Báo cáo biện pháp Một số hình thức dạy trẻ 24 - 36 tháng phát triển nhận thức trong hoạt động nhận biết tập nói
Trẻ 24-36 tháng mới phát âm được một đến 2 từ, lời nói của trẻ còn chưa rõ ràng mạch lạc, vốn từ của trẻ còn ít, đa số các cháu còn nói ngọng, nói lắp, nói không rõ chữ, rõ ý, hay lặp lại các câu nói của cô. Mặt khác các cháu còn nhỏ nên thường có phản ứng chậm chạp hoặc rất khó khăn để hiểu những yêu cầu của cô giáo. Vì bộ máy phát âm của trẻ còn yếu ớt rất nhạy cảm và còn tiếp tục hoàn chỉnh cùng với sự phát triển chung của cơ thể.
Thông qua quá trình quan sát ở những giờ hoạt động nhận biết tập nói, tôi thấy các cháu rất thích được trò chuyện, thích được giao tiếp và thích được nói nhưng vì ngôn ngữ vốn từ còn hạn chế, các cháu sử dụng ngôn ngữ thụ động nhiều trẻ rất muốn nói những lại không thể diễn đạt được hết những suy nghĩ yêu cầu của mình dẫn đến tình trạng cô hiểu sai ý trẻ, hoặc có một số cô không hiểu trẻ nói gì, không đáp ứng được nhu cầu của trẻ khiến trẻ sợ đến lớp.
Bản thân tôi là một giáo viên được trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Tôi thấy mình phải có trách nhiệm nhận thức đầy đủ về vị trí và tầm quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhà trẻ thông qua hoạt động nhận biết tập nói.
File đính kèm:
- bao_cao_bien_phap_mot_so_hinh_thuc_day_tre_24_36_thang_phat.docx
- gdnhatre_Van_mamnonlythuongkiet.pdf
Nội dung text: Báo cáo biện pháp Một số hình thức dạy trẻ 24 - 36 tháng phát triển nhận thức trong hoạt động nhận biết tập nói
- UBND QUẬN HOÀN KIẾM TRƯỜNG MẦM NON LÝ THƯỜNG KIỆT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Một số hình thức dạy trẻ 24 - 36 tháng phát triển nhận thức trong hoạt động nhận biết tập nói Lĩnh vực/ Môn: Giáo dục nhà trẻ Cấp học: Mầm non Họ và tên: Nguyễn Thị Vân Chức vụ: Giáo viên lớp Nhà trẻ ĐT: 01222265255 Email: khoatran0908@gmail.com Đơn vị công tác: Trường mầm non Lý Thường Kiệt Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội Hoàn Kiếm, tháng 4 năm 2018 1
- I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trẻ 24-36 tháng mới phát âm được một đến 2 từ, lời nói của trẻ còn chưa rõ ràng mạch lạc, vốn từ của trẻ còn ít, đa số các cháu còn nói ngọng, nói lắp, nói không rõ chữ, rõ ý, hay lặp lại các câu nói của cô. Mặt khác các cháu còn nhỏ nên thường có phản ứng chậm chạp hoặc rất khó khăn để hiểu những yêu cầu của cô giáo. Vì bộ máy phát âm của trẻ còn yếu ớt rất nhạy cảm và còn tiếp tục hoàn chỉnh cùng với sự phát triển chung của cơ thể. Thông qua quá trình quan sát ở những giờ hoạt động nhận biết tập nói, tôi thấy các cháu rất thích được trò chuyện, thích được giao tiếp và thích được nói nhưng vì ngôn ngữ vốn từ còn hạn chế, các cháu sử dụng ngôn ngữ thụ động nhiều trẻ rất muốn nói những lại không thể diễn đạt được hết những suy nghĩ yêu cầu của mình dẫn đến tình trạng cô hiểu sai ý trẻ, hoặc có một số cô không hiểu trẻ nói gì, không đáp ứng được nhu cầu của trẻ khiến trẻ sợ đến lớp. Bản thân tôi là một giáo viên được trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Tôi thấy mình phải có trách nhiệm nhận thức đầy đủ về vị trí và tầm quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhà trẻ thông qua hoạt động nhận biết tập nói. Tôi luôn trăn trở suy nghĩ tìm ra những giải pháp, biện pháp tối ưu nhất để trẻ được tiếp thu một cách có hiệu quả đáp ứng được yêu cầu giáo dục hiện nay, chính vì vậy tôi chọn đề tài “Một số hình thức dạy trẻ 24 – 36 tháng phát triển nhận thức trong hoạt động nhận biết tập nói” để làm đề tài nghiên cứu. II.