Báo cáo biện pháp Chỉ đạo thực hiện tốt kế hoạch giáo dục vệ sinh, bảo vệ môi trường trong trường mầm non

             “Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sự sống còn của con người”…  Như chúng ta đã biết muốn có một sức khỏe tốt ngoài vấn đề ăn uống, con người cần phải được sống trong môi trường sạch sẽ, an toàn. Môi trường có một tầm quan trọng đặt biệt đối với sức khỏe con người, đối với sự phát triển về mọi mặt như: Kinh tế, văn hóa, xã hội của toàn nhân loại.

        Trong giai đoạn hiện nay, môi trường đang bị suy thoái, hủy hoại và bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng nhiều đến đời sống con người, làm giảm đi chất lượng cuộc sống. Một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng trên chính là do sự thiếu ý thức, thiếu hiểu biết của mỗi một con người trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường là một vấn đề cấp bách, có tính chiến lược toàn cầu không chỉ đối với người lớn mà ngay cả trẻ ở lứa tuổi mầm non bởi trẻ lứa tuổi này còn nhỏ, ý thức chưa chủ định. Khi trẻ đến trường, môi trường mầm non là nơi dễ phát sinh và lây lan các dịch bệnh, nếu môi trường không đảm bảo vệ sinh sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ và đó cũng là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Trẻ em vốn tò mò, thích khám phá mọi sự vật hiện tượng xung quanh và dễ bị gây ấn tượng mạnh đến đời sống của trẻ.

        Việc cho trẻ mầm non tiếp cận với các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường là rất cần thiết, sớm hình thành những nề nếp, thói quen vệ sinh tốt, những giá trị tốt đẹp, hành vi tích cực và cách ứng xử có văn hóa trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường đối với con người và thiên nhiên xung quanh trẻ. Giáo dục trẻ yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường từ nhỏ khi lớn lên trẻ sẽ ý thức tốt hơn về vấn đề giữ gìn và bảo vệ môi trường. Hội nghị Quốc tế về môi trường đã đưa ra thông điệp:

             “Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sự sống còn của con người”…

      Nhận thức rõ được những vấn đề nêu trên sau một năm chỉ đạo cán bộ giáo viên thực hiện kế họach giáo dục vệ sinh, bảo vệ môi trường. Tôi nhận thấy kết quả tương đối cao, giáo viên luôn tìm tòi mọi hình thức tổ chức, phù hợp với độ tuổi, luôn khai thác nội dung giáo dục vệ sinh, bảo vệ môi trường lồng ghép ở mọi lúc mọi nơi kích thích trẻ, giúp trẻ hưởng ứng tham gia mọi hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường một cách tự giác, tích cực. Đây là một việc phải làm thường xuyên và liên tục mới mang lại hiệu quả cao. Điều này khiến bản thân tôi luôn suy ngẫm làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục vệ sinh, bảo vệ môi trường. 

