vào các hoạt động học và hoạt động khác. Góc khám phá phải được bố trí thật nổi bật, đẹp mắt vừa đảm bảo tính thẩm mỹ lại vừa đảm bảo tính chính xác. ( Ảnh: Góc bé cùng khám phá ( kèm theo cuối sáng kiến) 5/15
- Biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi hứng thú khám phá khoa học đạt kết quả cao. VD: Tìm hiểu về các loại hoa tôi cho trẻ quan sát hoa thật cho trẻ quan sát và trải nghiệm - Đây là hoa gì? Con nhìn xem hoa có những đặc điểm gì ? Màu gì? - Hãy sờ xem cánh của chúng như thế nào ? Muốn biết cánh hoa có có mùi gì con hãy ngửi xem nào? Khi được trải nghiệm thực tế thì trẻ đã nắm vững được kiến thức tôi muốn truyền đạt. Qua bài về hoa tôi không những cho trẻ tìm hiểu một cách tổng quát về hoa mà còn dạy trẻ kỹ năng cắm hoa. Việc sử dụng máy tính, ti vi cũng là hình thức sử dụng trực quan vì vậy tôi thường xuyên sử dụng tạo điều kiện cho trẻ nắm kiến thức thông qua những cảnh quay những đoạn băng được đưa lên màn hình sẽ tạo ra sự thay đổi, sự mới lạ cho trẻ vì tất cả những sự vật hiện tượng đều có thể chụp lại, quay lại để đưa lên màn hình cơ hội để trẻ khám phá những sự vật- hiện tượng, con vật mà trẻ có cơ hội tiếp xúc Việc sử dụng đồ dùng trực quan phải được sử dụng một cách linh hoạt và sáng tạo. Trong tiết dạy tôi không sử dụng một loai đồ dùng từ đầu đến cuối cũng không sử dụng quá nhiều loại ôm đồm để trẻ khó hiểu mà tôi phối hợp các loại đồ dùng trực quan sao cho phù hợp, linh hoạt từng phần sao cho trẻ không nhàm chán. Việc kết hợp sử dụng các đồ dùng trực quan trong tiết học tôi thấy trẻ hứng thú hơn khi học khám phá khoa học, kiến thức tôi truyền đạt vì thế mà dễ dàng và ghi nhớ hơn.Qua đó tôi thấy nếu cho trẻ tự khám phá, trẻ sẽ rất hứng thú, kiến thức đến với trẻ nhẹ nhàng mà khắc sâu phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, để trẻ không đánh mất cái tôi của trẻ và trẻ luôn là trung tâm của mọi hoạt động.Trẻ vừa học vừa chơi không bị gò bó tạo tâm thế thoải mái nhất cho trẻ để trẻ thỏa sức sáng tạo. * Tổ chức các thí nghiệm đơn giản Chọn lựa những thí nghiệm cho trẻ giáo viên cần suy nghĩ và chọn lọc sao cho phù hợp với khả năng của trẻ. Các thí nghiệm cần đảm bảo cung cấp cho trẻ những kiến thức đơn giản, gần gũi và đặc biệt phải đảm bảo an toàn về qui trình thực hiện với trẻ. Đây chính là cách cô giao nhiệm vụ tìm hiểu cho trẻ, các câu hỏi đưa ra cần gắn sát với nội dung khám phá, mặt khác phải ngắn gọn, dễ hiểu và rõ ý.Sau đây là một số thí nghiệm tôi đưa ra cho trẻ: Thí nghiệm 1: Giác quan tài ba. Mục đích: - Rèn luyện độ nhanh nhạy cho các giác quan của trẻ. 7/15
- Biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi hứng thú khám phá khoa học đạt kết quả cao. - Lấy kim chọc 1 lỗ của 1 quả bóng và dí sát chỗ chọc kim vào má để cảm nhận về sự di chuyển của không khí - Quan sát,so sánh hiện tượng của 2 quả bống có gì khác nhau? -> Giải thích: Quả bóng căng phồng lên vì có không khí chui vào trong quả bóng. Khi lấy kim chọc. Khi lấy kim chọc vào quả bóng tạo thành lỗ làm cho không khí sẽ di chuyển ra ngoài quả bóng làm cho quả bóng bị nhỏ dần Thí nghiệm 4: Thí nghiệm vật tan và không tan Mục đích: - Luyện kĩ năng quan sát, khả năng phỏng đoán, ghi chép kết quả, thuyết trình và phân nhóm. - Trẻ nhận biết có những chất có thể tan và không tan trong nước. Chuẩn bị: - Một chậu nước to. - Một vài vật khác nhau có thể tan hoạc không tan như: đường, muối,bột canh, bột nêm, bằng nhựa, mẩu gỗ, xốp. Tiến hành: - Cho trẻ cầm sờ các vật đã chuẩn bị và đoán xem vật nào sẽ tan , vật nào sẽ không tan trong nươc. - Thả các vật đó vào nước và quan sát xem vật nào tan, vật nào không tanu đó ghi chép lại kết quả và thuyết trình . - Cho trẻ chọn riêng thành những chất tan và những chất không tan. Kết quả: Qua thí nghiệm tôi thấy trẻ rất tò mò và tự đặt ra câu hỏi như: Sao cái này lại tan? Sao cái này lại không tan?. Trẻ rất say sưa quan sát và thực hành thí nghiệm nhằm tìm hiểu nguyên nhân của chất tan và không trong nước. *Khám phá khoa học thông qua các hoạt động khác Khám phá cần được tổ chức trong các hình thức đa dạng tạo hứng thú, kích thích tính tò mò của trẻ khi tham gia khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanh. Để đạt được kết quả cao hơn tôi nhận thấy việc tổ chức hoạt động khám phá khoa cần được lồng ghép thông qua các hoạt động giáo dục khác ở trên lớp để khuyến khích trẻ hoạt động tích cực và phát triển toàn diện hơn. Tôi tiến hành lồng ghép thông qua các hoạt động khác nhau. Hoạt động làm quen văn học: Ngoài cho trẻ đọc các bài thơ, nghe kể chuyện tôi còn cho trẻ xem những đoạn video về môi trường có nội dung liên quan tới bài học mà tôi tự quay hay copy trên mạng internet hoạc do tôi tự sáng tác . Tôi sẽ hỏi trẻ nói lên được những hiểu biết của mình về những hình ảnh đó hay mô tả những hình ảnh đó bằng trí tưởng tượng của mình. Sau đó tôi sẽ chuyển tiếp để giới thiệu bài học của buổi hôm đó. 9/15