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm Hoạt động nhận biết tập nói giúp trẻ nhận biết và tập nói về tên gọi và một số đặc điểm nổi bật của các đối tượng gần gũi xung quanh để tăng thêm vốn từ và mở rộng hiểu biết về thế giới xung quanh. Những kiến thức mà trẻ nắm được ở hoạt động này là một quá trình quan sát, ghi nhớ, tư duy, tưởng tượng. Từ đó thấy được ý nghĩa quan trọng của ngôn ngữ và thấy rằng việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhà trẻ thông qua hoạt động nhận biết tập nói là công việc hàng đầu của giáo dục, giúp trẻ không chỉ biết lắng nghe để thể hiện suy nghĩ, tình cảm và ý kiến của mình mà còn chuẩn bị cho việc làm quen với văn học và chữ viết ở những lớp học trên. Đối với trẻ 24 -36 tháng có trẻ nói ít, chậm nói, chưa biết nói, vậy để phát triển cũng cố vốn từ cho trẻ thì ngoài việc giáo viên có kỹ năng sư phạm tốt cũng cần phải cho trẻ có cơ hội được trải nghiệm, học hỏi thông qua các hình 2
- luôn nghiên cứu kĩ giáo án thì mới vận dụng các phương pháp, biện pháp giảng dạy tạo cho trẻ cảm giác gần gũi, vui vẻ, kích thích trẻ thích tham gia vào hoạt động chính tìm hiểu và nhận thức về thế giới xung quanh cùng cô. Ngoài việc tôi phải chuẩn bị giáo án kĩ càng ra tôi còn cần phải chuẩn bị đồ dùng, tranh ảnh vật thật, mô hình sinh động, hấp dẫn, mới lạ. *Ứng dụng công nghệ thông tin: Ví dụ: trong tiết Nhận biết tập nói: Khuôn mặt đáng yêu của bé Sử dụng hình ảnh khuôn mặt và hỏi trẻ, trò chuyện dãn dắt trẻ vào chủ đề cơ thể bé Trong khi quan sát, cô cho trẻ chỉ vào từng bộ phận trên khuôn mặt và cho trẻ nhắc lại. Ví dụ: Cô chỉ vào đôi mắt, và hỏi trẻ đây là gì? ( để cho trẻ nói) sau đó cô nhắc lại đây là đôi mắt, bây giờ các con hãy nói lại cùng cô nào! “Đôi mắt” cho trẻ nói đi nói lại 2 – 3 lần, tương tự như vậy cô cho trẻ quan sát và gọi tên một sô bộ phận khác của trên khuôn mặt và nói tác dụng của các bộ phận. * Sử dụng hình ảnh: Giúp trẻ cảm nhận và nắm được nội dung thông qua hình ảnh bằng các hình thức: Ví dụ: Với con gà : Con gì gáy Ò Ó o o! Cho trẻ giả làm gà gáy ò ó o Tôi có thể sử dụng hình ảnh con gà đang gáy tạo sự hấp dẫn cho trẻ. Với hình ảnh cụ thể, đẹp mắt cô có thể dễ dàng chỉ cho trẻ quan sát và cụ thể hơn về các bộ phận của con gà trống. Thông qua mỗi hình thức làm quen với một số con vật gần gũi trẻ thì trẻ được củng cố, nói nhiều lần sao cho chính xác từ và tên các con vật cần làm quen và tìm hiểu thêm về một số bộ phận đơn giản của con vật đang tìm hiểu (mỏ , chân , cánh món ăn yêu thích ) tôi cho trẻ chơi trò chơi lấy thức ăn cho gà vịt. Lúc đầu trẻ nói tên con vật to, rõ ràng cùng cả lớp 2-3 lần . Sau đó cô mời cá nhân, nhóm, cả lớp nói thật to rỏ ràng, mạch lạc: 5-6 trẻ . * Sử dụng vật thật: Cho trẻ nhận biết về các đồ chơi bé thích Tôi chuẩn bị các đồ chơi bé thích thật gần gũi với trẻ có màu sắc rõ ràng để trẻ dễ quan sát và nhận biết tập nói Tôi cho trẻ sờ, cầm trên tay để trẻ có thể cảm nhận được màu sắc hình dạng thông qua hoạt động này trẻ sẽ nhớ lâu hơn và có thể nhận biết được màu sắc, hình dạng của từng loại đồ chơi một cách nhanh chóng, chính xác. 4
- 3.3. Thông qua hoạt động ngoài trời Trong hoạt động ngoài trời trẻ được hòa mình với thiên nhiên nắng gió chan hòa rất thích hợp để kích thích trẻ tìm tòi và giải phóng năng lượng. Khi trẻ tham gia chơi các trò chơi được cô giáo hướng dẫn qua đó trẻ được nghe và trả lời các câu hỏi tăng thêm sự hiểu biết và nhận thức. 3.4. Thông qua hoạt động chiều Giờ hoạt động chiều tôi thường tổ chức cho trẻ các trò chơi thoải mái, tự do và thư giãn sau một ngày để trẻ không thấy mệt mỏi để trẻ luôn thấy hào hứng phấn khởi 3.5.Phương pháp hướng dẫn phải dựa vào trẻ lấy trẻ làm trung tâm Trong giờ học hãy để trẻ tự thể hiện, cô nên đưa ra câu hỏi gợi ý và luôn là người động viên, khuyến khích trẻ sáng tạo. Trẻ cần được động viên để thể hiện ý muốn, tình cảm, cảm xúc và những hiểu biết của trẻ đối với sự vật, trẻ muốn được lựa chọn vì vậy đòi hỏi tôi phải tạo cho trẻ có nhiều cơ hội để học tìm hiểu thực tế. Tạo môi trường trong lớp học và tận dụng tất cả không gian trong và ngoài lớp học nhằm tạo điều kiện cho