doc 28 trang Đình Bảo 22/08/2023 3921
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Chỉ đạo thực hiện tốt kế hoạch giáo dục vệ sinh, bảo vệ môi trường trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_chi_dao_thuc_hien_tot_ke_hoach_giao_duc_ve.doc

Nội dung text: Báo cáo biện pháp Chỉ đạo thực hiện tốt kế hoạch giáo dục vệ sinh, bảo vệ môi trường trong trường mầm non

  1. UBND QUẬN HOÀN KIẾM TRƯỜNG MẦM NON 1-6 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN TỐT KẾ HOẠCH GIÁO DỤC VỆ SINH, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG TRƯỜNG MẦM NON Lĩnh vực: Quản lý Cấp học: Mầm non Họ và tên: Nguyễn Thu Hà Chức vụ: Hiệu trưởng ĐT: 0987713289 Email: nguyenhavi05@gmail.com Đơn vị công tác: Trường Mầm non 1-6 Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội Hoàn Kiếm, tháng 4 năm 2018 LĨNH VỰC: QUẢN LÝ CẤP HỌC: MẦM NON NĂM HỌC 2017-2018 Hµ NéI, TH¸NG 12/2014
  2. SKKN: “Chỉ đạo thực hiện tốt kế hoạch giáo dục trẻ giữ vệ sinh, bảo vệ môi trường trong trường mầm non” ĐỀ TÀI: CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN TỐT GIÁO DỤC TRẺ GIỮ VỆ SINH, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG TRƯỜNG MẦM NON A. ĐẶT VẤN ĐỀ “Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sự sống còn của con người” Như chúng ta đã biết muốn có một sức khỏe tốt ngoài vấn đề ăn uống, con người cần phải được sống trong môi trường sạch sẽ, an toàn. Môi trường có một tầm quan trọng đặt biệt đối với sức khỏe con người, đối với sự phát triển về mọi mặt như: Kinh tế, văn hóa, xã hội của toàn nhân loại. Trong giai đoạn hiện nay, môi trường đang bị suy thoái, hủy hoại và bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng nhiều đến đời sống con người, làm giảm đi chất lượng cuộc sống. Một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng trên chính là do sự thiếu ý thức, thiếu hiểu biết của mỗi một con người trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường là một vấn đề cấp bách, có tính chiến lược toàn cầu không chỉ đối với người lớn mà ngay cả trẻ ở lứa tuổi mầm non bởi trẻ lứa tuổi này còn nhỏ, ý thức chưa chủ định. Khi trẻ đến trường, môi trường mầm non là nơi dễ phát sinh và lây lan các dịch bệnh, nếu môi trường không đảm bảo vệ sinh sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ và đó cũng là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Trẻ em vốn tò mò, thích khám phá mọi sự vật hiện tượng xung quanh và dễ bị gây ấn tượng mạnh đến đời sống của trẻ. Việc cho trẻ mầm non tiếp cận với các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường là rất cần thiết, sớm hình thành những nề nếp, thói quen vệ sinh tốt, những giá trị tốt đẹp, hành vi tích cực và cách ứng xử có văn hóa trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường đối với con người và thiên nhiên xung quanh trẻ. Giáo dục trẻ yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường từ nhỏ khi lớn lên trẻ sẽ ý thức tốt hơn về vấn đề giữ gìn và bảo vệ môi trường. Hội nghị Quốc tế về môi trường đã đưa ra thông điệp: “Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sự sống còn của con người” Nhận thức rõ được những vấn đề nêu trên sau một năm chỉ đạo cán bộ giáo viên thực hiện kế họach giáo dục vệ sinh, bảo vệ môi trường. Tôi nhận thấy kết quả