Báo cáo biện pháp Một số biện pháp xây dựng nền nếp tốt - Kỷ cương nghiêm trong trường mầm non
Kỷ cương, nền nếp được hiểu là những quy định tạo nên tính thống nhất trong mọi hoạt động, giúp định hướng cho các thành viên trong tập thể tập trung vào giải quyết những công việc mà tập thể đang đòi hỏi ở mỗi cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ chung. Hay có thể nói, nề nếp là thói quen giữ gìn những cách làm hợp lý và sự sinh hoạt có kỷ luật, có trật tự, có tổ chức, còn kỷ cương là phép tắc, là các quy định để mọi người làm theo.Trong công tác quản lý giáo dục nói chung, đặc biệt là lĩnh vực quản lý giáo dục mầm non nói riêng, ngoài trách nhiệm, tâm huyết và tình thương yêu đối với trẻ, thì việc “Xây dựng nền nếp - kỷ cương” của một nhà trường nếu không được chú trọng, thì kết quả trong công tác quản lý chỉ đạo của người quản lý sẽ không đạt được như mục tiêu đã đề ra. Vì vậy, muốn các hoạt động của nhà trường đi vào nền nếp và có chất lượng cao, đòi hỏi phải có nhiều yếu tố, điều kiện và nhiều biện pháp tác động, trong đó ý thức và hành động của mỗi thành viên trong nhà trường có ý nghĩa vô cùng quan trọng để quyết định sự thành công về chất lượng trong công tác quản lý và chỉ đạo nhà trường .
Thực hiện lời dạy của Bác: “Giáo dục mầm non tốt, sẽ mở đầu cho một nền giáo dục tốt”, vì vậy trong trường mầm non có nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục các cháu trở thành người công dân có ích là những chủ nhân tương lai của đất nước. Trường mầm non cần phải giáo dục cho các cháu có được những thói quen, hành vi tốt khi vui chơi, học tập và sinh hoạt theo một chế độ sinh hoạt hợp lý, có khoa học và nền nếp. Muốn thực hiện được điều đó, một tập thể sư phạm nhà trường cần thực hiện hiệu quả “Nền nếp tốt - kỷ cương nghiêm”, tạo tinh thần trách nhiệm, sự đoàn kết, tương trợ, thân ái trong đơn vị.
File đính kèm:
- bao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_xay_dung_nen_nep_tot_ky_c.doc
Nội dung text: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp xây dựng nền nếp tốt - Kỷ cương nghiêm trong trường mầm non
- I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận. Kỷ cương, nền nếp được hiểu là những quy định tạo nên tính thống nhất trong mọi hoạt động, giúp định hướng cho các thành viên trong tập thể tập trung vào giải quyết những công việc mà tập thể đang đòi hỏi ở mỗi cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ chung. Hay có thể nói, nề nếp là thói quen giữ gìn những cách làm hợp lý và sự sinh hoạt có kỷ luật, có trật tự, có tổ chức, còn kỷ cương là phép tắc, là các quy định để mọi người làm theo.Trong công tác quản lý giáo dục nói chung, đặc biệt là lĩnh vực quản lý giáo dục mầm non nói riêng, ngoài trách nhiệm, tâm huyết và tình thương yêu đối với trẻ, thì việc “Xây dựng nền nếp - kỷ cương” của một nhà trường nếu không được chú trọng, thì kết quả trong công tác quản lý chỉ đạo của người quản lý sẽ không đạt được như mục tiêu đã đề ra. Vì vậy, muốn các hoạt động của nhà trường đi vào nền nếp và có chất lượng cao, đòi hỏi phải có nhiều yếu tố, điều kiện và nhiều biện pháp tác động, trong đó ý thức và hành động của mỗi thành viên trong nhà trường có ý nghĩa vô cùng quan trọng để quyết định sự thành công về chất lượng trong công tác quản lý và chỉ đạo nhà trường . Thực hiện lời dạy của Bác: “Giáo dục mầm non tốt, sẽ mở đầu cho một nền giáo dục tốt”, vì vậy trong trường mầm non có nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục các cháu trở thành người công dân có ích là những chủ nhân tương lai của đất nước. Trường mầm non cần phải giáo dục cho các cháu có được những thói quen, hành vi tốt khi vui chơi, học tập và sinh hoạt theo một chế độ sinh hoạt hợp lý, có khoa học và nền nếp. Muốn thực hiện được điều đó, một tập thể sư phạm nhà trường cần thực hiện hiệu quả “Nền nếp tốt - kỷ cương nghiêm”, tạo tinh thần trách nhiệm, sự đoàn kết, tương trợ, thân ái trong đơn vị. 2. Cơ sở thực tiễn. Việc xây dựng nề nếp, kỷ cương và ý thực tự giác cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong trường mầm non, từ lâu đã trở thành mối quan tâm của toàn Ngành, đồng thời cũng là một trong những nội dung cơ bản mà nhà trường đã đề ra ngay từ đầu năm học. Tuy nhiên trong thực tế hiệu quả trong việc thực hiện nền nếp kỷ cương của nhiều trường mầm non chưa cao, nhiều hiệu trưởng còn nể nang trong việc quản lý, điều hành các hoạt động, đôi khi giải quyết các công việc còn theo cảm tính, thiên về tình cảm nhiều hơn, chưa tạo thành “Nền nếp - kỷ cương”, dẫn đến hiệu quả quản lý còn hạn chế. Trong khi đó chúng ta đang cùng nhau thực hiện một trong những nhiệm vụ năm học 2019 -2020 của cấp học mầm non huyện Đan Phượng là “ Thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ chính trị về đẩy