trẻ được học, được trải nghiệm, được khám phá mọi lúc, mọi nơi. Cần phải xây dựng tổ chức môi trường giáo dục, tạo nhiều cơ hội cho trẻ học bằng nhiều cách khác nhau và tôi tự thiết kế kế hoạch giảng dạy để dạy trẻ đạt kết quả tốt nhất, căn cứ vào khả năng, nhu cầu học tập, kinh nghiệm sống của trẻ để xác định mục tiêu, nội dung cụ thể trong từng hoạt động và đảm bảo tốt mục tiêu giáo dục đề ra. Việc đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ trong quá trình tham gia các hoạt động giáo dục tại trường. Việc sáng tạo trong việc làm đồ dùng, đồ chơi phong phú, đa dạng mang tính giáo dục và thẩm mỹ. Từ đó, trẻ mạnh dạn, tự tin, tích cực, chủ động, tư duy, sáng tạo, thích thú tìm tòi, khám phá trong quá trình tham gia các hoạt động giáo dục ở trường, ở lớp. 3.6.Phối hợp với phụ huynh: Đối với trẻ mầm non ở trường thì có cô, về nhà thì có mẹ. Vì vậy công tác phối hợp giữa cô và mẹ là điều rất cần thiết cho việc chăm sóc giáo dục trẻ, trong đó sự phát triển nhận thức cũng cần quan tâm đúng mức. Để làm được điều này giáo viên phải thường xuyên trao đổi với phụ huynh về việc học tập của trẻ ở trường, những hoạt động nào trẻ thực hiện tốt thì phát huy , những hoạt động còn hạn chế giáo viên cùng phụ huynh nhắc nhở khắc phục. Khi dạy trẻ nhận biết tập nói phụ huynh cần lưu ý. Nên dạy trẻ nhận biết tất cả các sự vật xung quanh trẻ gần gũi phù hợp với trẻ, các bậc phụ huynh quan tâm hơn đến 6
- trẻ cũng rất là thoải mái, vui vẻ tạo tiền đề đầu tiên và là yếu tố cần thiết để giúp trẻ tự tin học tốt các hoạt động ở các độ tuổi tiếp theo. 3.Bài học kinh nghiệm Với các hình thức tôi thực hiện trong năm học vừa qua đã thu được kết quả đáng mừng. Vậy muốn có được kết quả tốt trong gây hứng thú cho trẻ tham gia phát triển nhận thức thông qua hoạt động nhận biết tập nói tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau: - Trước tiên tôi phải hiểu và nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lí của trẻ lứa tuổi nhà trẻ. Cô luôn tôn trọng và đồng cảm tạo nên không khí vui tươi, cởi mở, lôi cuốn trẻ hứng thú tham gia hoạt động nhận biết tập nói một cách thoải mái và tự tin. - Giáo viên phải biết trau dồi và phối hợp chặt chẽ để góp phần tạo điều kiện cho trẻ hình thành các kỹ năng giao tiếp là rất cần thiết. Luôn tạo không khí vui chơi, thoải mái cho trẻ, động viên trẻ đi học đều tạo điều kiện thuận lợi cho việc tham gia các hoạt động ở lớp nói chung và hoạt động nhận biết tập nói nói riêng. Cô giáo yêu nghề, mến trẻ, tận tâm với công việc của mình. - Chú trọng vào việc rèn nếp cho trẻ mọi lúc mọi nơi luôn học hỏi tìm tòi để làm đồ dùng nâng cao cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động nhận biết tập nói của trẻ, tạo môi trường cho trẻ hoạt động. Quá trình giảng dạy cô phải quan tâm đến khả năng của từng trẻ để có biện pháp bồi dưỡng kịp thời. - Lên kế hoạch tuyên truyền kết hợp chặt chẽ giũa gia đình và nhà trường để có sự giáo dục đồng bộ. - Lồng ghép các hoạt động nhận biết tập nói vào các hoạt động và các môn học khác: tích hợp dạy trẻ nhận biết tập nói thông qua hoạt động góc, cần tiến hành từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. - Trong quá trình đổi mới phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, cô giáo là người gợi mở dẫn dắt trẻ. 4.Ý kiến đề xuất Bản thân tôi mong muốn được tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên đề tạo hình để học tập nâng cao kỹ năng chuyên môn của bản thân. 8
- (Trẻ nhận biết đồ chơi bé thích) (Trẻ chơi trò chơi Giấu tay) 10
- (Trẻ tham gia nhận biết hình dạng và màu sắc) 12
- (Trẻ tham gia hoạt động ngoài trời) 14
- VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Kế hoạch giáo dục năm học 2017 - 2018 2. Sách chương trình giáo dục mầm non 3. Sách hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non nhà trẻ (3-36 tháng tuổi) 16