tương đối cao, giáo viên luôn tìm tòi mọi hình thức tổ chức, phù hợp với độ tuổi, luôn khai thác nội dung giáo dục vệ sinh, bảo vệ môi trường lồng ghép ở mọi lúc mọi nơi kích thích trẻ, giúp trẻ hưởng ứng tham gia mọi hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường một cách tự giác, tích cực. Đây là một việc phải làm thường xuyên và liên tục mới mang lại hiệu quả cao. Điều này khiến bản thân tôi luôn suy ngẫm làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục vệ sinh, bảo vệ môi trường. Đây là mong muốn cũng là trách nhiệm của người hiệu trưởng vì vậy tôi quyết định trọn đề tài “Chỉ đạo thực hiện tốt kế hoạch giáo dục trẻ giữ vệ sinh, bảo vệ môi trường trong trường mầm non” 2/27
  3. SKKN: “Chỉ đạo thực hiện tốt kế hoạch giáo dục trẻ giữ vệ sinh, bảo vệ môi trường trong trường mầm non” *Thuận lợi: - Trường luôn nhận được sự quan tâm, tạo mọi điều kiện đầu tư về cơ sở vật chất của Quận uỷ, HĐND, UBND quận Hoàn Kiếm, sự chỉ đạo sát sao của Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận Hoàn Kiếm và sự phối hợp chặt chẽ với các cấp các ngành, các đoàn thể trong Quận và UBND 2 Phường Hàng Bồ và Cửa Đông. - Tập thể cán bộ giáo viên nhân viên nhà trường có tinh thần đoàn kết nhất trí, trách nhiệm cao trong công tác, yêu nghề mến trẻ, luôn có ý thức học hỏi nâng cao tay nghề và chuyên môn nghiệp vụ. - Môi trường sư phạm xanh – sạch và an toàn. Các cháu đến trường được học theo chương trình đúng độ tuổi, được chăm sóc giáo dục theo chương trình giáo dục mầm non mới của bộ Giáo dục. *Khó khăn: - Trường Mầm non nơi tôi công tác là ngôi trường nằm trên khu phố cổ, các địa điểm đều nhỏ, hẹp, ở sát dân và là nơi buôn bán của nhiều hộ dân, ý thức các hộ dân đôi khi rất kém nên ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường lớp học của nhà trường. Một bộ phận phụ huynh thiếu ý thức giữ gìn vệ sinh chung, xả rác bừa bãi, thiếu ý thức tôn trọng nội qui nhà trường. - Hàng năm số giáo viên mới về trường còn chưa nắm vững về phương pháp “ lấy học sinh làm trung tâm”, còn lúng túng trong việc vận dụng chương trình giáo dục mầm non mới vào thực tế giảng dạy. Chưa biết lựa chọn nội dung chương trình. Chưa biết lồng ghép chương trình giáo dục vệ sinh bảo vệ môi trường vào tiết dạy, tuy đã chú ý phát triển toàn diện nhưng trong nội dung chưa gắn kết tính đồng bộ, tích hợp các môn học, các lĩnh vực vào bài dạy. Các môn học còn độc lập, tách rời mang nặng cung cấp kiến thức cho trẻ, chưa phát huy tính tích cực, chủ động ở trẻ, giáo viên chưa biết tạo môi trường để trẻ được học tập, tham quan khám phá ở mọi lúc mọi nơi. Phương pháp tổ chức các hoạt động còn hạn chế, kế hoạch chỉ đạo chuyên môn còn chung chung, chưa khoa học, công tác tự bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên chưa đa dạng, chưa sâu, các tiết dạy mẫu còn hạn chế. Vì vậy, kết quả trên cô và trẻ đạt chưa cao nên ảnh hưởng nhiều đến chất lượng chuyên môn của nhà trường nói chung và công tác vệ sinh và bảo vệ môi trường nói riêng . Việc quan tâm chăm sóc vệ sinh cho con em của một số phụ huynh chưa đáp ứng với nhu cầu giáo dục ngày càng cao hiện nay. Nhu cầu về kinh tế, mưu sinh được quan tâm nhiều hơn nhu cầu học tập. Phụ huynh học sinh chưa nắm rõ quan điểm giáo dục hiện nay, thái độ hợp tác giáo dục trẻ chưa rõ ràng, chưa thống nhất với nhà trường. Chính vì vậy từ tháng 3 đến tháng 6/2017 tôi bắt đầu phối hợp cùng giáo viên khảo sát tình hình thực tế của trường, kết quả như sau : 4/27