- SKKN QLý “Một số biện pháp xây dựng nền nếp tốt, kỷ cương nghiêm trong trường mầm non”. Kiểm tra việc thực hiện qui chế chuyên môn của CB,GV, NV; quy chế nuôi dạy trẻ của giáo viên, dự giờ hoạt động học, quan sát các hoạt động khác ở các lớp. Trắc nghiệm: đặt câu hỏi cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và phụ huynh học sinh để xin ý kiến về chế độ sinh hoạt một ngày ở trường Mầm non. Đàm thoại: trò chuyện với cán bộ giáo viên và nhân viên để nắm được những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện theo lịch sinh hoạt ở đơn vị theo mảng công việc mà mình đang phụ trách. Tham khảo ý kiến của các bạn đồng nghiệp về việc xây dựng nề nếp đối với đội ngũ trong trường mầm non. Tổng kết kinh nghiệm. II. NỘI DUNG 1. Thực trạng: 1.1 Thuận lợi: - Trường được bố trí 3 cán bộ quản lý, cả 3 đồng chí đều nhiệt tình, trách nhiệm, đoàn kết luôn gương mẫu từ lời nói đến việc làm và cùng có sự quyết tâm xây dựng “Nền nếp - kỷ cương” trong nhà trường. - Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Phòng giáo dục và đào tạo, sự quan tâm ủng hộ của lãnh đạo các cấp, các ban ngành đoàn thể tại địa phương và hội cha mẹ học sinh về tinh thần, vật chất, đưa ra các giải pháp chiến lược cụ thể để giúp nhà trường từng bước tháo gỡ khó khăn, quyết tâm đưa chất lượng của nhà trường đi lên, tiếp tục duy trì đạt danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến cấp cơ sở” và “Cơ quan, đơn vị văn hóa”. - Xây dựng nền nếp tốt - kỷ cương nghiêm là một trong những nội dung quan trọng nhà trường luôn xác định. Đó chính là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cuả đơn vị vì vậy CB,GV,NV trong trường đã ý thức được ngay từ đầu năm học. - Trường có đội ngũ giáo viên ngày càng được trẻ hóa, có trình độ chuyên môn 100% đạt chuẩn và 80% trên chuẩn, yêu nghề mến trẻ, có tinh thần học hỏi, tâm huyết, kiên trì trong công việc. - Số lượng giáo viên, nhân viên có nhận thức, hành vi và chấp hành tốt “Nền nếp - kỷ cương” của nhà trường có chiều hướng ngày càng tăng so với các năm học trước. - Đội ngũ giáo viên, nhân viên trong trường đã có nhiều cố gắng trong công tác, có nhiều tiến bộ trong việc thực hiện giờ giấc làm việc và thực hiện quy chế chuyên môn hàng ngày, sức ỳ và tính tự giác làm việc của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên ngày càng có những chuyển biến tích cực hơn. 3/22
- SKKN QLý “Một số biện pháp xây dựng nền nếp tốt, kỷ cương nghiêm trong trường mầm non”. Phân công nhiệm vụ là một trong những nội dung cơ bản và quan trọng của kỹ thuật điều hành. Người lãnh đạo quản lý muốn thực hiện được mục tiêu của đơn vị, cơ quan mình thì cần làm tốt việc phân công. Bởi phân công công việc hợp lý, khoa học sẽ góp phần thai thác năng lực của đội ngũ. Việc phân công nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên phải phù hợp với khả năng từng người, tránh chồng chéo chức năng để cùng nhau làm việc nhịp nhàng, chu đáo và hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học; căn cứ vào năng lực, sở trường của từng người để phân công nhiệm vụ cho phù hợp. Ví dụ : Đội ngũ tổ trưởng tổ chuyên môn là người có uy tín với đồng nghiệp, có chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, nghiêm túc trong thực hiện quy chế chuyên môn, nắm bắt sâu sát các hoạt động của từng khối - lớp; hướng dẫn giáo viên, nhân viên thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công, thường xuyên giáo dục tư tưởng cho các tổ viên, động viên và noi gương kịp thời những gương người tốt, việc tốt, giúp giáo viên nêu cao về Kỷ cương - tình thương - trách nhiệm trong quá trình giáo dục trẻ . Ngay từ đầu năm học, tôi đã chủ động xây dựng kế hoạch phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng người. Trước khi phân công, tôi phải dựa vào hoàn cảnh và điều kiện của từng người để sắp xếp sao cho hợp lý, sau đó đưa ra bàn bạc trong Ban chi ủy và Ban giám hiệu nhà trường để thống nhất. Khi đã bàn bạc thống nhất kỹ, tôi tiến hành gặp gỡ một số đồng chí để trao đổi trước về mặt tư tưởng, nhằm giúp họ hiểu ra vấn đề và từng bước xóa bỏ những tư tưởng lệch lạc mà vui vẻ, yên tâm công tác và gắn bó với trường, lớp hơn. Cụ thể: Với những chị em có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn và những chị em tuổi đã cao hoặc đang nuôi con nhỏ, tôi cũng phải ưu tiên cho họ được dạy ở lớp có đồng chí khỏe mạnh, con lớn. Sau khi đã trao đổi nắm bắt tư tưởng của giáo viên, nhân viên trước rồi, tôi mới tiến hành tổ chức họp Hội đồng sư phạm nhà trường và công khai danh sách phân công nhiệm vụ cụ thể. Kết quả là các đồng chí trong trường đều nhận thức rõ về công việc được giao của mình, yên tâm công tác, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ, đồng thời còn rất nhiệt tình có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Đối với việc bồi dưỡng tư tưởng cho đội ngũ: Để nâng cao hơn nữa nhận thức cho đội ngũ, trong việc sẵn sàng thực hiện tốt các quy định về nề nếp, kỷ cương của nhà trường thì việc bồi dưỡng nâng cao nhận thức cũng như bồi dưỡng về lý tưởng nghề nghiệp cho đội ngũ là rất quan trọng. Bởi vậy cán bộ quản lý là những người đóng vai trò chủ đạo để dẫn dắt đội ngũ giáo viên, nhân viên thực hiện tốt các nhiệm vụ chuyên môn khẳng định chất lượng nhà trường 5/22
- SKKN QLý “Một số biện pháp xây dựng nền nếp tốt, kỷ cương nghiêm trong trường mầm non”. Qua các buổi giáo dục tư tưởng chính trị và tuyên truyền về trách nhiệm của CBGVNV với phong trào chung của nhà trường và đặc biệt là trong công tác thực hiện nề nếp kỷ cương, tôi thấy các thành viên trong nhà trường đều nhận thức được vai trò trách nhiệm của mình trong việc xây dựng và nâng cao chất lượng của nhà trường để đạt được thành tích chung của tập thể. Bên cạnh việc xây dựng ý thức cho đội ngũ thì việc xây dựng khối đoàn kết, nhất trí trong tập thể sư phạm nhà trường cũng vô cùng quan trọng. Để xây dựng khối đoàn kết nhất trí cao trong tập thể nhà trường, trước tiên người cán bộ quản lý phải xây dựng được mối quan hệ tốt giữa lãnh đạo với lãnh đạo; giữa lãnh đạo với giáo viên, nhân viên; giữa giáo viên, nhân viên với giáo viên, nhân viên và giữa giáo viên với phụ huynh học sinh. Trên cơ sở phải xây dựng được những tình cảm trong sáng, lành mạnh, cùng có lòng nhiệt tình và quyết tâm phấn đấu cùng tập thể để đưa chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ của nhà trường đi lên. Để thực hiện được các nội dung trên, trước khi tổ chức Hội nghị cán bộ viên chức, tôi đã tổ chức họp Ban chi ủy, Ban giám hiệu để cùng thống nhất về những quan điểm giáo dục, về ý chí và hành động, xây dựng tốt các nền nếp hành chính, chuyên môn, sinh hoạt tập thể và duy trì các hoạt động của nhà trường có “Kỷ cương và nền nếp”, sau đó đưa ra trước tập thể nhà trường để cùng thống nhất và thực hiện. 3.2 Biện pháp 2: Xây dựng nội quy, quy chế và chỉ đạo thực hiện kế hoạch. Xây dựng nội qui, quy chế làm việc, quy chế phối hợp của đơn vị nhằm quy định những quy tắc làm việc, quy tắc ứng xử chung được áp dụng trong phạm vi đơn vị, nhằm đảm bảo trật tự kỷ luật và phạm vi công tác nhất định của từng thành viên. Mặt khác nội quy, quy định là những quy ước của một tập thể để mọi người cùng thực hiện trong khuôn khổ nhất định nhằm duy trì các hoạt động của nhà trường. Vì vậy xây dựng các nội quy, quy định, quy ước của một tập thể là nhiệm vụ quan trọng và rất cần thiết của người đứng đầu quản lý chỉ đạo các hoạt động của tập thể. Căn cứ nội dung các văn quy định để xây dựng nội quy, quy định rõ vai trò, trách nhiệm và các quy ước tập thể để thực hiện nhiệm vụ của các cá nhân trong đơn vị. Quy chế này được thông qua và thống nhất trong hội nghị viên chức: Đối với cán bộ: Gương mẫu chấp hành chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, thực hiện nghiêm túc thời gian công vụ, thực hiện tốt quy tắc ứng xử, quy chế văn hóa, học tập và làm theo đạo đức phong cách Hồ Chí Minh (Không hạch sách gây phiền hà cho giáo viên, nhân viên, phụ huynh, 7/22