  4. SKKN: “Chỉ đạo thực hiện tốt kế hoạch giáo dục trẻ giữ vệ sinh, bảo vệ môi trường trong trường mầm non” Mặc dù diện tích các lớp còn chật chội, rất khó khăn cho việc sắp xếp góc thiên nhiên, nhưng tôi vẫn chỉ đạo các lớp tận dụng diện tích nhỏ ngoài cửa lớp, hành lang để cho trẻ được hoạt động, trang bị giá cây cho các lớp, với giá để cây này hàng ngày trẻ được tự tay trồng cây ươm hạt và theo dõi sự phát triển của cây, từ đó giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trương, yêu thiên nhiên, không ngắt lá bẻ cành hái hoa nơi công cộng. Hướng dẫn giáo viên trang trí lớp sao cho đẹp, phù hợp với từng độ tuổi. Tận dụng những khoảng trống không gian và những vị trí phù hợp để trang trí những hình ảnh có nội dung giáo dục vệ sinh bảo vệ môi trường (như: ngày hội trồng cây, bé làm vệ sinh, thỏ út trồng rau, bé chăm sóc cây ) tổ chức cho các lớp thi đua làm góc tuyên truyền mang tính giáo dục cao và để nơi dễ thấy dễ đọc để phụ huynh tích cực tham gia. Treo những bức tranh phản ánh việc làm tốt của con người với thiên nhiên, môi trường, tranh cảnh đẹp của quê hương đất nước Ở trong lớp yêu cầu giáo viên sắp xếp các góc sạch – đẹp, ngăn nắp khoa học để mỗi giờ chơi trẻ dễ lấy dễ cất, đi lại không vướng, không làm ảnh hưởng đến hoạt chung của các góc chơi. Hết mỗi chủ điểm yêu cầu giáo viên cất tranh ảnh đồ dùng dạy và học gọn gàng vào mỗi hộp có dán ký hiệu để đến khi dùng không phải bới lôn xộn. Biện pháp 2: Chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt phương pháp, thay đổi hình thức giáo dục vệ sinh, bảo vệ môi trường Giáo dục vệ sinh, và bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non là rất thiết thực, nó gắn liền với chương trình chăm sóc giáo dục trẻ và phù hợp với nhận thức của trẻ xong để làm tốt vấn đề này thật không đơn giản nó còn phụ thuộc rất nhiều vào khả năng, năng lực của giáo viên. Do đó việc bồi dưỡng nâng cao phương pháp cho giáo viên phải được tiến hành thường xuyên nhất là hình thức tổ chức trong các giờ học sao cho hấp dẫn không nhàm chán dập khuôn đây là một việc làm mà tôi luôn trăn trở. Chính vì vậy trong các buổi sinh hoạt chuyên môn tôi luôn cho giáo viên được sinh hoạt theo nhóm, sau đó tôi cho các nhóm tự thảo luận, đưa ra ý tưởng thực hiện của nhóm mình, cuối cùng cho các cô tự thực hành luôn để mọi người tham khảo góp ý kiến. Cuối cùng tôi sẽ chốt lại và hình thức tổ chức của nhóm nào hay nhất hiệu quả nhất phù hợp vời độ tuổi tôi cho triên khai và thực hiện. Bên cạnh những phương pháp trên tôi chỉ đạo giáo viên phải dạy trẻ tích hợp lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào các môn học, các hoạt động trong ngày một cách linh hoạt, sáng tạo mềm dẻo phù hợp, gây hứng thú và thu hút nhiều trẻ tham gia để các giờ học đạt kết quả cao. Ví dụ : Khi cho trẻ rửa tay, cô nhắc trẻ biết tiết kiệm nước, vặn vòi nước vừa phải, rửa đúng thao tác, không làm nước bắn ra ngoài để đảm bảo vệ sinh, hay khi cho trẻ hoạt động ở các góc nhắc trẻ không nói to, không gây tiếng ồn không mất vệ sinh, không ném đồ chơi, chơi xong biết cất đồ chơi đúng nơi quy định và thu don sạch sẽ sau khi chơi những rác, giấy vụn cho trẻ tự tay vứt vào đúng nơi quy định, không vứt bừa bãi ảnh hưởng đến môi trường. 6/27
  5. SKKN: “Chỉ đạo thực hiện tốt kế hoạch giáo dục trẻ giữ vệ sinh, bảo vệ môi trường trong trường mầm non” làm quen và thể hiện khả năng tạo hình của trẻ, chú ý tận dụng diện tích phòng học, góc tạo hình một cách phù hợp, để trẻ có thể làm quen, ôn luyên, củng cố và vận dụng, phát triển những kỹ năng sáng tạo thông qua các trò chơi, các hoạt động sáng tạo, làm phát triển trí tưởng tượng tư duy ngoài ra còn sắp xếp các nguyên vật liệu tạo hình sao cho trẻ có thể thấy rõ, và lấy được dễ dàng để, trẻ có thể lấy bất cứ lúc nào mà trẻ thích, và trẻ cá thể trưng bày sản phẩm của mình của trẻ. Với môi trường lớp học các mảng chính trong lớp tôi chỉ đạo giáo viên lấy các tiêu đề mang tính chất tuyên truyền cao. Ví dụ: Góc phân vai lấy tên “ Bé giữ cho nhà sạch”, “ Nhà ai sạch hơn”, “Siêu thi sạch sẽ nhất”, “Xây dựng công viên đẹp và sạch nhất”, trong các góc đó gắn các hình ảnh ngộ nghĩnh đáng yêu, có màu sắc đẹp bố cục hợp lý, ví dụ: Hình ảnh một em bé đang nhặt bỏ rác vào thùng rác hoặc một hình ảnh em bé tưới cây để phát huy tối đa tác dụng của tiết tạo hình. Trẻ được quan sát vẽ theo ý của trẻ, từ đó giáo dục trẻ biết giữ vệ sinh và bảo vệ môi trường. Sau khi chuyển chủ đề, tôi cho giáo viên thay đổi chủ đề mới, tìm nhiều nội dung tạo hình khác nhau như nặn, xé dán, gấp, đính hạt giúp cho trẻ tích lũy vốn hiểu biết và say mê nghệ thuật, từ đó kích thích lòng ham muốn thích tham gia tạo sản phẩm, để sản phẩm được trưng bày ở cầu thang lên xuống của trường và góc trưng bày trong lớp của trẻ. Tôi chỉ đạo hiệu phó phụ trách chuyên môn xây dựng những tiết mẫu có nội dung giáo dục vệ sinh, bảo vệ môi trường cho 100% giáo viên trong trường dự và rút kinh nghiệm để áp dụng vào lớp mình. Biện pháp 3: Chỉ đạo giáo viên tổ chức tốt các hoạt động để rèn trẻ kỹ năng vệ sinh và bảo vệ môi trường cho trẻ. Để giúp trẻ có những kiến thức và kỹ năng vệ sinh, thực hành bảo vệ môi trường phù hợp với khả năng của trẻ, trước tiên tôi hiểu đối với trẻ lứa tuổi mầm non thì học mà chơi, chơi mà học, trong giờ vui chơi trẻ được thực hành trải nghiệm nhiều vai chơi khác nhau phản ánh sinh hoạt hàng ngày của người lớn, thì hiệu quả sẽ rất tốt. Chính vì vậy tôi xây dựng kế hoạch và đề ra biện pháp cụ thể để chỉ đạo giáo viên thực hiện. Yêu cầu giáo viên phải thường xuyên tập cho trẻ có thói quen giữ vệ sinh môi trường không vứt rác bừa bãi, không vẽ bậy lên tường thường xuyên cho trẻ đi vệ sinh cá nhân, vệ sinh thân thể rửa tay chân sạch sẽ, quần áo luôn gọn gàng, muốn làm được như vậy thì yêu cầu giáo viên luôn gương mẫu cho trẻ làm theo, luôn có ý thức hướng dẫn và nhắc nhở trẻ kiên trì thực hiện. Tổ chức phong phú hoạt động vui chơi, hoạt động học tập có nội dung về vệ sinh và bảo vệ môi trường để tạo cho trẻ có kỹ năng. Tổ chức tốt các hoạt động đi dạo, đi thăm quan để trẻ được quan sát, tìm hiểu các sự vật, hiện tượng gần gũi của môi trường xung quanh và các hoạt động bảo vệ môi trường của con người. Ví dụ: Tôi chỉ đạo giáo viên, cho trẻ thăm quan nghề truyền thống của địa phương nghề làng nghề Bát Tràng. Trẻ được quan sát, tìm hiểu các công đoạn 8/27